Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức theo mô hình SWOT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2 Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức

3.2.4 Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức theo mô hình SWOT

Huyện Hoài Đức là huyện ngoại thành của Hà Nội, có điều kiện phát triển kinh tế mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện là đòn bẩy đưa cuộc sống của người dân trong khu vực từng bước ổn định hơn. Do đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe như điều trị, khám chữa bệnh của người dân theo đó cũng tăng lên đòi hỏi các cơ sở y tế, phòng khám tư nhân được mở ra để phục vụ nhu cầu nhu cầu khám chữa bệnh. Lượng chất thải rắny tế từ các cơ sở y tế này tạo ra sức ép đối với các cấp quản lý trên đia bàn huyện Hoài Đức. CTRYT trên địa bàn đều được cơ quan có chức năng kí kết hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRYT nguy hại.

Tuy nhiên, công tác quản lý CTRYT trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức. Sau đây là một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về công tác quản lý CTRYT trên địa bàn huyện qua quá trình khảo sát, điều tra tại các cơ sở nghiên cứu.

Bảng 3.7: Những điểm chính trong phân tích SWOT trên địa bàn H.Hoài Đức Điểm mạnh (S –Strengths) Điểm yếu (W- Weaknesses)

--Vị trí địa lý, giao thông thuận lợi

- Cán bộ y bác sỹ, nhân viên y tế được trang bị những kiến thức cần thiết trong quá trình phân loại, thu gom và vận chuyển CTRYT

- Công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện đa khoa Hoài Đức tương đối tốt

- Được cung cấp đầy đủ thùng chứa CTRYT

- Được cấp trên quan tâm và đầu tư kinh phí cho việc xử lý chất thải rắn y tế

- Trang thiết bị phục vụ cho quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chưa được đầy đủ

- Các trạm y tế chưa thực hiện tốt công tác phân loại rác tại nguồn, còn yếu kém trong công tác quản lý CTRYT, không có cán bộ chuyện trách quản lý CTRYT

- Tại bệnh viện công tác thu gom và vận chuyển CTRYT chưa thực hiện tốt - Thời gian lưu trữ chất thải rắn y tế tại các trạm xá y tế vượt quá quy định cho phép.

Cơ hội (O – Opportunies) Thách thức (T – Threats) - Huyện Hoài Đức đang trong quá trình

phấn đấu lên quận trong năm 2020, được lãnh đạo thành phố quan tâm nhiều hơn - Huyện Hoài Đức có nguồn nhân lực dồi dào, có chuyên môn về lĩnh vực môi trường - Nhận thức của người dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tương đối tốt

- Việc phân loại rác tại nguồn thực hiện tốt thì một số có thể tái chế, tái sử dụng, số khác có thể tạo thêm nguồn kinh phí nhỏ - Các phòng khám tư ngày càng được mở ra nhiều hơn làm giảm lượng bệnh nhân quá tải tại bệnh viện.

- Vị trí các trạm y tế không thuận lợi - Lượng CTRYT ngày càng gia tăng - Chi phí xử lý CTRYT cao

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và nguồn số liệu thứ cấp, 2017) Điểm mạnh

Một là, vị trí địa lý, giao thông thuận lợi tạo điều kiện phát triển kinh tế, cuộc sống người dân được cải thiện và sẽ quan tâm đến môi trường hơn. Do gần trung tâm Hà Nội nên nhận thức của người dân về tác hại của CTRYT khá cao. Thêm vào đó, nền kinh tế phát triển giúp tăng nguồn kinh phí đầu tư vào các trang thiết bị y tế, giảm thiểu lượng rác thải y tế.

Hai là, hầu hết các y bác sỹ, nhân viên y tế đều được tập huấn về công tác phân loại, thu gom và vận chuyển CTRYT. Hằng năm, tại trung tâm y tế dự phòng của huyện Hoài Đức đều tổ chức tập huấn về công tác quản lý CTRYT với tần suất ít nhất 1lần/năm. Ngoài ra, khi nào có sự thay đổi, bổ sung hoặc có thông tin mới về vấn đề y tế, trung tâm lại bổ sung lịch tập huấn để đảm bảo nhận thức cho cán bộ y bác sỹ, nhân viên y tế. Do đó, tỷ lệ cán bộ nhân viên y tế hiểu và nắm bắt được về CTRYT là rất cao.

Ba là, công tác quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện đa khoa Hoài Đức tương đối tốt do đây là bệnh viên duy nhất trên địa bàn huyện nên được chú trọng và đâu tư các trang thiết bị khám chữa bệnh cũng như công tác quản lý CTRYT. Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế và hộ lý chuyên nghiệp thực hiện tốt từ công tác phân loại đến khâu vận chuyển CTRYT. Sau khi điều trị, chữa bệnh cho bệnh nhân, CTRYT đều được phân loại, vệ sinh thùng chứa rác sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho khoa, phòng.

Bốn là, bệnh viện cũng như các trạm y tế địa phương đều được cung cấp đầy đủ các thùng chứa CTRYT lớn nhỏ khác nhau với màu sắc đã được quy định, đảm bảo tốt công tác phân loai CTRYT tại nguồn.

Năm là, do huyện Hoài Đức là huyện ngoại thành đang trong quá trình nâng cấp, phấn đấu lên quận nên được cấp trên quan tâm, chú trọng. Bệnh viện và trạm y tế thị trấn Trạm Trôi là một trong những cơ sở y tế tiêu biểu đã được đầu tư máy đốt rác thải y tế để xử lý tại nguồn, giảm tải lượng rác thải y tế lưu trữ trên địa bàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Điểm yếu

Một là, trong khi các cơ sở y tế được trang bị các thùng chứa rác đầy đủ thì phương tiện xe chở rác chuyên dụng lại không được chú trọng, quan tâm. Đa số các thùng rác lớn chứa chất thải nguy hại bị xuống cấp: bị hỏng, mất nắp hoặc không được nhân viên vệ sinh sạch sẽ nên chúng rất bẩn và có mùi hôi gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân cũng như giảm chất lượng công tác vệ sinh môi trường tại địa phương.

Hai là, các trạm y tế chưa thực hiện tốt công tác phân loại rác tại nguồn, còn yếu kém trong công tác quản lý CTRYT và không có cán bộ chuyên trách quản lý CTRYT. Do lượng rác thải y tế ở các trạm xá ít nên các nhân viên phân loại không kỹ, không đúng quy định của bộ y tế đưa ra, các chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại vẫn để lẫn lộn nhau . Đặc biệt, các trạm y tế không tuân thủ đúng công tác quản lý CTRYT từ khâu phân loại đến khâu xử lý. Một phần là do không áp dụng những kiến thức được tập huấn về CTRYT vào thực tế, nhân viên y tế không chú trọng công tác phân loại rác tại nguồn dẫn đến khó khăn trong các quá trình sau đó.

Ba là, CTRYT tại bệnh viện chỉ được vận chuyển từ khoa, phòng bằng những túi nilong phân loại rác hoặc bằng những thùng lớn thông thường không có nắp đậy, hầu hết còn thiếu xe chuyên dụng vận chuyển CTRYT. Việc vận chuyển bằng những trang thiết bị không an toàn này sẽ làm rơi vãi CTRYT, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên vận chuyển, không đảm bảo an lao động.

Bốn là, do lượng CTRYT tại các trạm y tế thường rất ít nên hầu hết các trạm y tế để đầy thùng chứa CTRYT rồi mới vận chuyển về điểm tập kết tại phương. Do đó, trung bình các trạm y tế 1 tháng mới vận chuyển rác thải y tế một lần. Thời gian lưu trữ CTRYT quá lâu vô tình đã tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật truyền nhiễm ảnh hưởng đến môi trường trạm y tế và sức khỏe con người.

Cơ hội

Một là, huyện Hoài Đức đang trong quá trình nâng cấp lên quận trong năm 2020, do đó sẽ thu hút của nhiều nhà đầu tư và quan tâm các cấp lãnh đạo. Hà Nội là thành phố đứng đầu cả nước về việc phát sinh CTRYT nên công tác quản lý CTRYT ngày càng được chú trọng. Huyện Hoài Đức đang trong thời kì chuyển mình thay đổi cơ cấu kinh tế, đây cũng chính là cơ hội thuận lợi để huyện mở cửa cho các đơn vị trong và ngoài nước đầu tư vào hệ thống quản lý CTRYT.

Hai là, huyện Hoài Đức có nguồn nhân lực dồi dào, có chuyên môn về lĩnh vực môi trường. Nguồn nhân lực này sẽ giúp cho người dân nhận thức đúng hơn về vấn đề môi trường hiện nay cũng như mức độ ảnh hưởng của CTRYT đối với môi trường và sức khỏe con người.

Ba là, trình độ học vấn của người dân trên địa bàn tương đối cao nên nhận thức của người dân về tác hại của CTRYT đối với sức khỏe con người khá cao. Từ đó, người dân rất ủng hộ và tham gia các chương trình tập huấn về bảo vệ môi trường tại địa phương.

Bốn là, chất thải rắn y tế được chia thành chất thải nguy hại, chất thải lây nhiễm, chất thải thông thường và chất thải tái chế. Do vậy, nếu được phân loại đúng quy định thì một phần chất thải rắn y tế tái chế có các chai lọ chứa NaCl và nước truyền sẽ được thu gom và bán cho cơ sở tái chế tạo thêm kinh phí nhỏ trong công tác bảo vệ môi trường cũng như công tác từ thiện trên địa bàn huyện.

Năm là, do nhiều trường hợp bệnh viện quá tải và thủ tục tại bệnh viện lâu kèm theo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng nên các phòng khám tư được mở ra để đáp ứng nhu cầu của người dân. Dịch vụ tại các phòng khám tận tình, và điều đặc biệt các phòng khám tư cũng nhận khám đối với những bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế nên số lượt tới khám bệnh tư nhân ngày càng nhiều.

Đây là một cơ hội lớn đối với bệnh viện trong việc giảm lượng bệnh nhân quá tải tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chú trọng, quan tâm chu đáo hơn.

Thách thức

Một là, không chỉ các trạm xá trên địa bàn huyện Hoài Đức và hầu hết các trạm y tế trên địa bàn khác đều cách xa nhau nên khâu thu gom rác y tế theo hướng tập trung là rất khó vì không phải ngày nào trạm y tế nào cũng có rác thải y tế, hoặc có thì có rất ít. Thường thì CTRYT tại các trạm y tế tập trung nhiều vào các ngày tiêm chủng cho trẻ em và phụ nữa mang thai mà không phải ngày tiêm nào các trạm y tế cũng trùng nhau nên tập trung, vận chuyển và xửa lý rất khó khăn. Thêm vào đó, vị trí các trạm y tế và bệnh viện thường gần khu dân cư nên bệnh viện Hoài Đức và trạm xá y tế thị trấn Trạm Trôi được đầu tư lò đốt CTRYT nhưng không đi vào hoạt động nữa do người dân phản ánh về mức độ ảnh hưởng của việc đốt rác đến cuộc sống sinh hoạt của họ.

Hai là, lượng CTRYT phát sinh ngày lớn hơn đòi hỏi bệnh viện phải có hệ thống và cơ chế quản lý phù hợp, sắp xếp lại nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý.

Ba là, chi phí xử lý CTRYT khá cao trong khi lượng CTRYT tại bệnh viện lại lớn, bệnh viện mất thêm khoản tiền lớn chi cho hoạt động thuê công ty vận chuyển và xử lý CTRYT. Do đó, không thể đầu tư vào các công tác cũng như lĩnh vực khác trong bệnh viện. Đó cũng chính là một trong những khó khăn trong công tác quản lý CTRYT.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w