Đánh giá hiện trạng quản lý CTRYT tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội (Trang 36 - 47)

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2 Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức

3.2.1 Đánh giá hiện trạng quản lý CTRYT tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức

Trong các bệnh viện tuyến huyện thì hầu hết sẽ phân công một khoa trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý CTRYT tại bệnh viện, đó là khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.

Công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện do đồng chí Lê Văn Thuyên chịu trách nhiệm trực tiếp dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn là ThS.

Đoàn Thịnh Trường. Ngoài cán bộ chuyên môn phụ trách về CTRYT, các hộ lý, y tá, lao công cũng có vai trò, trách nhiệm quản lý CTRYT trong bệnh viện tại các khoa, phòng. Trong quá trình vệ sinh và thu gom chất thải rắn trong bệnh viện, cán

bộ chịu trách nhiệm về công tác này đều được trang bị những đồ bảo hộ như : quần áo, găng tay, khẩu trang nhưng vẫn chưa có đồ chuyên dụng cho nhân viên thu gom.

Hiện nay, bệnh viện chỉ có đồng chí Lê Văn Thuyên là nhân viên làm việc tại khoa kiểm soát nhiễm khuẩn kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm về mảng CTRYT tại bệnh viện. Theo điều tra cho thấy, đồng chí Thuyên không phải là cán bộ chuyên ngành về môi trường. Nhưng đồng chí cho biết, bệnh viện đang cử người đi học về chuyên ngành môi trường để phục vụ công tác quản lý chất thải y tế cũng như bảo vệ môi trường tại bệnh viện nhưng hiện chưa có quyết định đưa cán bộ chuyên ngành môi trường về bệnh viện. Tuy vậy, công tác giám sát, kiểm tra quá trình quản lý CTRYT tại bệnh viện tương đối nghiêm ngặt.

Bệnh viện chưa có đội ngũ quản lý môi trường chuyên ngành nên công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện chưa thật sự đồng bộ, quá trình thu gom và vận chuyển chưa thật sự thống nhất. Dưới đây là sơ đồ quy trình quản lý CTRYT tại bệnh viên đa khoa Hoài Đức.

Sơ đồ 3.1: Quy trình quản lý CTRYT tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức Rác thải từ các khoa, phòng được phân loại sơ bộ ngay tại chỗ. Chúng được tập chung vào các túi lớn theo từng loại. Rác thải y tế được phân loại ngay tại các khoa, phòng bằng các sọt rác được lót túi nilon có màu theo quy định; các chất thải y tế sắc nhọn được thu gom bằng các dụng cụ, thiết bị đặc biệt khác sau đó được

Chất thải rắn tại các khoa, phòng

Thu gom và phân loại

Vận chuyển

Tập trung và phân loại

Rác sinh hoạt Rác tái chế Rác y tế nguy hại

HTX Thành Công vận chuyển

Công ty CP Môi trường đô thị và công nghiệp

10 – Urenco 10 Bán cho cơ sở tái

chế

Công ty Môi trường đô thị và công nghiệp 10 – Urenco 10 vận chuyển, xử lý. Rác thải sinh hoạt được tập trung tại một nơi, hằng ngày vào mỗi chiều tối đội vệ sinh của bệnh viện lại chuyển ra trước cổng bệnh viện, nhân viên thu gom rác thải sinh hoạt sẽ mang đến nơi tập kết rác thải sinh hoạt chung của địa phương và HTX Thành Công đến vận chuyển, xử lý. Rác tái chế sẽ được thu gom lại và lưu giữ tại khu nhà phân loại rác sơ bộ của bệnh viện và khi thu gom được số lượng lớn sẽ bán cho cơ sở hoặc người thu mua phế liệu.

Có thể nói, hệ thống quản lý CTRYT tại bệnh viện chưa hoàn thiện nhưng công tác quản lý CTRYT khá tốt, tuân theo quy định của Bộ Y tế, công tác giám sát tương đối chặt chẽ.

b. Đánh giá công tác phân loại, lưu trữ chất thải rắn y tế - Phân loại

Qua quá trình khảo sát, điều tra và thu thập kết quả phiếu điều tra cho thấy quy trình phân loại rác thải y tế tại bệnh viện Hoài Đức được áp dụng theo quy chế của Bộ Y tế làm 4 loại: tái chế, thông thường, lây nhiễm và nguy hại. Tại mỗi khoa lâm sàng và cận lâm sàng đều được trang bị các loại túi và thùng rác với những màu sắc khác nhau theo quy định. Cụ thể:

+ Thùng, túi nilon màu xanh: đựng chất thải sinh hoạt thông thường bao gồm: giấy, báo, tài liệu, khăn, gạc, các đồ dùng và các vật liệu y tế chăm sóc người bệnh không dính máu, thức ăn thừa, vật liệu đóng gói, hoa, lá cây, ...

+ Thùng, túi nilon màu vàng: để thu gom các loại chất lâm sàng không sắc nhọn.

+ Thùng, hộp nhựa màu vàng đựng các vật sắc nhọn, bên ngoài có biểu tượng về nguy hại sinh học: để thu gom các chất thải lâm sàng sắc nhọn như: kim tiêm, bơm tiêm kèm kim tiêm, dao mổ, các lọ thủy tinh dính máu hay các vật sắc nhọn khác…

+ Khoa cận lâm sàng còn có thêm thùng, túi màu đen: để thu gom các chất thải hóa học và chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào.

Công tác phân loại rác tại bệnh viện thực hiện tương đối tốt trong quá trình tiêm hàng ngày cho bệnh nhân. Trên xe tiêm và xe làm thủ thuật được trang bị đầy đủ phương tiện để thu gom chất thải thông thường, tái chế và chất thải sắc nhọn. Cụ thể ngăn dưới của xe tiêm được trang bị 5 thùng rác trong đó có 4 thùng bằng kim loại được lót túi nilon phù hợp với từng loại chất thải (2 thùng lót túi nilong trắng

đựng hộp thuốc và lọ thủy tinh chứa thuốc, 1 thùng lót túi nilon xanh đựng vỏ bơm tiêm (nilon) và 1 thùng lót túi nilon vàng đựng bông băng, gạc thấm trong quá trình tiêm) và 1 thùng bằng kim loại chứa đầu kim tiêm. Hình 3.1 là các thùng rác trên xe tiêm của bệnh viện đa khoa Hoài Đức.

Hình 3.1: Thùng chứa rác trên xe tiêm

Y tá phân loại rác ngay trên xe tiêm sau mỗi lần tiêm cho bệnh nhân, loại rác nào để đúng thùng rác đấy. Sau khi tiêm xong, y tá đẩy xe về buồng tiêm và nhường công việc dọn dẹp, phân loại cụ thể hơn cho hộ lý.

Tại hành lang của bệnh viện đều được đặt các thùng rác để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để rác sinh hoạt hằng ngày. Hệ thống thùng rác sinh hoạt tại bệnh viện không được chú trọng nhiều, phần lớn thùng rác đều đã cũ, không có nắp và nhiều thùng rác chỉ là những thùng nhựa thông thường không đúng quy định. Đa số thùng rác được đặt ở đầu hành lang, cuối hành lang và khoảng giữa của hành lang. Phía trên mỗi hành lang đều được dán bảng hướng dẫn phân loại rác y tế.

Khảo sát quá trình tiêm trong bệnh viện thì CTRYT sau khi tiêm xong được đưa về phòng tiêm, nếu rác đầy, hộ lý sẽ buộc kín và mang sang phòng thủ thuật để trong thùng rác y tế, còn nếu chưa đầy, rác vẫn để trên xe tiêm lưu trữ tại phòng tiêm trong ngày. Rác y tế trong quá trình điều trị, chữa bệnh cho bệnh nhân cũng được hộ lý thu gom, mang tới phòng thủ thuật lưu trữ tạm thời trong ngày.

Qua quá trình khảo sát 6 buồng thủ thuật của 6 khoa (Khoa sản, khoa nhi, khoa nội, khoa tim mạch, khoa khám bệnh, khoa truyền nhiễm) cho thấy các buồng thủ thuật đều được trang bị các thùng chứa rác lây nhiễm, rác thông thường ở mức an toàn và đúng quy định (có nắp, đúng màu sắc, có vạch định mức chứa rác).

Có thể nói, công tác phân loại tại bệnh viện thực hiện khá tốt theo quy định trong thông tư 58/2015/TTLT – BYT – BTNMT. Cụ thể:

- CTRYT được phân loại ngay tại nguồn theo quy định.

- Mỗi khoa, phòng, bộ phận đều đươc bố trí bao bì, dụng cụ chứa CTRYT.

- Tại vị trí đặt bao bì, dụng cụ có bảng hướng dẫn phân loại rác.

Tuy nhiên, công tác phân loại còn một số hạn chế:

- Trên xe tiêm, thùng chứa chất thải sắc nhọn chỉ là thùng kim loại, không có màu vàng và kí hiệu của thùng chứa chất thải sắc nhọn.

c. Đánh giá công tác thu gom chất thải rắn y tế - Thu gom chất thải y tế lây nhiễm

Tại bệnh viện, thời gian thu gom rác thải y tế là 2 lần trong ngày: vào khoảng 8 - 9h sáng và buổi chiều vào khoảng 4 - 5h chiều. Một số trường hợp ngoại lệ chất thải y tế quá nhiều sẽ được thu gom trái giờ để đảm bảo chất lượng quản lý CTRYT.

Rác được chứa trong các thùng có màu sắc được quy định, khi rác đầy tới vạch quy định 2/3 túi đựng chất thải thì hộ lý có trách nhiệm thu gom, buộc chặt túi và chuyển rác từ nơi phát sinh tới nơi tập trung rác thải của khoa, phòng. Chất thải lây nhiễm đã được phân loại riêng tại nguồn nên thuận tiện và an toàn hơn cho hộ lý thu gom rác thải về khu vực lưu giữ chất thải. Hằng ngày, hộ lý tại bệnh viện đến các khoa nhận rác và mang rác đi chỉ bằng những túi nilon màu đã được quy định hoặc được đựng trong thùng thông thường hay được chở trên xe không chuyên dụng tới khu vực tập trung rác của bệnh viện. Trong quá trình thu gom CTRYT, các hộ lý chỉ thực hiện đúng công tác thu gom là buộc chặt túi nilon tránh tình trạng rơi vãi, trang bị bảo hộ lao động (quần áo, găng tay, khẩu trang) và đi theo lối đi vận chuyển CTRYT riêng của bệnh viện.

Hình 3.2: Hộ lý xách tay CTRYT Hình 3.3: Hộ lý vận chuyển CTRYT về khu tâp kết trên xe chở đồ

- Thu gom chất thải y tế thông thường

Chất thải sinh hoạt được lao công trong bệnh viện thu gom riêng. Thông thường, vào mỗi buổi sáng, rác sinh hoạt sẽ được lao công thu gom: rác được buộc chặt sau khi lấy ra từ thùng rác tại các hành lang, sau đó thùng rác sẽ được lau chùi sạch sẽ và lại được lót túi nilon màu xanh bên trong thùng. Rác sẽ được mang tới thùng chứa rác trong khuôn viên bệnh viện. Hoàn thành xong quá trình thu gom rác tại các phòng bệnh, lao công mới vận chuyển lượng rác thải trong thùng chứa đặt tại khuôn viên bệnh viện ra khu tập trung rác thải sinh hoạt của bệnh viện. Đối với quá trình thu gom chất thải sinh hoạt, lao công đã sử dụng các thùng chuyên dụng chở rác tới nơi tập trung rác thải sinh hoạt, tuy nhiên lượng rác trong thùng quá đầy (vượt 2/3 của thùng chứa rác) gây nên tình trạng rơi vãi ảnh hưởng đến mỹ quan bệnh viện và sức khỏe của bệnh nhân.

Đối với chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế, sau khi đã được phân loại tại các khoa, phòng, hộ lý sẽ tới thu gom và vận chuyển tới nhà chứa rác có khả năng tái chế.

Hình 3.4: Thu gom rác sinh hoạt Hình 3.5: Thu gom rác có khả năng tái chế trong bệnh viện

Như vậy, công tác thu gom tại bệnh viện thực hiện đúng theo quy định trong tư 58/2015/TTLT - BYT- BTNMT. Cụ thể:

- Thu gom riêng chất thải lây nhiễm, nguy hại, thông thường và tái chế.

- Quá trình thu gom, túi đựng chất thải được buộc kín.

- Đã quy định tuyến đường và thời điểm thu gom CTRYT.

- Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm là 2 lần/ngày.

Tuy nhiên, quá trình thu gom còn một số hạn chế như:

- Quá trình thu gom CTRYT lây nhiễm không sử dụng thùng chuyên dụng mà chỉ bằng những thùng thông thường không có nắp đậy.

- Một số hộ lý chở CTR chung với xe chở quần áo tới khu phân loại rác.

- Lượng rác y tế thông thường chứa trong thùng quá nhiều, vượt quá 2/3 của thùng chứa rác.

- Thỉnh thoảng, hộ lý thu gom rác có khả năng tái chế vào túi có màu xanh.

d. Đánh giá hiện trạng lưu giữ - Đánh giá kho lưu giữ

Khảo sát thực tế tại bệnh viện cho thấy CTRYT sau khi được phân loại, thu gom và được vận chuyển tới nơi tập kết rác chung của bệnh viện. Quá trình lưu giữ cũng được tách riêng chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại với chất thải y tế không lây nhiễm. Thời gian lưu giứa chất thải lây nhiễm, nguy hại là 48h theo quy định.

Địa điểm lưu giữ CTRYT tại bệnh viện cũng đảm bảo được một số yêu cầu chung của nhà chứa CTRYT:

+ Nhà chứa CTRYT được bố trí xa các khoa, phòng bệnh.

+ Có đường dành cho xe chuyên chở từ bên ngoài đến.

+ Có mái che chắn, có cửa và có khóa.

+ Có biển báo chất thải nguy hại trước nhà kho.

+ Có biển phân loại mã CTRYT.

+ Có hàng rào chắn xung quanh nhà lưu giữ

Hình 3.6: Biển cảnh báo trước cửa Hình 3.7: Thùng rác và bảng ghi tên, nhà lưu giữ rác nguy hại mã CTRYT

Hình 3.8: Khu lưu giữ CTRSH Tuy nhiên nhà chứa rác vẫn còn rất nhiều điểm hạn chế:

+ Có trang bị đầy đủ phương tiện rửa tay, hóa chất, các vật dụng để làm vệ sinh và xử lý sơ bộ chất thải nhưng nó lại tách biệt và xa nhà lưu giữ CTRYT.

+ Nhà chứa rác có 2 ngăn: 1 chứa CTRYT, 1 chứa CTRSH nhưng trên thực tế thì nhà lưu giữ chỉ chứa CTRYT (nhà lưu giữ còn là nơi chứa lọ thủy tinh dược phẩm đã sử dụng có khả năng tái chế) còn CTRSH được lưu trữ bên ngoài ngay sát nhà chứa CTRYT. Tình trạng rác sinh hoạt tập trung ngoài trời gây ô nhiễm, xuất hiện mùi hôi và côn trùng gây bệnh. Ngoài ra, bên trong nhà lưu giữ rác vẫn còn rơi vãi dưới sàn nhà như găng tay y tế, khẩu trang hay cả khăn, vải dính máu của bệnh nhân.

+ Nhà kho không có cửa thông gió, không có đèn điện chiếu sáng.

- Đánh giá dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTRYT + Có thành cứng, không bị bục vỡ.

+ Có biểu tượng loại chất thải lưu giữ.

+ Có nắp đậy.

Với những tồn tại trên, bệnh viện cần quan tâm, chú trọng, hơn nữa để nâng cấp nhà chứa rác đúng chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại để nâng cao công tác quản lý CTRYT, đảm bảo sức khỏe cho hộ lý, lao công trong bệnh viện cũng như môi trường trong, ngoài của bệnh viện và sức khỏe của người dân xung quanh.

e. Đánh giá hiện trạng giảm thiểu CTRYT và quản lý CTRYT thông thường phục vụ mục đích tái chế

- Giảm thiểu CTRYT

Công tác giảm thiểu CTRYT tại bệnh viện chưa được chú trọng do chưa có kinh phí đầu tư, đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động y tế. Do đó, để giảm thiểu lượng chất thải, bệnh viện đã từng bước quản lý và sử dụng vật tư hợp lý, hiệu quả. Cụ thể như: nhập số lượng thuốc vừa phải và kiểm tra hạn sử dụng của thuốc để sử dụng trước.

- Quản lý CTRYT thông thường phục vụ mục đích tái chế Công tác này được bệnh viện thực hiện tương đối tốt:

+ Bìa catton, giấy báo, vỏ thuốc sau khi được phân loại tại nguồn sẽ được lưu giữ tại nhà chứa rác tái chế và bán cho cơ sở, cá nhân thu mua vật liệu tái chế.

+ Do chưa có kinh phí đầu tư nên các chai nhựa truyền nước, lọ thủy tinh có khả năng tái chế được phân loại, lưu giữ tại nhà chứa rác tái chế nhưng chưa được khử trùng, kháng khuẩn nên chúng vẫn nằm trong danh mục chất thải được bệnh viện kí kết hợp đồng vận chuyển, xử lý CTRYT nguy hại.

f. Đánh giá hiện trạng vận chuyển và xử lý CTRYT - Vận chuyển CTRYT

Quá trình vẫn chuyển CTRYT thực hiện đúng theo thông tư 58/2015/TTLT – BYT - BTNMTnhư:

+ Phương tiện vận chuyển CTRYT do công ty kí kết hợp đồng vận chuyển CTRYT với bệnh viện cung cấp, chúng cũng đáp ứng đủ các yêu cầu như: có thành cứng, có nắp, có kí hiệu phân loại.

+ Công ty ký kết hợp đồng vận chuyển, xử lý CTRYT nguy hại với bệnh viện đã có giấy phép xử lý CTNH.

+ Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển đã được đóng gói trong túi buộc kín.

Hình 3.9: Chất thải lây nhiễm được buộc kín trước khi vận chuyển - Xử lý CTRYT

Tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức, CTRYT nguy hại được hợp đồng với công ty CP môi trường đô thị và công nghiệp 10 – Urenco 10 địa chỉ tại 246 Tôn Đức Thắng – Đống Đa – Hà Nội thu gom, vận chuyển và xử lý. Thông thường cứ sau 48h, công ty CP môi trường đô thị và công nghiệp 10 – Urenco 10 sẽ tới vận chuyển rác về khu xử lý của công ty. Bên phía công ty có 2 nhân viên tới bàn giao và nhận chất chất thải, chất thải được vận chuyển từ nhà lưu giữ ra cân, ghi khối lượng và chuyển lên xe chuyên chở của công ty. Sau đó hai bên kí phiếu giao nhận chất thải nguy hại. Phương pháp này khá phù hợp với bệnh viện do lượng rác thải không quá nhiều, giảm bớt được chi phái vận hành máy móc trong quá trình xử lý, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như môi trường xung quanh bệnh viện.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w