CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2 Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức
3.2.2 Đánh giá hiện trạng quản lý CTRYT tại các trạm y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức
Trong thời gian điều tra, khảo sát và phát phiếu thu thập thông tin về công tác quản lý CTRYT tại ba trạm y tế xã trên địa bàn huyện Hoài Đức là: trạm y tế thị trấn Trạm Trôi, trạm y tế xã Đức Giang và trạm y tế xã Kim Chung cho thấy các trạm y tế gần như tương đồng giống nhau. Do đó, có thể đánh giá chung cho công tác quản lý CTRYT tại các trạm y tế như sau:
- Phân loại CTRYT
Trạm y tế chủ yếu là nơi tiêm phòng hàng tháng cho trẻ em và phụ nữa mang thai, sơ cứu, khám bệnh, không có bệnh nhân nội trú nên chất thải phát sinh rất ít, chủ yếu vào các đợt tiêm phòng hàng tháng. CTRYT được phân loại ngay trong quá trình tiêm phòng. Tại phòng tiêm được đặt 1 hộp an toàn đựng kim tiêm trên bàn, 1 hộp vừa đựng lọ dược phẩm; dưới sàn nhà để 2 thùng rác cỡ 10 (l): 1 thùng màu xanh đựng rác thải thông thường như nilon (vỏ bơm tiêm) và 1 thùng màu vàng đựng chất thải không sắc nhọn lây nhiễm như bông, băng, gạc dính cồn, máu trong quá trình tiêm. Do CTR nguy hại ít nên nếu có phát sinh chất thải nguy hai thì nhân viên y tế sẽ để chung với chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải tái chế được thu gom chung với chất thải sinh hoạt. Công tác phân loại CTRYT tại các cơ sở trạm y tế còn yếu kém. Trong quá trình phỏng vấn nhân viên y tế thì mỗi trạm y tế chỉ có 1 - 2 người hiểu rõ về cách phân loại CTRYT, còn lại hầu như chỉ nhớ qua loa hoặc không biết.
- Thu gom CTRYT
Sau mỗi đợt (ngày) tiêm phòng, nhân viên y tế làm công tác thu gom rác thải y tế. Không sử dụng găng tay hay thậm chí không sử dụng khẩu trang, nhân viên y tế mở nắp thùng rác đặt trong phòng tiêm, buộc túi rác thông thường và túi rác không sắc nhọn lây nhiễm. Sau đó, túi rác thông thường được bỏ trong thùng rác sinh hoạt chung của trạm xá, túi rác không sắc nhọn lây nhiếm sẽ được bỏ vào
thùng chứa chất thải lây nhiễm. Đối với hộp an toàn chứa kim tiêm sẽ được đặt tại vị trí an toàn trong phòng tiêm. Công tác thu gom CTRYT tại các trạm y tế tiến hành ngay trong cuối ngày tiêm và thực hiện 1 lần/ngày.
- Lưu giữ CTRYT
Tất cả các trạm y tế đều lưu giữ CTRYT trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng trong thùng chứa chất thải lây nhiễm ở điều kiện nhiệt độ bình thường (đối với những trạm xá là điểm tập kết CTRYT có thời gian lưu giữ khoảng 1 năm ở điều kiện thường). CTRYT được lưu chứa trong thùng rác lây nhiễm do trung tâm y tế dự phòng huyện cung cấp. CTRYT và CTRSH được lưu giữ tại các thùng rác riêng biệt, không lưu giữ chung nhau. Đa số các thùng này được đặt ngoài hành lang của trạm xá. Vị trí đặt thùng rác và thời gian lưu giữ CTRYT tại các trạm xá không đúng yêu cầu của Bộ Y tế rất dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cán bộ y tế cũng như người dân tới trạm tế khám bệnh. Có thể nói, công tác lưu giữ CTRYT thực hiện chưa tốt:
- Thời gian lưu giữ quá lâu.
- Tại các điểm tập kết CTRYT chưa có nhà lưu giữ.
- Giảm thiểu CTRYT và quản lý CTRYT thông thường phục vụ mục đích tái chế
Do các trạm y tế có khối lượng CTRYT nhỏ nên công tác giảm thiểu CTRYT chưa được quan tâm đến và giường như không thực hiện.
Tại các trạm y tế không thực hiện đúng công tác phân loại CTRYT thành 4 loại mà chỉ phân thành 2 loại là chất thải lây nhiễm và chất thải thông thường (sinh hoạt) nên công tác quản lý CTRYT thông thường phục vụ mục đích tái chế chưa được thực hiện.
- Vận chuyển và xử lý CTRYT
CTRYT tại các trạm y tế được lưu giữ tới khi thùng chứa CTRYT lây nhiễm đầy, khi đó nhân viên y tế sẽ mang tới điểm tập kết rác thải y tế của khu vực. Theo thông tin khai báo với cấp trên, thứ 5 hàng tuần sẽ là ngày vận chuyển rác tới điểm tập kết nhưng khi hỏi thực tế thì các trạm y tế đều cho biết khi thùng chứa CTRYT đầy mới vận chuyển đi. Trong khi đó, để thùng rác lây nhiễm đầy phải từ 1 - 2 tháng. Nhân viên y tế sử dụng xe máy để vận chuyển CTRYT, quá trình vận chuyển bằng phương tiện này rất nguy hiểm tới nhân viên y tế do thời gian lưu giữ chất thải y tế quá lâu. Trung tâm Y tế dự phòng huyện quản lý các trạm y tế xã ký kết hợp
đồng với Công ty CP môi trường đô thị và công nghiệp 10 – Urenco 10 tới các điểm tập kết vận chuyển và xử lý CTRYT. Tuy nhiên, lượng CTRYT phát sinh tại các trạm y tế ít nên hàng năm, công ty chỉ tới vận chuyển 1 – 2 lần.
- Chế độ báo cáo và các thủ tục, hồ sơ
Các thủ tục hành chính liên quan đến CTRYT tại các cơ sở y tế thực hiện:
1. Trung tâm Y tế dự phòng đại diện cho các trạm y tế thực hiện báo cáo kết quả quản lý CTRYT 1 lần/năm.
2. Hợp đồng thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải y tế nguy hại:
Dưới sự chỉ đạo của giám đốc trung tâm y tế dự phòng, việc xử lý CTRYT tại các cơ sở y tế địa phương đã được ký hợp đồng giữa trung tâm y tế dự phòng với Công ty CP môi trường đô thị và công nghiệp 10 – Urenco 10. Hợp đồng này ra hạn thời gian là một năm, kết thúc 1 năm hợp đồng, trung tâm lại tiếp tục ký kết với công ty vận chuyển và xử lý CTRYT Urenco 10.
3. Sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại: Tại các điểm tập kết rác thải y tế của huyện như trạm y tế xã Đức Giang, trạm y tế xã Yên Sở sẽ giữ 1 quyển sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại.
- Đánh giá chung:
Hầu hết các trạm y tế đều được trang bị các thùng rác chứa các loại CTRYT theo quy định. Bảng 3.5 là các loại thùng chứa CTRYT tại các trạm xá trên địa bàn huyện. Các thùng rác đều đạt yêu cầu kỹ thuật.
Bảng 3.5: Số lượng và loại thùng rác tại các trạm y tế xã
Loại thùng Chức năng của thùng Số lượng
10 ( l )
- 1 thùng màu trắng chứa rác tái chế
- 1 thùng màu xanh chứa rác thông thường
- 1 thùng màu vàng chứa chất thải lây nhiễm
- 1 thùng màu đen chứa chất thải nguy hại
4
- 1 thùng màu vàng chứa
120 ( l ) chất thải lây nhiễm
- 2 thùng màu xanh chứa chất thải sinh hoạt
3
Thùng kim loại màu vàng cỡ lớn có nắp
Chứa chất thải lây nhiêm
1 Hộp an toàn bằng
giấy 3 (l)
Đựng kim tiêm, vật sắc
nhọn 4
(Nguồn: Trung tâm y tế dự phòng huyện Hoài Đức, 2016) Tại các cơ sở y tế không có cán bộ chuyên về mảng môi trường. Thay vào đó, các cán bộ y bác sỹ, nhân viên y tế được tới các lớp tập huấn tại trung tâm y tế dự phòng với tần suất 1lần/năm (có thể hơn nếu trường hợp có các văn bản hoặc quyết định mới đưa ra), tập huấn về công tác phân loại CTRYT cũng như các điều khoản mới trong văn bản do Bộ Y tế đưa ra.
Trên toàn huyện, duy nhất chỉ có trạm y tế thị trấn Trạm Trôi được trang bị nhà lưu giữ và lò đốt CTRYT nhưng nó không đi vào hoạt động do khi vận hành lò đốt sử dụng dầu, sinh ra khí gây mùi khó chịu ảnh hưởng tới người dân. Nhà lưu giữ CTRYT tại thị trấn Trạm Trôi không chứa rác thải mà chỉ chứa lò đốt rác không sử dụng. Thay vì xử lý, CTRYT tại trạm y tế này được mang tới điểm tập kết CTRYT trạm xá Đức Giang. Có thể nói, nhà lưu giữ và lò đốt CTRYT tại thị trấn Trạm Trôi chỉ nằm trong dự án khi triển khai xây dựng trạm y tế còn không được đi vào hoạt động. Ngược lại, với trạm xá y tế xã Đức Giang là điểm tập kết CTRYT của các trạm y tế xung quanh, nhà lưu giữ chất thải không có, rác y tế từ các trạm y tế được lưu giữ chung vào các thùng phân loại theo quy định được đặt dưới mái tôn lợp dưới sân trạm xá.
Có thể nói, công tác quản lý CTRYT tại các trạm y tế xã trên địa bàn huyện chưa tốt nhưng nó cũng đang dần được cải thiện, thực hiện tốt hơn.