CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3 Đánh giá nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về chất thải rắn y tế
Qua tìm hiểu thực tế kết hợp với điều tra khảo sát 20 cán bộ y tế tại bệnh viện cũng như tại các cơ sở y tế cho thấy:
Tại bệnh viện cũng như các cơ sở y tế, công tác quản lý CTRYT đều được quan tâm và chú trọng, đặc biệt bệnh viện đa khoa Hoài Đức thực hiện tương đối tốt công tác này. Khi hỏi đến công tác tập huấn cho cán bộ y tế hàng năm thì 100%
(20/20) đều trả lời có được tập huấn về công tác phân loại CTRYT ít nhất 1 lần/năm nhưng khi hỏi cụ thể, chi tiết về cách phân loại rác tại cơ sở thì chỉ có 12/20 tổng số phiếu điều tra có cách phân loại CTRYT đúng, còn rất nhiều câu trả lời sai: 7/20 tổng số phiếu điều tra (chiếm 35%) hoặc không biết trả lời như thế nào: 1/20 tổng số phiếu điều tra (chiếm 5%). Dưới biểu đồ là kết quả điều tra về nhận thức phân loại CTRYT của cán bộ y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức.
Biểu đồ 3.4: Nhận thức của cán bộ y tế về phân loại CTRYT
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rõ tại các cơ sở y tế còn khá nhiều cán bộ y tế phân loại rác không đúng, số đó hầu hết là nhân viên y tế tại các trạm xá y tế địa phương. Quá trình điều tra, phỏng vấn, một số cho biết do tại các trạm y tế lượng CTRYT ít nên để chung CTR nguy hại với chất thải lây nhiễm, chỉ phân CTRYT thành hai loại là thông thường và chất thải lây nhiễm, một số trả lời do tập huấn lâu rồi nên không nhớ. Còn tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức, công tác phân loại rác tại nguồn thực hiện tương đối tốt.
3.3.2 Ý kiến của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
Trong phiếu điều tra, thông tin cần khai thác, điều tra từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân chủ yếu là những câu hỏi nhận biết của họ về CTRYT như: hiểu thế nào là CTRYT, có phân loại CTRYT khi nằm ở bệnh viện không, ảnh hưởng của CTRYT tới môi trường và sức khỏe hay cảm nhận khách quan về môi trường ở bệnh viện. Kết quả qua quá trình điều tra, phỏng vấn nhóm bệnh nhân và người nhà bệnh nhân với tổng số phiếu là 20 phiếu được thể hiện qua biểu đồ.
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ nhận thức của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về CTRYT
Biểu đồ cho thấy tỷ lệ nhận thức của nhóm bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về CTRYT ở mức tương đối cao. Dường như họ đều biết đến mức độ ảnh hưởng của CTRYT với môi trường và sức khỏe con người.
--Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tỷ lệ người biết đến CTRYT là lớn nhất:
chiếm 18/20 tổng số phiếu (90%). Khi hỏi về câu hỏi này, đa số họ trả lời rất nhanh và lấy ví dụ được một số CTRYT. Số còn lại do nhiều yếu tố khách quan về tuổi tác và sức khỏe nên có 2/20 tổng số phiếu (10%) không biết về CTRYT.
- Số người biết về CTRYT nhiều nhưng tỷ lệ số người phân loai rác lại ít hơn rất nhiều. Việc phân loại rác của bệnh nhân và người nhà bệnh tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức chỉ chiếm 12/20 tổng số phiếu (60%), số còn lại chưa biết phân loại rác.
Tại các phòng bệnh ở bệnh viện Hoài Đức, người bệnh chỉ cần phân loại hai loại rác là rác thông thường và rác tái chế. Việc phân loại rác đã được hướng dẫn ngay tại nơi đặt thùng chứa rác nhưng do nhiều người bệnh mới nhập viện, chưa biết rõ về quy định chung tại bệnh viện hoặc do nhiều yếu tố khách quan mà người đó không để ý bảng hướng dẫn nên vẫn còn nhiều trường hợp chưa phân loại rác hoặc có phân loại nhưng phân loại chưa chính xác. Đa số những người phân loại rác đúng nhập viện lâu hơn, hoặc đã được các hộ lý, y tá nhắc nhở và hướng dẫn cách phân loại.
- Ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người: Khi được hỏi về câu hỏi này, có đa số người trả lời CTRYT ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khỏe con người: có 15/20 tổng số phiếu (75%), có nghĩa là họ mới chỉ dừng ở mức độ biết về CTRYT nhưng đã hiểu được tác hại của nó là rất lớn.
- Môi trường bệnh viện chính là nơi để người bệnh nghỉ dưỡng sau những ngày mệt mỏi nằm giường bệnh. Môi trường bệnh viện sạch sẽ sẽ giúp bệnh nhân thoái mái và yên tâm hơn nhập viện. Thế nhưng khi hỏi đến mức độ sạch sẽ của bệnh viện thì có 16/20 tổng số phiếu (chiếm 80%) trả lời môi trường bệnh viện ở mức sạch sẽ, số còn lại chưa hài lòng về vệ sinh môi trường tại bệnh viện. Điều ngày nhắc nhở bệnh viện cần quan tâm sát xao hơn vấn đề vệ sinh môi trường tại bệnh viện để tỷ lệ về vệ sinh môi trường đạt mức cao hơn.
Quá trình điều tra về mức độ sẵn lòng chi trả phí về CTRYT để nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường cũng như đóng góp quỹ về bảo vệ môi trường cho thấy số người sẵn lòng chi trả ở mức tương đối cao: 12/20 tổng số phiếu điều tra (chiếm 60%). Mức sẵn lòng chi trả phí về CTRYT được cụ thể hóa bởi biểu đồ 3.6:
Biểu đồ 3.6: Mức sẵn lòng chi trả phí bảo vệ môi trường đối với CTRYT Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, đa số người dân sẵn sàng bỏ 10.000 đồng chi cho phí bảo vệ môi trường đối với CTRYT, tỷ lệ này lớn nhất chiếm 9/12 (75%) tổng số phiếu đồng ý chi trả phí; tỷ lệ số người sẵn lòng bỏ 20.000 đồng chiếm 2/12 tổng số phiếu đồng ý chi trả, tỷ lệ số người sẵn lòng chi trả 50.000 đồng chiếm 1/12 tổng số phiếu đồng ý chi trả và không có ai sẵn lòng bỏ trên 50.000 đồng để đóng phí bảo vệ môi trường đối với CTRYT.