Đánh giá rủi ro là quá trình ấn định tầm cỡ và khả năng của các ảnh hưởng có hại liên quan với biến cố. Sự xây dựng phương pháp luận đánh giá rủi ro tập trung vào các biến cố tai nạn (ví dụ tai nạn rơi máy bay) hoặc các ảnh hưởng gây hại của môi trường đối với con người (phơi nhiễm hoá chất) và như vậy hầu hết sự đánh giá rủi ro được đặc trưng bởi những biến cố hoặc ảnh hưởng gây hại cụ thể dẫn đến một sự kết thúc nhất định rõ ràng (ví dụ, tỉ lệ chết của người hoặc bệnh ung thư). Quan hệ điểm cuối đơn – ảnh hưởng đơn này cho phép sử dụng các mô hình cơ học và thống kê tương đối đơn giản để đánh giá rủi ro và được sử dụng rộng rãi trong đánh giá rủi ro sức khoẻ con người. Tuy nhiên, mô hình dơn giản này không thích hợp cho các hệ sinh thái vì sự phức tạp cố hữu của hệ sinh thái (các loài khác nhau, quần thể và cộng đồng) và sự phơi nhiễm xảy ra với vô số nguồn gây hại (vật lí, hoá học, sinh học) ảnh hưởng cả trực tiếp đến tính đa dạng của các thành phần, các quá trình và các điểm cuối sinh thái. Như vậy mặc dù gốc rễ của đánh giá rủi do sinh thái có thể tìm thấy ở đánh giá rủi ro sức khoẻ con người (được đề cập ít nhất ở phần sau), phương pháp luận đánh giá rủi ro sinh thái chưa được phát triển tốt và các rủi ro được đánh giá còn chưa được đáng tin cậy cao.
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã đưa ra các hướng dẫn để lập kế hoạch và tiến hành đánh giá rủi ro sinh thái. Vì tính phức tạp và tính chưa đáng tin cậy liên quan đến sự đánh gia rủi ro sinh thái, các hướng dẫn của EPA chỉ cung cấp khung chung cho sự tổ chức, phân tích các dữ kiện, thông tin, các giả định và chưa đáng tin cậy để đánh giá sự có khả năng của các ảnh hưởng sinh thái có hại (hình 7.5).
Sự đánh giá rủi ro sinh thái có thể định nghĩa là quá trình đánh giá sự có khả năng mà các ảnh hưởng sinh thái có hại có thể xảy ra hoặc đang xảy ra như là kết quả phơi nhiễm đối với một hoặc nhiều hơn các chất độc. Việc đánh giá sự có khả năng có thể mở rộng từ những phán đoán định tính đến các khả năng định lượng, mặc dù sự đánh giá rủi ro định lượng vẫn còn ít trong sự đánh giá rủi ro sinh thái.
Hình 7.5. Khung chung cho sự đánh giá rủi ro sinh thái
Ba giai đoạn đầu của quá trình đánh giá rủi ro sinh thái: (1) trình bày (đề xuất) vấn đề, (2) phân tích và (3) đặc trưng rủi ro.
Trình bày vấn đề gồm sự xem xét các con đường tiềm năng và các loài có thể chịu ảnh hưởng bởi chất độc. Một phần của giai đoạn trình bày vấn đề là xây dựng mô hình tổng quan miêu tả các con đường phơi nhiễm, khu hệ sinh vật quan tâm và các điểm cuối ảnh hưởng dự kiến.
Giai đoạn phân tích bao gồm đánh giá sự phơi nhiễm đối với chất độc và mối quan hệ giữa các đặc tính của chất độc và các ảnh hưởng sinh thái.
Giai đoạn đặc trưng rủi ro bao gồm đánh giá rủi ro thông qua sự hợp nhất của phơi nhiễm và các định hình chất độc – đáp ứng, miêu tả rủi ro bằng thiết lập các đường biểu diễn của bằng chứng, và xác định các ảnh hưởng sinh thái và thông tin sự miêu tả này cho nhà quản lí rủi ro. Trong khi bàn luận giữa các nhà đánh giá rủi ro và quản lí rủi ro cả ở giai đoạn đầu (lập kế hoạch) và hoàn thành (thông tin kết quả) thường một sự khác biệt rõ được vẽ ra giữa sự đánh giá rủi ro và sự quản lí rủi ro. Sự đánh giá rủi ro tập trung vào sự đánh giá khoa học sự có khả năng của các ảnh hưởng có hại, và sự quản lí rủi ro bao gồm
Sự đánh giá rủi ro sinh thái Trình bày vấn đề
Bàn luận giữa nhà đánh giá
rủi ro và nhà quản lí rủi ro (lập kế hoạch)
Đặc tr-ng phơi nhiễm
Đặc tr-ng các ảnh h-ởng sinh thái
Ph©n tÝch
Đặc tr-ng rủi ro
Thu nhận dữ liệu; kiểm tra và quan sát
Bàn luận giữa nhà đánh giá rủi ro và nhà quản lí rủi ro (kết quả)
Sự quản lí rủi ro
sự lựa chọn tiến trình tác động trong sự đáp ứng đối với sự rủi ro đã được nhận biết, dựa vào nhiều yếu tố (xã hội, luật pháp hoặc kinh tế) để bổ sung vào kết quả đánh giá rủi ro.
Sự quan sát và thu thập dữ liệu thường là cần thiết cho bất kì giai đoạn nào trong suốt quá trình đánh giá rủi ro và quá trình toàn bộ thường là gập ghềnh hơn là tuyến tính.
7.2.2.Trình bày vấn đề
Trình bày vấn đề là quá trình để phát sinh và đánh giá các giả thiết bước đầu về câu hỏi vì sao các ảnh hưởng sinh thái xảy ra hoặc có thể xảy ra, vì các hoạt động của con người. Trong quá trình trình bày vấn đề, các mục đích quản lí được đánh giá để giúp thiết lập các mục tiêu cho sự đánh giá rủi ro, vấn đề sinh thái được xác định, và kế hoạch cho sự phân tích các dữ liệu và đặc trưng rủi ro được hình thành. Mục tiêu của quá trình này là để hình thành (1) các điểm cuối đánh giá đủ dể phản ảnh các mục đích quản lí và hệ sinh thái mà chúng có mặt, (2) các mô hình tổng quan miêu tả các quan hệ quan trọng giữa tác động và điểm cuối đánh giá. Các điểm cuối đánh giá và các mô hình tổng quan sau đó được hợp nhất vào sự hình thành kế hoạch hoặc đề xuất cho phân tích rủi ro.
Lựa chọn các điểm cuối đánh giá
Các điểm cuối đánh giá bao gồm thực thể sinh thái và thuộc tính thực thể, chúng liên quan tới sự đánh giá rủi ro và quản lí rủi ro, ví dụ các điểm cuối đánh giá đối với môi trường mước là động vật hoang dã phụ thuộc nước, động vật đáy không xương sống, cộng đồng cá có vây, thực vật nước, tiêu chuẩn chất lượng nước/trầm tích,… Cơ sở khoa học cho sự đánh giá rủi ro tăng cường khi mà các điểm cuối đánh giá là cả thích nghi sinh thái và nhạy cảm với tác nhân tác động quan tâm.
Các điểm cuối đánh giá thích nghi sinh thái phản ánh các thuộc tính quan trọng của hệ sinh thái và có thể liên quan chức năng với các thành phần khác của hệ sinh thái;
chúng giúp duy trì cấu trúc, chức năng và đa dạng sinh học của sinh thái. Ví dụ, các điểm cuối đánh giá thích nghi sinh thái có thể đóng góp vào cơ sở thực phẩm (nghĩa là sản phẩm ban đầu), làm tăng sinh nguồn dự trữ (chu trình dinh dưỡng) hoặc phản ứng cấu trúc cộng đồng, hệ sinh thái hoặc phong cảnh (nghĩa là đa dạng loài). Sự thích nghi sinh thái trở nên có ích khi nó có khả năng để nhận biết dòng thác tiềm năng của các ảnh hưởng có hại có thể sinh ra từ ảnh hưởng khởi đầu, như thay đổi chức năng hệ sinh thái. Sự lựa chọn điểm cuối đánh giá có thể chọn một hoặc nhiều loài và quá trình hệ sinh thái điển hình cho cộng đồng chức năng rộng.
Các điểm cuối đánh giá nhạy cảm với tác nhân tác động là: tài nguyên sinh thái hoặc các thực thể nếu chúng nhạy cảm với tác nhân tác động cảm ứng - người. Độ nhạy cảm biểu thị thực thể sinh thái dễ đáp ứng như thế nào đối với một tác nhân tác động riêng.
Sự đo lường độ nhạy cảm có thể bao gồm tỉ lệ chết hoặc sự giảm sinh trưởng hoặc sự sinh sản, gây ra bởi sự nhiễm chất độc; những sự dị thường tập tính như chốn tránh nơi làm tổ hoặc địa bàn nguồn thức ăn do phải tiếp cận với tác nhân tác động như tiếng ồn, hoặc thay đổi cư trú. Độ nhạy cảm liên quan trực tiếp với kiểu tác động của tác nhân tác động. Ví dụ, độ nhạy cảm hoá học bị ảnh hưởng bởi sinh lí, di truyền và trao đổi chất riêng. Độ nhạy cảm cũng bị ảnh hưởng bởi lịch sử đời sống cá thể và cộng đồng, ví dụ, các loài cá có vòng đời dài và tốc độ sinh sản thấp sẽ dễ bị tổn thương hơn đối với sự tuyệt chủng từ sự tăng tỉ lệ chết so với loài có vòng đời ngắn và tốc độ sinh sản cao. Các động vật non nhạy cảm đối với tác nhân tác động hơn động vật trưởng thành, v.v… Sự phơi nhiễm là một yếu tố quyết định chìa khoá khác trong tính nhạy cảm. Các đặc tính và các điều kiện phơi nhiễm ảnh hưởng đến các đáp ứng thực thể sinh thái đối với tác nhân tác động, và như vậy sẽ quyết định thực thể sinh thái nào là nhạy cảm. Vì vậy người ta phải xem xét thông tin về sự tiếp cận của thực thể sinh thái đối với tác nhân tác động theo thời gian (nghĩa là tần xuất và độ dài liên quan với các giai đoạn sống nhạy cảm) và cường độ phơi nhiễm. Người ta thấy ngay cả ở sự phơi nhiễm tác nhân tác động rất thấp, các ảnh hưởng có hại vẫn xuất hiện nếu thực thể sinh thái bị hạn chế trong giai đoạn sống quyết địng. Ví dụ, nếu cá không có khả năng tìm được nơi làm tổ thích hợp trong thời kì sinh sản của chúng, sự rủi ro có ý nghĩa ngay cả khi chất lượng nước cao và nguồn thức ăn dồi dào. Sự phơi nhiễm có thể xảy ra tại một thời điểm này nhưng các ảnh hưởng có thể không xuất hiện cho đến một thời điểm khác. Cả các đặc tính lịch sử sống và hoàn cảnh phơi nhiễm ảnh hưởng đến tính nhạy cảm trong trường hợp này. Ví dụ, sự phơi nhiễm của quần thể đối với các hoá chất homon môi trường có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ giới con cái hoặc các ảnh hưởng xuất hiện chậm ở đời con (ung thư vú, tử cung hoặc vô sinh) làm phức tạp hoá sự đánh giá tính nhạy cảm.
Mô hình tổng quan cần phải phản ánh những yếu tố bổ sung này.
Xác định các điểm cuối đánh giá
Hai khía cạnh đòi hỏi để xác định các điểm cuối đánh giá. Thứ nhất là thực thể sinh thái được đánh giá như là loài, nhóm chức năng của loài, chức năng hoặc đặc điểm hệ sinh thái, hoặc môi trường tự nhiên được đánh giá riêng. Thứ hai là đặc điểm của thực thể quan tâm, điều này quan trọng đối với việc bảo vệ và tiềm năng rủi ro.
Khả năng phán đoán của chuyên gia và sự hiểu biết về các đặc điểm và chức năng của hệ sinh thái là quan trọng để thể hiện những mục đích chung vào các điểm cuối đánh giá có thể sử dụng được. Điểm cuối đánh giá quá rộng không thể đo lường hết được.
Điểm cuối đánh giá quá hẹp có thể không quan sát được hết các đặc tính quan trọng của hệ sinh thái. Các điểm cuối đánh giá xác định rõ ràng sẽ cung cấp cả phương pháp và biên giới cho sự đánh giá rủi ro.
Các điểm cuối đánh giá ảnh hưởng trực tiếp đến loại, các đặc điểm và sự giải thích các dữ liệu và thông tin được sử dụng cho phân tích, và qui mô và đặc trưng của sự đánh giá. Ví dụ, điểm cuối đánh giá như là “sự sinh sản của nhuyễn thể hai vỏ: xác định các đặc tính quần thể địa phương và đòi hỏi rất nhiều loại khác nhau của dữ liệu và đặc trưng hệ sinh thái so với điểm kết thúc đánh giá “cấu trúc và chức năng quần xã sinh vật ở nước”.
Sự có mặt của đa tác nhân tác động cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm cuối đánh giá. Khi này người ta có thể chọn một điểm cuối đánh giá mà điểm cuối đánh giá này nhạy cảm đối với nhiều tác nhân tác động đã được nhận biết, đáp ứng theo các đường khác nhau đối với tác nhân tác động khác nhau, người ta có thể xem xét các ảnh hưởng kết hợp của đa tác nhân tác động trong lúc giảm đi các ảnh hưởng.
Sự hình thành các mô hình tổng quan
Các mô hình tổng quan liên kết các hoạt động của con người với các tác nhân tác động và đánh giá các mối quan hệ giữa các con đường phơi nhiễm, các ảnh hưởng sinh thái, và các vật nhận sinh thái. Các mô hình tổng quan bao gồm một tập hợp các giả thiết rủi ro miêu tả các quan hệ dự đoán giữa tác nhân tác động, sự phơi nhiễm và đáp ứng điểm cuối đánh giá, cùng với lí lẽ lựa chọn chúng. Các giả thiết rủi ro là các giả thiết theo quan niệm khoa học rộng; chúng không cần thiết phải thử thống kê và các giả thiết biến đổi hoặc phương pháp phân tích riêng bất kì. Các giả thiết rủi ro có thể dự đoán các ảnh hưởng của tác nhân tác động, hoặc chúng có thể mặc nhiên đúng như các tác nhân có thể gây ra các ảnh hưởng sinh thái quan sát được.
Sơ đồ có thể sử dụng để minh hoạ các quan hệ được miêu tả bởi mô hình tổng quan và các giả thiết rủi ro. Sơ đồ mô hình tổng quan là công cụ hữu ích cho sự thông tin các con đường quan trọng và để nhận biết các nguồn chủ yếu của sự chưa đáng tin cậy.
Các sơ đồ này và các giả thiết rủi ro có thể được sử dụng để nhận dạng hầu hết các con đường quan trọng và các quan hệ xem xét ở giai đoạn phân tích.
Tính phức tạp của mô hình tổng quan phụ thuộc vào tính phức tạp của vấn đề, số các tác nhân tác động và các điểm cuối đánh giá xem xét, bản chất của các ảnh hưởng và các đặc điểm của hệ sinh thái. Đối với tác nhân tác động đơn và điểm cuối đánh giá đơn, mô hình tổng quan có thể là các quan hệ tương đối đơn giản. Trong trường hợp, ở đây mô hình khái niệm miêu tả, bên cạnh các con đường của các tác nhân tác động và điểm cuối đánh giá riêng, sự tương tác của đa tác nhân tác động và các điểm cuối đánh giá đòi hỏi thêm một số các mô hình phụ để miêu tả các con đường riêng. Các mô hình khác sau đó cũng được sử dụng để khảo sát các con đường riêng này tương tác như thế nào. Một ví dụ về mô hình tổng quan đối với đường phân nước (hình 7.6).
Sự chọn lọc các đo lường
Bước sau cùng của giai đoạn trình bày vấn đề là sự hình thành kế hoạch phân tích hoặc đề xuất nhằm nhận dạng các đo lường để đánh giá giả thiết rủi ro và mô tả phác hoạ đánh giá, các dữ liệu cần, các giả định, các nội dung và phương pháp riêng để tiến hành phân tích.
Các hoạt động
Nông nghiệp Công nghiệp Thành phố Giải trí thương mại Vùng, toàn cầu
Tác nhân tác động
Chất độc Dinh dưỡng Hạt đất, bụi Tiếng động Bệnh tật Bức xạ tử ngoại
Thay đổi thuỷ văn
Thay đổi nơi cư trú
Áp lực thu hoạch
Biến đổi khí hậu
Loài gây hại lan rộng Các mô hình ảnh hưởng sinh thái
Điểm cuối đánh giá Động vật hoang dã phụ thuộc nước
Động vật đáy không xương sống
Quần xã cá
Tiêu chuẩn chất lượng nước/trầm tích
Thực vật nước
Các đo lường Quần thể /đánh giá sức
khoẻ chim nước, lưỡng
cư, bò sát
Động vật không xương
sống hồ, độ phong phú, đa dạng, chỉ số sức khoẻ
Đánh giá sức khoẻ: những bất thường lớn, bệnh
học mô, tồn lượng chất độc, chỉ thị sinh học
Đánh giá nước:
chỉ số oxi, độ đục, năng suất sơ bộ, tồn lượng
chất độc, thử nghiệm sinh học
Đánh giá thực vật: độ che phủ,
sự giảm ánh sáng, chất dinh dưỡng hoà tan,
tảo lớn Hình 7.6. Ví dụ mô hình tổng quan đường phân nước
Biện pháp kiểm soát nước, thuốc trừ dịch hại, phân bón, cải tạo đất
Nơi thải hoá chất, phát thải chất thải, xây dựng,
tràn dầu
Các nguồn ô tô, nước cống thải, xây dựng, bãi thải
Nạo vét kênh, bảo vệ
ven bờ, bắt cá, săn bắn,
bơi thuyến, chợ búa
Sự lắng đọng từ khí quyển, đốt nhiên liệu hoá thạch, cloflocacbon