Các giải pháp giáo dục

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5 Đề xuất giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y

3.5.2 Các giải pháp giáo dục

Giải pháp này giải quyết vấn đề về công tác phân loại CTRYT, nhằm nâng cao nhận thức của các cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong công tác phân loại CTRYT.

Đối với cán bộ y tế

Thường xuyên có những lớp tập huấn, buổi thảo luận nhằm nhắc nhở, trang bị những kiến thức về quy trình phân loại đối với mỗi loại rác thải. Nâng cao ý thức của mỗi cán bộ công nhân viên trong bệnh viện. Dự kiến 3 - 6 tháng tập huấn 1 lần.

Có thể tiến hành dưới hình thức kiểm tra trắc nghiệm, đánh giá kết quả và có hình thức khen thưởng khích lệ.

Đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Tiếp tục trang bị kiến thức cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân bằng việc cho in những tờ pano có nội dung nói về chất thải bệnh viện và phương pháp phân loại chất thải. Thay vì chỉ khoa nhi và khoa nội được dán thì tới đây những tờ pano này sẽ được đặt tại những nơi dễ quan sát như gần cửa ra vào, ngoài hành lang, nơi phòng chờ, nơi khám bệnh hay cũng có thể ngay tại từng phòng bệnh của mỗi khoa.

Do chúng có nội dung ngắn gọn và có hình ảnh minh họa nên rất dễ để nhận biết cách phân loại.

Hình 3.11: Hướng dẫn phân loại CTRYT 3.5.3 Các giải pháp về cơ sở hạ tầng

Giải pháp này giải quyết những tồn đọng về công tác thu gom, lưu giữ CTRYT:

Bổ sung phương tiện thu gom

Bổ sung và thay thế phương tiện thu gom đã cũ, không đúng quy định bằng các loại phương tiện thu gom đã quy định trong thông tư 58/2015/TTLT – BYT – BTNMT về quản lý CTRYT như:

Phương tiện thu gom chất thải phải có đủ, đúng quy định để phân biệt 4 loại chất thải y tế như chất thải tái chế (màu trắng), chất thải thông thường (màu xanh), chất thải lây nhiễm (màu vàng) và chất thải nguy hại (màu đen).

Các phương tiện thu gom phải đúng yêu cầu kỹ thuật về màu sắc, dung tích, loại nhựa, vạch báo hiệu 2/3 của thùng và bên ngoài có biểu tượng chỉ loại chất thải.

Cụ thể, bố trí đủ hệ thống thùng, túi, hộp thu gom rác thải tại những vị trí hợp lý trong mỗi khoa phòng. Tại mỗi vị trí để rác có các bảng hướng dẫn phân loại rác. Căn cứ vào lượng chất thải phát sinh và số lượng thùng chứa tại mỗi khoa, phòng mà tần suất thu gom có thể khác nhau. Đối với những khoa phòng có khả năng lây nhiễm cao thì 1 ngày có thể 2 lần, còn lại thì 1 lần/ngày. Dưới đây là bảng đề xuất bố trí các thùng rác tại các khoa phòng trong bệnh viện.

Bảng 3.8: Dự kiến số lượng và vị trí đặt thùng rác tại các khoa, phòng

Các khoa phòng Số lượng và vị trí

Buồng tiêm

- Trên xe tiêm:1 túi màu vàng thu gom găng tay bông băng, gạc dính máu/dịch cơ thể; 1 túi màu vàng thu gom bơm tiêm dây truyền và chai thuốc đã tháo kim; 1 thùng/hộp chứa chất thải sắc nhọn thu gom kim tiêm; 1 túi chứa chất thải thông thường.

- Trong phòng: 1 thùng vừa thu gom chất thải sinh hoạt.

Phòng mổ

Trên xe tiêm và xe thủ thuật:

- 1 túi màu vàng đựng chất thải không sắc nhọn (găng tay bông băng, gạc dính máu, dịch cơ thể,…).

- 1 thùng màu vàng đựng các vật sắc nhọn (dao, kéo, kim tiêm..).

- 1 thùng nhỏ màu đen đựng chất thải hóa học (thuốc gây mê, hồi sức..).

- 1 túi chứa chất thải thông thường (vỏ thuốc, túi nilon,

…)

Phòng xét nghiệm và chụp rửa phim

Đặt tại vị trí thuận tiện:

--1 thùng cỡ nhỏ màu xanh đựng chất thải sinh hoạt.

- 1 thùng cỡ nhỏ màu đen đựng chất thải hóa học.

- 1 thùng cỡ nhỏ màu đen đựng chất thải phóng xạ.

Phòng cấp cứu

Trong phòng và trên xe thủ thuật:

--1 túi loại vừa đựng chất thải không sắc nhọn (bông băng, gạc…).

- 1 hộp loại nhỏ đựng dao kéo, kim tiêm.

Phòng bệnh nhân không lây lan

Đặt ở góc phòng:

--1 thùng màu xanh cỡ nhỏ đặt ở góc phòng đựng rác thải sinh hoạt.

- 1 thùng vàng cỡ nhỏ đựng bông băng gạc dính máu.

Phòng bệnh nhân truyền nhiễm

Đặt ở góc phòng:

--1 thùng màu xanh cỡ nhỏ đựng chất thải sinh hoạt - 1 thùng màu vàng cỡ nhỏ đựng chất thải lâm sàng (bông băng dính máu/dịch,…)

- 1 thùng màu đen đựng chất thải phóng xạ dùng trong trị liệu.

Khu bào chế dược và cấp phát thuốc

--1 thùng cỡ vừa màu xanh đựng rác sinh hoạt.

- 1 thùng cỡ vừa màu đen đựng chất thải hóa học.

Khu vực hành chính, khu căng tin

Mỗi khu đặt 1 thùng cỡ to và mỗi phòng có 1 thùng cỡ vừa đựng rác thải sinh hoạt (màu xanh).

Ghi chú: Loại nhỏ 3 - 5lít; loại vừa 10 – 20 lít; loại to 120 – 200 lít.

Bổ sung phương tiện vận chuyển

Cần bổ sung phương tiện vận chuyển CTRYT là những xe chuyên dụng, chất lượng tốt cho các hộ lý để đảm bảo trong quá trình vận chuyển không bị rơi vãi, phát tán mùi trong bệnh viện.

Cung cấp đầy đủ trang bị bảo hộ lao động

Bệnh viện cũng như trung tâm y tế dự phòng của huyện cung cấp đầy đủ bảo hộ lao động cho cán bộ cũng như nhân viên y tế, hộ lý như quần áo, giày, găng tay, khẩu trang.

Tại bệnh viện cần bổ sung ngay cho các hộ lý giày hoặc ủng mang theo mỗi khi làm công tác vệ sinh cũng như thu gom, vận chuyển rác thải.

Tại các trạm y tế cần cung cấp quần áo, giày, khẩu trang, găng tay cho nhân viện y tế thực hiện công tác thu gom và vận chuyển rác thải.

Xây dựng và nâng cấp nhà lưu giữ CTRYT

Đối với bệnh viện : Nhà lưu giữ CTRYT cần được nâng cấp, bổ sung thêm một số trang thiết bị trong nhà chứa:

--Lắp đặt cửa thông gió tạo không gian thoáng, sáng trong nhà kho.

- Bổ sung thêm hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống làm lạnh.

- Trang bị những thiết bị phòng cháy, chữa cháy như bình khí CO2 phòng xảy ra sự cố cháy nổ.

Đối với các trạm y tế là điểm tập kết: Cần xây dựng các nhà chứa CTRYT phù hợp theo các tiêu chí tại thông tư 58/2015/TTLT – BYT – BTNMT để đáp ứng nhu cầu chứa rác y tế của các trạm y tế, đảm bảo chất lượng môi trường tại trạm y tế là điểm tập kết CTRYT, tránh tình trạng lưu giữ CTRYT ngoài trời.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w