Khối lượng và thành phần chất thải rắn y tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Hiện trạng phát sinh CTR y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức

3.1.2 Khối lượng và thành phần chất thải rắn y tế

Năm 2016, theo thống kê của bệnh viên đa khoa Hoài Đức, bệnh viện đã chăm sóc và điều trị nội trú cho 13.305 bệnh nhân, phẫu thuật cho 1.461 bệnh nhân, xét nghiệm 420.519 lượt, chụp Xquang 31.804 lượt. Với quy mô và số lượng người đến khám, chữa bệnh khá cao. Bệnh viện đa khoa Hoài Đức cũng phải đối mặt với vấn đề đó là rác thải y tế của bệnh viện ngày càng gia tăng cả về chất thải sinh hoạt cũng như rác thải lây nhiễm, nguy hại.

Theo kết quả điều tra cho thấy, khối lượng CTRYT nguy hại phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân, do đó khối lượng CTRYT không ổn định theo thời gian. Bảng 3.2 là khối lượng CTRYT nguy hại 6 tháng cuối năm 2016 tại bệnh viện:

Bảng 3.1: Khối lượng CTRYT 6 tháng cuối năm 2016 tại bệnh viện Hoài Đức

Tháng Khối lượng (kg)

Tháng 7 691

Tháng 8 733

Tháng 9 786

Tháng 10 856

Tháng 11 906

Tháng 12 1001

(Nguồn: Sổ giao nhận CTRYT nguy hại - Khoa KSNK - BV Hoài Đức) Khối lượng CTRYT nguy hại có chiều hướng tăng dần về các tháng cuối năm. Khối lượng giữa các tháng chênh lệch nhau khoảng từ 30 – 100 (kg). Từ đó, bệnh viện cần chú trọng công tác quản lý CTRYT hơn về cuối năm.

Theo báo cáo kết quả công tác quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện đa khoa Hoài Đức năm 2014 - 2016 thì khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại được thể hiện qua biểu đồ như sau:

(Nguồn: Báo cáo kết quả quản lý CTRYT bệnh viện đa khoa Hoài Đức năm 2014 – 2016) Biểu đồ 3.1: Khối lượng CTRYT của bệnh viện Hoài Đức năm 2014 – 2016

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy khối lượng CTRYT tại bệnh viện tăng dần qua các năm, khối lượng chênh lệch giữa năm 2014 và 2015 là 720 (kg) và chênh lệch

giữa năm 2015 và 2016 là 716 (kg). Điều này cho thấy, chất thải rắn tăng lên do số bệnh nhân tới khám chữa bệnh gia tăng theo các năm đòi hỏi công tác quản lý CTRYT cần thực hiện chặt chẽ để đảm bảo không bị thất thoát CTRYT ra bên ngoài, tránh ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân.

Qua kết quả điều tra thực tế tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức mỗi ngày thải ra một lượng chất thải rắn y tế nguy hại khoảng 0,125 kg/giường/ngày, tức khoảng 25 kg/ngày, dao động khoảng 8 - 9 tấn/năm. Đây là một con số khá lớn, thành phần chất thải y tế cũng rất đa dạng. Dưới đây là thành phần chủ yếu trong CTRYT tại bệnh viện Hoài Đức.

Bảng 3.2: Thành phần và khối lượng CTRYT năm 2016

Tên chất thải rắn y tế Thành phần Khối

lượng (kg)

Phần trăm (%)

Chất thải lây nhiễm

Chất thải sắc nhọn lây nhiễm

Các vật sắc nhọn và các vật bị gãy, vỡ có dính máu trong khi mổ, khi tiêm truyền; các vật liệu sử dụng trong quá trình khám chữa bệnh.

Ống đựng mẫu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

2.624 28%

Chất thải không sắc nhọn lây nhiễm

Túi đựng máu, bông, gạc thấm máu, thấm dịch, găng tay, dây truyền máu,...

1.685 18%

Chất thải giải phẫu – tế bào)

Bệnh phẩm, phần cơ thể bị cắt bỏ, nhau thai,...

1.781 19%

Dược phẩm Dược phẩm: lọ thuốc, dược phẩm quá hạn,...

3.282 35%

Tổng 9.372 100%

(Nguồn: Báo cáo công tác quản lý CTRYT của bệnh viện Hoài Đức) Từ bảng số liệu được cụ thể hóa bằng biểu đồ 3.2:

Biểu đồ 3.2: Thành phần CTRYT của bệnh viện Hoài Đức

Thành phần chất thải rắn tại bệnh viện rất đa dạng chủ yếu gồm: chai nhựa, bông băng, kim tiêm, ống tiêm, xilanh, bệnh phẩm, lọ thủy tinh đựng dược phẩm,...Chất thải y tế tại bệnh viện chủ yếu là những chất thải trong quá trình tiêm, truyền máu do đó những lọ thủy tinh đựng thuốc thải bỏ trong quá trình tiêm chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 35%, chất thải sắc nhọn lây nhiễm chiếm 28%, sau đó đến chất thải giải phẫu – tế bào chiếm 19% và thấp nhất là chất thải không sắc nhọn lây nhiễm chiếm 18%.

- Các trạm y tế thị trấn, xã

Do số lượng bệnh nhân tới bệnh viện khám chữa bệnh khá cao nên hầu như các trạm y tế hầu như không có bệnh nhân tới điều trị, tại đây chủ yếu phục vụ công tác tiêm phòng cho trẻ em và phụ nữa mang thai vào những ngày cố định trong tháng nên lượng chất thải phát sinh tại các trạm y tế là rất ít. Khảo sát thực tế tại 3 trạm y tế cho thấy số lượt người tới tiêm phòng giữa các trạm y tế chênh lệch nhau khá lớn, tuy nhiên do khối lượng CTRYT phát sinh từ quá trình tiêm phòng không nhiều nên lượng rác y tế tại các trạm y tế cũng không chênh lệch nhau nhiều. Kết quả điều tra tại Trung tâm Y tế dự phòng Hoài Đức (Trung tâm quản lý hoạt động của các trạm y tế huyện) cho biết từ khi thông tư 58/2015/TTLT – BYT – BTNMT được ban hành thì khối lượng CTRYT tại các trạm y tế xã mới được ghi chép vào sổ. Do thông tư bắt đầu có hiệu lực vào ngày 31/12/2015, kế hoạch tập huấn về công tác quản lý CTRYT tại trung tâm cho các trạm y tế xã từ đó mới bắt đầu triển khai lại nên khối lượng CTRYT được ghi chép từ tháng 4/2016. Khối lượng CTRYT nguy hại tại các trạm y tế huyện Hoài Đức được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.3: Khối lượng CTRYT tại các trạm y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức từ tháng 4 đến hết năm 2016 (9 tháng)

STT Tên trạm y tế Khối lượng (kg)

1 TYT thị trấn Trạm Trôi 9

2 TYT Đức Thượng 15

3 TYT Minh Khai 9,5

4 TYT Dương Liễu 19,5

5 TYT Cát Quế 21

6 TYT Tiền Yên 11

7 TYT Đắc Sở 10,5

8 TYT Yên Sở 24

9 TYT Lại Yên 11,5

10 TYT Song Phương 23

11 TYT Vân Côn 14,5

12 TYT An Khánh 29

13 TYT An Thượng 26

14 TYT Đông La 21

15 TYT La Phù 20

16 TYT Vân Canh 21

17 TYT Di Trạch 13

18 TYT Sơn Đồng 18

19 TYT Kim Chung 27,5

20 TYT Đức Giang 14

21 TTYT dự phòng 10

Tổng 368

(Nguồn: Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hoài Đức,2016) Khối lượng CTRYT phát sinh tại các trạm y tế ít, không đồng đều, dao động trung bình khoảng 2 kg CTRYT nguy hại/tháng/1 trạm y tế. Tổng khối lượng trong năm 2016 là 368 kg (9 tháng).

Tiến hành phát phiếu điều tra, khảo sát địa bàn 3 trạm y tế thị trấn Trạm Trôi, xã Đức Giang, Kim Chung nhận thấy đặc thù của các trạm xá gần như giống nhau:

số giường bệnh giao động từ 6 -10 giường nhưng do không có bệnh nhân nội trú nên chỉ sử dụng 2 – 3 giường dùng để khám bệnh, siêu âm,... Thành phần chủ yếu là chất thải sinh hoạt và chất thải y tế nguy hại, lây nhiễm rất ít gồm: bông băng, kim tiêm, lọ thuốc, vỏ xilanh, chai thuốc,...

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w