PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1.3. Các phương thức quản lý chất lượng sản phẩm
Quản lý chất lượng như ngày nay được áp dụng là kết quả của một sự phát triển chưa khép lại. Tuỳ theo cách đánh giá, lịch sử chất lượng có thể chia thành nhiều bước phát triển. Về cơ bản tất cả các nhóm chuyên gia đều nhất trí về hướng đi của các bước.
Có 5 bước phát triển của chất lượng như sau:
1.3.1. Kiểm soát chất lượng – QC (Quanlity Control)
Kiểm soát chất lương là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, được sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Kiểm soát chất lượng là kiểm soát mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng, bao gồm:
Kiểm soát con người thực hiện. Người thực hiện phải được đào tạo đủ kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc. Họ phải được thông tin đầy đủ về công việc cần thực hiện và kết quả cần đạt được. Họ phải được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc.
Kiểm soát phương pháp và quá trình sản xuất. Các phương pháp và quá trình sản xuất phải được thiết lập phù hợp với điều kiện sản sản xuất và phải được theo dõi, kiểm soát thường xuyên nhằm phát kiện kịp thời nhui74ng biến động của quá trình.
Kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào. Nguồn cuing cấp nguyên vật liệu phải được lựa chọn. Nguyên vật liệu phải được kiểm tra chặt chẽ khi nhập vào và trong quá trình bảo quản.
Kiểm soát, bảo dưỡng thiết bị. Thiết bị phải được kiểm tra thường xuyên, định kỳ và được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng qui định.
Kiểm tra môi trường làm việc, ánh sáng, nhiệt độ, điều kiện làm việc…
Việc kiểm soát chất lượng nhằm chủ yếu vào quá trình sản xuất để khắc phục những sai sót ngay trong quá trình sản xuất. Để quá trình kiểm soát chất lượng đạt hiệu quả, tổ chức cần xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm rõ ràng và phối hợp tốt giữa các bộ phận. Hoạt động kiểm soát được tiến hành theo chu trình PDCA do Deming đưa ra.
Trong đó : Plan : Hoạch định Do : Thực hiện Check : Kiểm tra Act : Điều chỉnh
Hình 1.4. Vòng tròn cải tiến Deming 1.3.2. Giám định chất lượng – QI (Quality Inspection)
Là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu qui định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính.
A P
C D
Giám định chất lượng sản phẩm liên quan đến công tác kiểm tra, quan sát (thường liên quan đến việc chọn mẫu và đánh giá mẫu kiểm tra chất lượng), các quy trình, thủ tục và dịch vụ nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất.
Hoạt động giám định có thể bao gồm việc thu thập dữ liệu thông qua việc lấy mẫu kiểm định. Thông thường công việc này được thực hiện bởi bộ phận đảm bảo chất lượng, các phòng ban khác nhưng không phải thường xuyên.
Ngoài ra các công cụ thống kê như biểu đồ kiểm soát cũng được sử dụng trong giám định chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo độ tin cậy giao động trong khoảng cho phép về chất lượng.
Căn cứ vào các điều kiện và nhu cầu cụ thể công tác giám định sẽ phải được thực hiện trong suốt chuỗi giá trị của sản phẩm:
Trước khi thực hiện giám định: Nguyên vật liệu và các thành phần sản xuất khác sẽ được kiểm tra trước khi bắt đầu đưa vào sản xuất. Sau khi các mẫu sản phẩm được cung cấp, bộ phận giám định sẽ lựa chọn ngẫu nhiên và kiểm tra các mẫu ngẫu nhiên đó xem xác suất tỷ lệ khuyết tật. Nếu cần thiết bộ phận giám định sẽ thông báo, hỗ trợ kỹ thuật nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm và tránh nguy cơ xảy ra khuyết tật trong quá trình sản xuất.
Trong quá trình giám định: Thông thường thì cán bộ giám định sẽ thực hiện khi 10 – 15% sản phẩm được hoàn thành. Tại thời điểm này cán bộ giám định sẽ xác định độ lệch nếu có so với tiêu chuẩn và đưa ra các hướng khắc phục để đảm bảo tình thống nhất của sản phẩm và chất lượng trong quá trình sản xuất. Tất cả các lỗi đã được phát hiện sẽ được kiểm tra lại để xác nhận chắc chắn rằng chúng đã được khắc phục.
Sau khi thực hiện giám định: Kiểm tra xác suất lại lần nữa để đảm bảo rằng hàng hóa không còn khuyết tật và sẵn sàng vận chuyển đến khách hàng. Ngoài ra cán bộ giám định cũng không thể quên việc kiểm tra lại trước khi sản phẩm được chuyển đến tay khách hàng để loại bỏ các khuyết tật mới có thể phát sinh.
1.3.3. Đảm bảo chất lượng – QA (Quality Assurance)
Là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệ thống quản lý chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽ thỏa mãn nhu cầu chất lượng.
Các yêu cầu của khách hàng được thể hiện dưới dạng các quy định kỹ thuật hay tiêu chuẩn sản phẩm. Tuy nhiên các quy định này không đảm bảo là các yêu cầu của khách hàng luôn luôn được đáp ứng.
Tiêu chuẩn chất lượng xuất hiện đầu tiên ở Anh năm 1950, đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Năm 1987, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000 để giúp các nhà cung cấp có được một mô hình chung về đảm bảo chất lượng, tạo niềm tin cho khách hàng.
1.3.4. Kiểm soát chất lượng toàn diện – TQC (Total Quality Control)
Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống nhằm huy động sự nỗ lực hợp tác giữa các bộ phận khác nhau trong một tổ chức vào quá trình có liên quan đến chất lượng từ nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm đến dịch vụ sau bán nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tiết kiệm nhất bằng cách phát hiện và giảm chi phí không chất lượng, tối ưu hóa cơ cấu chi phí chất lượng.
Khái niệm TQC được du nhập vào Nhật Bản vào những năm 1950, được áp dụng và có những khác biệt nhất định đối với TQC ở Mỹ. Sự khác nhau chủ yếu là ở Nhật Bản có sự tham gia của mọi thàng viên trong tổ chức,nên ở Nhật có tên gọi là Kiểm Soát Chất Lượng Toàn Công ty – CWQC (Company Wide Quality Control).
1.3.5. Quản lý chất lượng toàn diện – TQM (Total Quality Management)
Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng với sự huy động tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Quản lý chất lượng toàn diện là cách tiếp cận về quản lý chất lượng ở mọi công đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung của doanh nghiệp hay của tổ chức.
Mặc dù có nhiều quan niệm, triết lý khác nhau của nhiều tác giả, nhưng nhìn chung mọi người đều cho rằng TQM là sự lưu tâm đến chất lượng trong tất cả các hoạt động, là sự hiểu biết, sự cam kết, hợp tác của toàn thể thành viên trong doanh nghiệp/tổ chức, nhất là ở các cấp lãnh đạo.
Các đặc trưng của TQM cũng như những hoạt động của nó có thể gói gọn vào 12 điều mấu chốt dưới đây và đó cũng đồng thời là trình tự căn bản để xây dựng hệ thống TQM:
Nhận thức: Phải hiểu rõ những khái niệm, những nguyên tắc quản lý chung, xác định rõ vai trò, vị trí của TQM trong doanh nghiệp.
Cam kết: Sự cam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý và toàn thể nhân viên trong việc bền bỉ theo đuổi các chương trình và mục tiêu về chất lượng, biến chúng thành cái thiêng liêng nhất của mỗi người khi nghĩ đến công việc.
Tổ chức: Đặt đúng người vào đúng chỗ, phân định rõ trách nhiệm của từng người.
Đo lường: Đánh giá về mặt định lượng những cải tiến, hoàn thiện chất lượng cũng như những chi phí do những hoạt động không chất lượng gây ra.
Hoạch định chất lượng: Thiết lập các mục tiêu, yêu cầu về chất lượng, các yêu cầu về áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng.
Thiết kế chất lượng: Thiết kế công việc, thiết kế sản phẩm và dịch vụ, là cầu nối giữa marketing với các chức năng tác nghiệp.
Hệ thống quản lý chất lượng: Xây dựng chính sách chất lượng, các phương pháp, thủ tục và quy trình để quản lý các quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Sử dụng các phương pháp thống kê: Nhằm theo dõi các quá trình và sự vận hành của hệ thống chất lượng.
Tổ chức các nhóm chất lượng như là những hạt nhân chủ yếu của TQM để cải tiến và hoàn thiện chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm.
Sự hợp tác nhóm được hình thành từ lòng tin cậy, tự do trao đổi ý kiến và từ sự thông hiểu của các thành viên đối với mục tiêu, kế hoạch chung của doanh nghiệp.
Đào tạo và tập huấn thường xuyên cho mọi thành viên của doanh nghiệp về nhận thức cũng như về kỹ năng thực hiện công việc.
Lập kế hoạch thực hiện TQM: Trên cơ sở nghiên cứu các cẩm nang áp dụng TQM, lập kế hoạch thực hiện theo từng phần của TQM đẻ thích nghi dần, từng bước tiếp cận và tiến tới áp dụng toàn bộ TQM.