2.2 Thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh dịch vụ di động của Viettel
2.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược của công ty
a. Nhân tố thuộc môi trường kinh tế
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rất cao, chỉ sau Trung Quốc trong khu vực Châu Á. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2003-2009 đạt 7,4%, cũng theo đó mà thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên, điều đó được thể hiện qua bảng 2.15.
Bảng 2.13: Tổng sản phẩm trong nước hằng năm theo giá thực tế
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009
GDP
(Tỷ đồng) 715.307 839.211 973.790 1.143.317 1.477.717 1.645.481 Tốc độ
tăng GDP (%)
7,79 8,43 8,20 8,48 6.18 5.32
GDP/
người (nghìn
đồng)
8.720 10.098 11.580 13.428 17.141 22.800
(Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2009)
THU NHẬP GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI HÀNG NĂM
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 22000 24000
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
GDP
Hình 2.3: Sơ đồ thu nhập bình quân đầu người hằng năm giai đoạn 2004- 2009
Nhìn chung nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây chính là cơ hội phát triển thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia thị trường
dịch vụ di động vì khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu dịch vụ di động tăng lên rất nhanh, thị trường sẽ phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên gần đây có những biến động về giá, khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng bất lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đó là tình hình lạm phát tăng cao rất nhanh trong một thời gian ngắn làm giá cả tăng vọt, dẫn đến chi phí cho cung cấp dịch vụ tăng lên trong khi đó người tiêu dùng lại phải cân nhắc để sử dụng hợp lý nguồn tài chính của mình, nguy cơ làm giảm chi tiêu cho dịch vụ di động (xem Hình 2.3).
Cùng với những biến động về giá là sự biến động của lãi suất cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay các ngân hàng thi nhau ồ ạt tăng lãi suất huy động tạo ra những lợi thế cho người gửi tiền nhưng lại làm cho chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng lên, gây khó khăn trong việc tìm nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì thế trong khi xây dựng chiến lược công ty luôn quan tâm đến các biến cố thuộc môi trường kinh tế để có thể đưa ra một chiến lược phù hợp với từng thời kỳ chiến lược.
b. Môi trường chính trị luật pháp
Việt Nam đi theo nguyên mẫu xã hội chủ nghĩa đơn đảng. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong những năm qua đất nước không ngừng đổi mới, chính trị xã hội luôn ổn định, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao. Hiện nay Việt Nam được đánh giá là một thị trường hấp dẫn và tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài. Với bối cảnh như vậy tạo ra nhiều thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển mạnh đặc biệt là ngành bưu chính viễn thông.
Trong mấy năm vừa qua, luật pháp đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tạo sự cạnh tranh công bằng hơn cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Và lĩnh vực bưu chính viễn thông cũng vậy, Chính phủ đã cho phép nhiều doanh nghiệp tham gia vào khai thác thị trường di động tại Việt Nam, xoá bỏ thế độc quyền trong cung cấp dịch vụ này.
Bộ Bưu chính Viễn thông tiếp tục duy trì chính sách khuyến khích cạnh tranh, giảm độc quyền bằng nhiều chính sách, quản lý bằng Pháp lệnh bưu chính viễn thông tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới đi lên.
Về xu hướng quản lý giá cho thấy giá cước sử dụng dịch vụ di động cũng như cước viễn thông liên tục giảm, giờ đây giá cước sử dụng dịch vụ di động chỉ còn giá cước trong nước và giá cước quốc tế.
Gần đây, tháng 6/2007 Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã thông báo thả nổi giá cước dịch vụ di động nhằm tạo bước cạnh tranh bình đẳng hơn trên thị trường di động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Khi thị trường di động Việt Nam chưa bão hoà, các doanh nghiệp chạy đua để giành giật thị phần, phát triển thuê bao thì công cụ hữu hiệu nhất mà các nhà cung cấp đang sử dụng hiện nay là giảm giá cước dịch vụ vì mức cước hiện nay vẫn còn có thể giảm được nữa.
Tuy nhiên, đến tháng 05/2010, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy định hoạt động khuyến mãi đối với dịch vụ thông tin di động và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2010. Với quy định này, các doanh nghiệp viễn thông sẽ không được thực hiện các chương trình lạm dụng khuyến mãi để cạnh tranh không lành mạnh bằng cách bán phá giá chẳng hạn hay là cho không SIM làm lãng phí kho số viễn thông. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tập trung nhiều hơn vào việc giảm bớt chi phí, hạ giá thành và hạ giá cước dịch vụ, cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt hơn nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình, trên cơ sở đó phát triển một cách bền vững.
Xu hướng giảm giá cước viễn thông vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường di động. Cùng với hội nhập kinh tế như hiện nay thì sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào khai thác thị trường di động đầy tiềm năng của chúng ta và do đó cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn. Doanh nghiệp nào không có chiến lược đúng đắn sẽ bị đào thải khỏi cuộc chơi trên thương trường.
c. Môi trường khoa học công nghệ
Ngày nay khoa học công nghệ có bước phát triển như vũ bão, mỗi ngày thế giới lại chứng kiến một loạt những phát minh mới hoặc những cải tiến mới làm thay đổi toàn cảnh khoa học công nghệ của thế giới. Công nghệ trong lĩnh vực viễn thông cũng vậy, các thế hệ công nghệ liên tiếp được nghiên cứu và thử nghiệm rồi được ứng dụng vào khai thác dịch vụ di động. Hiện nay công nghệ GSM vẫn là công nghệ di động phổ biến nhất trên toàn cầu với khoảng 81,45%
trong 5 năm qua trên toàn thế giới khá ổn định, năm sau tăng so với năm trước khoảng 29,3% (nguồn: Thông cáo báo chí GSMA tại cuộc họp về 3G tại Việt Nam, năm 2009). Ngày nay công nghệ GSM và công nghệ 2,5G đã và đang khẳng định ưu thế vượt trội của mình trong phân đoạn thị trường trên toàn cầu và đạt hơn 3 tỷ thuê bao cuối năm 2009.
Dự báo từ năm 2010, tốc độ phát triển thuê bao GSM sẽ chậm lại do có sự thay thế của các công nghệ cao hơn như công nghệ 3G và 3,5G. Công nghệ 3G sẽ là xu thế chung của tất cả các nhà khai thác dịch vụ di động trên thị trường, mang lại cho các thuê bao nhiều dịch vụ đồng thời là cơ hội để các nhà khai thác thị trường tăng mức lợi nhuận trên mỗi thuê bao. Hiện nay, 3G đã được triển khai tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép đang trong giai đoạn triển khai cung cấp dịch vụ 3G.
Doanh nghiệp khai thác dịch vụ viễn thông phải chú ý đến xu hướng thay đổi công nghệ của thị trường thế giới để lựa chọn và đầu tư công nghệ cho mình, tránh trở thành người đi sau trong cung cấp dịch vụ di động.
d. Môi trường văn hoá xã hội
Môi trường văn hoá của chúng ta tương đối đa dạng nhưng cơ bản vẫn là văn hoá dựa trên nền sản xuất nông nghiệp. Việt Nam là nước có dân số đông đứng thứ 13 trên thế giới với khoảng 85,789 triệu dân, 70,4% dân số sống ở nông thôn. Với sự phát triển dân số như hiện nay sẽ dẫn đến sự tăng mạnh lực lượng lao động những người đưa ra quyết định tiêu thụ và kiểu hộ gia đình nhỏ sẽ kích thích tiêu dùng.
Ngày nay giới trẻ có lối sống ngày càng cao và những nhu cầu ngày càng tăng lên liên quan đến thời trang, sức khoẻ và du lịch. Người tiêu dùng đang tập trung vào cuộc sống hiện đại và sống thuận tiện, do đó họ thích các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đem lại những hình ảnh về địa vị xã hội hoặc vai trò quan trọng. Đồng thời ngày nay sự bình đẳng nam nữ đã khiến cho ngày càng nhiều phụ nữ có địa vị cao trong xã hội và họ cũng trở thành lực lượng kiếm tiền nuôi sống gia đình, đó là một bộ phận không nhỏ của thị trường.
Mặt khác văn hoá truyền miệng ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thị sản phẩm và dịch vụ mới. Vì vậy các doanh nghiệp cần chú ý làm hài lòng khách hàng của mình bằng chất lượng dịch vụ, đó chính là cách quảng cáo tốt nhất và hữu hiệu nhất mà doanh nghiệp nên áp dụng.
e. Môi trường tự nhiên
Đối với các nhà khai thác dịch vụ viễn thông thì môi trường tự nhiên cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cung cấp dịch vụ di động tới khách hàng.
Các điều kiện thời tiết, khí hậu xấu có thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng các cuộc gọi của khách hàng. Ngoài ra các nhà khai thác dịch vụ cần chú ý đến điều kiện địa hình của từng vùng để có kế hoạch xây dựng trạm thu phát sóng cho phù hợp, nâng cao chất lượng phủ sóng.
2.2.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường ngành a. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
Dịch vụ điện thoại di động được cung cấp tại Việt Nam vào năm 1994 với khoảng 3000 thuê bao. Đến cuối năm 2002 số thuê bao di động của Việt Nam đạt gần 1,8 triệu thuê bao với 2 nhà cung cấp chủ yếu là MobiFone và VinaPhone. Đến hết năm 2009, thị trường di động của Việt Nam đã có 7 nhà cung cấp dịch vụ trong đó có 5 mạng sử dụng công nghệ GSM và 2 mạng sử dụng công nghệ CDMA. Cuối năm 2009, tổng thuê bao di động hoạt động bình thường của các mạng gấp hàng chục lần số thuê bao có ở cuối năm 2002. Tốc độ phát triển thuê bao di động từ năm 2002 đến năm 2008 trung bình năm sau cao gấp 2 lần năm trước. Từ năm 2009, tốc độ phát triển thuê bao di động đã giảm dần, đến năm 2010 thị trường di động Việt Nam sẽ bão hòa và tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại, trung bình khoảng 4%/năm.
Tỷ lệ thuê bao sử dụng công nghệ GSM chiếm khoảng 92% trong tổng thuê bao hiện có cuối năm 2009, các mạng sử dụng công nghệ GSM là Viettel, MobiFone, VinaPhone hiện giữ trong tay những thị phần rất lớn; Tỷ lệ khách hàng sử dụng di động công nghệ CDMA chỉ chiếm khoảng 8% chia đều cho các mạng còn lại là S-Fone, EVN Mobile.
* MobiFone (VMS)
Đây là nhà cung cấp đầu tiên tham gia vào thị trường di động của Việt Nam với công nghệ GSM. VMS là một công ty thuộc VNPT, bắt đầu hoạt động từ năm 1994. Năm 1995, Chính phủ phê duyệt hợp đồng BCC của VMS với nhà điều hành viễn thông Comvik của Thụy Điển để xây dựng mạng điện thoại di động toàn quốc với tổng số vốn đầu tư khoảng 340 triệu USD trong vòng 10 năm (đầu tư thiết bị phía nước ngoài là khoảng 110 triệu USD).
Đến hết năm 2009, MobiFone có khoảng 25 triệu thuê bao, chiếm khoảng 28% thị phần di động của cả nước, đứng thứ hai trên thị trường di động của Việt Nam (nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2010 của Mobifone). Trong kinh doanh, MobiFone đã xây dựng hình ảnh thương hiệu khá thành công nhờ có hệ thống CSKH và kênh phân phối khá hiệu quả.
Những ưu thế của MobiFone :
− Là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên cung cấp dịch vụ thông tin di động trên 10 năm tại Việt Nam, hiện MobiFone đã thu hút được cho mình những lớp khách hàng có thu nhập cao nhất.
− Thị trường lớn nhất của MobiFone là tại Miền Nam, tại đây MobiFone luôn dẫn đầu về thương hiệu, hình ảnh và doanh số bán hàng.
− Đã có trên 10 năm kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ di động, có đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo và có trình độ cao.
Điểm yếu của MobiFone:
Là việc hạn chế của hơp tác kinh doanh trên cơ sở BCC trong việc ra các quyết định và chi phối của Tổng công ty Viễn thông Việt Nam.
* VinaPhone (GPC)
Là mạng di động của công ty Dịch vụ Viễn thông GPC do VNPT quản lý, chính thức cung cấp dịch vụ vào khoảng tháng 06/2006. Do có lợi thế trong việc sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của VNPT nên chỉ sau 1 năm, GPC đã phủ sóng toàn quốc. Tính đến hết năm 2002, số thuê bao di động của GPC đạt khoảng 1,1 triệu thuê bao, chiếm 60% thị phần di động (nguồn: www.gpc.vnn.vn).
Đến hết năm 2009, thị phần của VinaPhone vào khoảng 25%, đứng thứ 3 trên thị trường di động của Việt Nam (nguồn: www.mic.gov.vn).
Những ưu thế của Vinaphone:
− Điểm mạnh nhất của mạng Vinaphone là có sự hậu thuẫn về đầu tư, nguồn lực của VNPT- Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
− Khách hàng của Vinaphone thường là các tổ chức cá nhân có thu nhập cao. Mặc dù mức cước của Vinaphone khá cao so với các đối thủ nhưng khách hàng vẫn lựa chọn Vinaphone vì họ muốn được coi mình là người sành điệu, đẳng cấp.
− Chuyển vùng quốc tế lớn.
Điểm yếu.
− Hệ thống quản lý cồng kềnh khó triển khai thực hiện một quyết định kinh doanh đồng thời.
− Đội ngũ nhân viên có trình độ không cao và thiếu tính chuyên nghiệp.
* Sài Gòn Postel (SPT):
Được phép cung cấp dịch vụ điện thoại di động từ năm 1996, sau một thời gian dài chuẩn bị, tháng 07/2003, SPT đã chính thức đưa mạng di động sử dụng công nghệ CDMA Sfone ra thị trường di động VN. Sự ra đời của SFone mang đến cho người tiêu dùng một thị trường viễn thông cạnh tranh và nhiều sự lựa chọn mới.
Sau hơn 4 năm cung cấp dịch vụ, đến cuối năm 2009, Sfone đã đạt được gần 3 triệu thuê bao với thị phần khoảng 2%. Hiện nay Sfone đã phủ sóng 64/64 tỉnh thành trên cả nước. Trong thời gian vừa qua, vùng phủ sóng là một trong những nguyên nhân chính hạn chế sự phát triển của mạng 095.
Những điểm mạnh của mạng 095:
− Có tiềm lực tài chính
− Có yếu tố nước ngoài sẽ trợ giúp mạnh về mặt kỹ thuật, kinh doanh, tổ chức bán hàng và các chính sách đối với khách hàng.
Điểm yếu :
− Cơ sở hạ tầng kém, công nghệ đòi hỏi chi phí đầu tư lớn.
− Thiết bị cầm tay không đa dạng.
− Hạn chế tính tương thích của công nghệ CDMA với công nghệ GSM, do đó người sử dụng buộc phải dùng máy của Sfone mới có thể liên lạc được.
* EVNTelecom:
Chính thức cung cấp dịch vụ điện thoại di động CDMA vào tháng 07/2006.
Sau hơn 3 năm kể từ khi cung cấp dịch vụ, số thuê bao của EVN Mobile vào khoảng 3 triệu thuê bao, chiếm thị phần khiêm tốn ở mức 3%.
EVN Telecom có những ưu điểm là cơ sở hạ tầng mạnh của tập đoàn điện lực Việt Nam, đây là ưu thế mà một doanh nghiệp khi mới tham gia thị trường rất khó có thể đạt được.
Tuy nhiên mạng 096 có nhược điểm cũng giống như mạng 095 đó là khách hàng buộc phải sử dụng máy điện thoại của hãng mà không được dùng máy khác. Hơn nữa hệ thống kênh phân phối của hãng ít, không thân thiện, ít có các chương trình khuyến mãi do đó khó lôi kéo được khách hàng sử dụng dịch vụ, không những thế họ còn có thể bị mất khách hàng do khách hàng chuyển sang dùng mạng di động khác.
* Vietnam Mobile:
Chính thức cung cấp dịch vụ điện thoại di động CDMA vào tháng 01/2007 và đặt mục tiêu đạt 1 triệu thuê bao trong năm 2007, tuy nhiên, sau hơn 1 năm cung cấp dịch vụ di động, HT Mobile đã không đạt được mục tiêu đã đề ra, tổng thuê bao của HT chưa đầy 200.000 thuê bao, chiếm khoảng 0.55% thị phần di động cả nước. Do vậy tháng 01/2009 đã nộp hồ sơ xin chuyển sang công nghệ GSM với thương hiệu mới là Vietnam Mobile và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Hiện nay, thuê bao của Vietnammobile ước đạt hơn 1 triệu thuê bao, chiếm 1% thị phần di động. (nguồn: www.mic.gov.vn)
Vietnam Mobile có nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá cước sử dụng cũng đã thu hút được một khối lượng khách hàng. Tuy nhiên hạn chế của mạng này là cơ sở hạ tầng kém, vùng phủ hẹp.
(Nguồn: www.mic.gov.vn) Hình 2.4: Thị phần các mạng di động cuối năm 2009
Bảng 2.14: Tổng hợp so sánh ưu thế cạnh tranh của Viettel telecom với các đối thủ cạnh tranh chính
Chỉ tiêu Vinaphone Mobifone Viettel
1. Cơ sở hạ tầng
- Vùng phủ sóng rộng, tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu tại các khu vực đông dân cư, khu đô thị.
- Vùng phủ sóng rộng, tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu tại các khu vực đông dân cư, khu đô thị.
- Vùng phủ sóng lớn nhất, với số lượng BTS, tổng đài bằng cả Vinaphone và Mobifone cộng lại.
2. Tài chính
- Có sự hậu thuẫn về đầu tư và nguồn lực từ VNPT
- Nguồn tài chính lớn, tuy nhiên bị hạn chế bởi hợp tác kinh doanh trên cơ sở BCC.
- Có nguồn tài chính lớn nhất do được hỗ trợ và đầu tư mạnh từ Bộ Quốc phòng.
3. Chất lượng dịch vụ
- Hay bị nghẽn mạng vào các dịp lễ tết.
- Sóng khu vực vùng sâu, vùng xa thường yếu, thậm chí không có sóng
- Dịch vụ giá trị gia tăng chưa phong phú
- Hay bị nghẽn mạng vào các dịp lễ tết.
- Sóng khu vực vùng sâu, vùng xa thường yếu, thậm chí không có sóng
- Dịch vụ giá trị gia tăng phong phú
- Chất lượng thoại ổn định
- Dịch vụ giá trị gia tăng chưa phong phú
4. Giá
- Mức giá cước cao;
khách hàng thường là các tổ chức cá nhân có thu nhập cao
- Mức giá cước cao;
khách hàng thường là các tổ chức cá nhân có thu nhập cao
- Có thế mạnh về mức giá thấp, thu hút được nhiều đối tượng khách hàng ở vùng nông thôn, khách hàng có thu nhập thấp học sinh, sinh viên.
5. Kênh phân phối
- Kênh phân phối đại lý tư nhân còn yếu, chủ yếu vẫn là hệ thống đại lý của bưu
- Kênh phân phối tư nhân còn yếu, chủ yếu vẫn là hệ thống đại lý của bưu điện đã được
- Hệ thống kênh phân phối rộng khắp đã được triển khai tới mức thôn, xã.