Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Công an Trung ương về xây dựng đội ngũ giảng viên từ năm 2001 đến năm 2005

Một phần của tài liệu ĐẢNG bộ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG LÃNH đạo xây DỰNG đội NGŨ GIẢNG VIÊN các học VIỆN, TRƢỜNG đại học CÔNG AN NHÂN dân từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 50 - 80)

Chương 2: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢNG BỘ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005

2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Công an Trung ương về xây dựng đội ngũ giảng viên từ năm 2001 đến năm 2005

2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ Công an Trung ương

Trước tình hình trong nước, khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp; các thế lực thù địch, phản động tiếp tục sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, thâm độc ra sức chống phá công cuộc đổi mới của Việt Nam và sự xuất hiện của nhiều loại hình tội phạm mới đã trực tiếp tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam. Để tăng cường sức mạnh, nâng cao khả năng chiến đấu của lực lượng CAND, đủ sức ngăn chặn và đấu tranh với mọi âm mưu của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, đòi hỏi công tác công an phải có sự chuyển biến nhanh chóng về nhiệm vụ và tổ chức lực lƣợng. Yêu cầu về biên chế của lực lƣợng tăng lên đột biến dẫn đến áp lực lớn cho công tác giáo dục - đào tạo.

Từ năm 2001 đến năm 2005, nhu cầu đào tạo và chỉ tiêu đào tạo cho các trường đều tăng mạnh so với giai đoạn trước đó, quá khả năng đáp ứng của các học viện, trường đại học CAND. Năm 1997, lưu lượng học viên là 7.813 học viên, đến năm học 2001 - 2002 tăng lên 18.133 học viên, tăng 43% [14; 17].

Trước yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo, năm 2003, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã có quyết định về việc thành lập trường Đại học ANND và Đại học CSND ở khu vực phía Nam trở thành trường đại học độc lập đào tạo trình độ đại học. Như vậy, từ năm 2003, cả 05 học viện , trường đại học đều bước vào giai đoạn tập trung thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ toàn lực lƣợng CAND nên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về xây dựng ĐNGV.

46

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công tác giáo dục - đào tạo trong CAND, Đảng bộ CATW tiếp tục triển khai nội dung trong Nghị quyết số 04/NQ- ĐU ngày 22 tháng 04 năm 1997 của Đảng ủy CATW về “Phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học công nghệ của lực lƣợng Công an nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhiệm vụ đến năm 2000”. Trong Nghị quyết 04/NQ-ĐU, Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an đã đánh giá tình hình đội ngũ giáo viên các trường CAND nói chung, trong đó có ĐNGV đó là “Đội ngũ giáo viên còn thiếu, trình độ năng lực còn hạn chế” [76, tr.3] và một trong những nguyên nhân của những hạn chế trong công tác giáo dục - đào tạo là do một bộ phận đội ngũ giáo viên trong CAND thiếu ý chí phấn đấu vƣợt khó khăn, không thường xuyên học tập, không yên tâm công tác; thiếu những chính sách phù hợp có tác dụng khuyến khích, thu hút động viên giảng viên [76]. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình, Nghị quyết đã đề ra những nội dung rất toàn diện và cụ thể về công tác xây dựng đội ngũ giáo viên.

Về công tác tuyển chọn: “ƣu tiên đầu tƣ để phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lƣợng và chất lƣợng” [76, tr.9], “bổ sung đủ giáo viên nghiệp vụ cho các trường, đảm bảo 50% giáo viên các trường đại học có trình độ thạc sĩ trở lên”

[76, tr.6]. Tuyển chọn số học viên tốt nghiệp loại khá, giỏi cả trong và ngoài ngành để bồi dưỡng bổ sung đủ giáo viên cho các trường Công an. Có chế độ tuyển chọn một số cán bộ đã đƣợc đào tạo cơ bản, đã qua thực tiễn chiến đấu, công tác để bồi dƣỡng làm giáo viên.

Về năng lực giảng dạy: yêu cầu giảng viên phải tiến hành đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tƣ duy sáng tạo, thích nghi có năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn, tạo khả năng tự học cho học viên [76].

Về chế độ, chính sách: tiến hành xây dựng và “ban hành các chính sách ƣu đãi đối với đội ngũ giảng dạy trong các trường Công an; giáo viên giảng dạy trong các trường Công an là cán bộ nghiệp vụ, quy định hệ số phụ cấp cho giáo viên theo chức danh, thành lập quỹ khuyến khích dạy giỏi và học giỏi” [76, tr.10], “xây dựng

47

hệ thống chính sách, ưu tiên đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện và cải thiện điều kiện làm việc để khuyến khích sáng tạo, thu hút tài năng” [76, tr.8]

Như vậy, trước yêu cầu của đất nước, sự mở rộng và phát triển quy mô của giáo dục - đào tạo trong CAND, quan điểm trên của Đảng ủy CATW đã khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong đó có ĐNGV, đề ra những quan điểm, chủ trương cơ bản, chiến lược cả trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng đội ngũ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy không có nghị quyết riêng của Đảng ủy CATW về xây dựng ĐNGV nhƣng quan điểm mới của Đảng ủy CATW và Bộ Nội vụ về xây dựng ĐNGV trong lực lượng CAND là cơ sở, là tiền đề để Đảng bộ các học viện, trường đại học CAND tổ chức thực hiện, triển khai mọi lĩnh vực công tác xây dựng ĐNGV.

Nghị quyết số 04/NQ-ĐU của Đảng ủy CATW có ý nghĩa định hướng quan trọng đối với công tác công tác xây dựng ĐNGV trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020.

Từ năm 2001 đến năm 2005, Đảng bộ CATW đã yêu cầu tiếp tục triển khai thực hiện nội dung Chương trình số 305/BNV, Đề án “Xây dựng đội ngũ giáo viên các trường Công an nhân dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” với những mục tiêu cơ bản về xây dựng ĐNGV đến năm 2020 và mục tiêu cụ thể đến năm 2000. Đến ngày 21/02/2003, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt Chương trình số 147/CT-BCA về “phát triển giáo dục đào tạo trong lực lƣợng Công an nhân dân và tiếp tục thực hiện Nghị quyết 04/NQ-ĐU của Đảng ủy Công an Trung ƣơng về phát triển giáo dục đào tạo Công an nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (sau đây gọi là Chương trình 147/CT- BCA). Chương trình 147/CT-BCA được thực hiện tập trung thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục – đào tạo giai đoạn 2003-2005 và đến năm 2010.

Các chương trình, đề án đã nhấn mạnh mục tiêu xuyên suốt về xây dựng ĐNGV đến năm 2020 là xây dựng ĐNGV đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu trình độ và độ tuổi, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo bậc học, loại hình và các ngành nghề đào tạo với chất lƣợng và hiệu quả cao. Hơn nữa, ĐNGV phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn sâu, có tinh thần trách

48

nhiệm, có hiểu biết thực tiễn phong phú nhằm không ngừng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo. Phải chú trọng việc nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức người thầy, vị thế của nhà giáo,

“mỗi giáo viên phải thường xuyên tự học và rèn luyện để luôn là tấm gương sáng về mọi mặt đối với học viên”. [22, tr.5]. Bên cạnh đó, các chương trình, đề án trên đã tập trung nêu rõ những nội dung trong công tác tuyển chọn, đào tạo bồi dƣỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với ĐNGV.

Ngoài việc đề ra các chương trình thực hiện cụ thể, tại các hội nghị công an toàn quốc từ năm 2001 đến năm 2005, khi chỉ đạo triển khai nhiệm vụ công tác hàng năm, Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an đã luôn chú trọng và xác định vai trò của công tác giáo dục - đào tạo trong CAND nói chung, xây dựng ĐNGV nói riêng. Trong đó, nhấn mạnh, “tiếp tục cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có kết quả Chương trình phát triển giáo dục, đào tạo trong Công an nhân dân” [40, tr.137].

Những quan điểm toàn diện và cụ thể về mục tiêu, nội dung xây dựng ĐNGV là cơ sở cho việc tổ chức chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ CATW trong nhiệm kỳ đầu của thế kỷ XXI.

2.2.2. Đảng bộ Công an Trung ƣơng chỉ đạo xây dựng đội ngũ giảng viên từ năm 2001 đến năm 2005

Quán triệt quan điểm của Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an, xây dựng ĐNGV là một nội dung được thể hiện xuyên suốt trong nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Đảng bộ Tổng cục XDLL CAND, của Vụ Đào tạo, các học viện, trường đại học CAND.

Tổng cục XDLL CAND có vai trò trực tiếp chỉ đạo thực hiện mọi mặt công tác giáo dục - đào tạo, trong đó có nhiệm vụ xây dựng ĐNGV là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Đảng bộ Tổng cục XDLL CAND đã tập trung xây dựng các đề án tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 04/NQ-TW và tiếp tục hoàn thiện mục tiêu, chương trình đào tạo, đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy học.

Ngày 15/12/2004 Đảng ủy Tổng cục XDLL CAND đã có Nghị quyết số 592- NQ/VPĐU về “tăng cường lãnh đạo và quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Công an nhân dân trong tình hình hiện nay”. Trong đó nhấn mạnh:

49

“Khẩn trương xác định biên chế của các trường theo quy mô được duyệt, trên cơ sở đó xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao….thực hiện tốt các chính sách đối với đội ngũ giáo viên” [55, tr.3].

Đảng bộ Tổng cục XDLL CAND xác định chú trọng “tăng chỉ tiêu tuyển mới và đào tạo theo chức danh, tăng cường đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng. Từng bước hoàn thiện các chính sách, chế độ đối với giáo viên” [56, tr.4].

Đảng bộ Vụ Đào tạo - Bộ Công an luôn chú trọng thực hiện lãnh đạo nhiệm vụ chính trị của đơn vị là xây dựng ĐNGV các trường CAND. Từ năm 2003 đến năm 2005, Đảng bộ Vụ Đào tạo đã tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-ĐU và Chương trình số 305/CT-BCA của Đảng ủy CATW và lãnh đạo Bộ Công an, trên cơ sở đó đề xuất ban hành Chương trình số 147/2003/CT-BCA. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc, đƣa công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ của CAND phát triển đúng hướng, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu công tác chiến đấu và XDLL CAND.

Với chức năng nhiệm vụ của đơn vị, Đảng bộ Vụ Đào tạo đã đề xuất và lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục XDLL CAND quyết định kịp thời những vấn đề cơ bản về đổi mới công tác giảng viên, tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong việc sửa đổi, bổ sung và ban hành mới một số quy định về quản lý ĐNGV; tổ chức chương trình bồi dưỡng thường xuyên và tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chức danh giảng viên.

Từ năm 2001 đến năm 2005, Đảng bộ các học viện, trường đại học CAND đã căn cứ tình hình cụ thể của cơ sở đào tạo, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện tốt các nội dung của công tác xây dựng ĐNGV. Cụ thể:

Ngày 12/5/2004, Đảng ủy Trường ĐH CSND ra Nghị quyết số 54/NQĐU - ĐHCS về “công tác cán bộ”, trong đó nhấn mạnh mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, nhất là ĐNGV “đảm bảo đủ về số lƣợng và chất lƣợng theo quy định của Bộ Công an, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Trường đến năm 2010”

[81, tr.6], phấn đấu “đến năm 2010 có 390 biên chế, trong đó đến năm 2005 có

50

168 giảng viên” [81, tr.7]. Về trình độ, “đến năm 2005, đến năm 2005 có 60%

giảng viên đạt trình độ trên đại học, trong đó 10% tiến sĩ” [81, tr.7]. Để thực hiện mục tiêu, yêu cầu trên, Nghị quyết số 54/NQĐU - ĐHCS đã xác định trong công tác tuyển chọn “phải xác định biên chế cho phù hợp trong từng giai đoạn;

yêu cầu các đơn vị tiến hành rà soát, xác định rõ số lƣợng biên chế bổ sung đến năm 2010. Cụ thể, đến năm 2004, cần “bổ sung 20 giảng viên,..., năm 2005 bổ sung 15 giảng viên” [81, tr.7]. Trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, Đảng ủy yêu cầu phải xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng theo chức danh, bao gồm kế hoạch từng năm và kế hoạch dài hạn đến năm 2010 nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã xác định. Phấn đấu đến năm 2004, “tăng 03 tiến sĩ, 15 thạc sĩ;

đến năm 2005, tăng 04 tiến sĩ, 14 thạc sĩ” [81, tr.8]. Đảng ủy yêu cầu, đối với sinh viên ra trường được tuyển làm giáo viên, sau khi duyệt giảng, trong vòng 5 năm phải học cao học; chú trọng đào tạo nghiên cứu sinh ở tuổi dưới 35 để có điều kiện cống hiến và phấn đấu có học vị, chức danh cao hơn.

Nghị quyết số 54/NQĐU-ĐHCS về công tác cán bộ thể hiện sự quyết tâm cao của Đảng ủy Trường Đại học CSND trong thực hiện xây dựng ĐNGV của trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Trong phương hướng công tác của nhiệm kỳ XXIV (2003-2005), Đảng bộ Học viện ANND nêu rõ, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 04 của Đảng ủy Công an Trung ƣơng về phát triển giáo dục đào tạo trong Công an nhân dân, Nghị quyết của Đảng bộ Công an Trung ƣơng lần thứ III [62, tr.12]. Các nghị quyết các năm học đều bổ sung, cụ thể hóa các chủ trương về xây dựng ĐNGV, tập trung “Đổi mới công tác tổ chức, quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, yêu nghề nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên” [91, tr.186].

Đảng bộ Trường Đại học PCCC đã nêu rõ nhiệm vụ quan trọng là: “Thực hiện có hiệu quả các đề án xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên” [52, tr.230]. Đặc biệt, khi đến dự tại Lễ Khai giảng năm học 2003-2004 ngày 2/10/2003, đồng chí Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy CATW, Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu nhà trường cần tiếp tục “xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên

51

phù hợp với chức danh, đủ khả năng quản lý và giảng dạy bậc đại học” [52, tr.234]. Lời chỉ đạo của Bộ trưởng có ý nghĩa sâu sắc, trở thành mục tiêu phấn đấu đối với toàn thể lãnh đạo và ĐNGV Trường Đại học PCCC.

Trên cơ sở thống nhất về quan điểm, Đảng bộ Công an Trung ƣơng đã chỉ đạo thực hiện xây dựng ĐNGV và bước đầu đạt được một số kết quả.

2.2.2.1. Chỉ đạo công tác tuyển chọn giảng viên

Giảng viên trường CAND vừa là nhà giáo, vừa là cán bộ công an, vì vậy, việc tuyển chọn giảng viên phải đáp ứng yêu cầu tuyển chọn cán bộ CAND và tiêu chuẩn của nhà giáo.

Trong Chương trình số 147/CT-BCA ngày 21/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Công an đã yêu cầu, đối với công tác tuyển chọn giảng viên, trên cơ sở nghiên cứu quy mô đào tạo, xây dựng quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn ĐNGV, xác định biên chế giảng viên đến năm 2020 vừa đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy, NCKH, vừa có tỷ lệ cho nhu cầu bồi dƣỡng nâng cao trình độ. Về nguồn tuyển, “chú ý tuyển số học sinh khá giỏi tốt nghiệp đại học An ninh, Cảnh sát để đào tạo, bổ sung giáo viên nghiệp vụ cho các trường còn thiếu biên chế” [7, tr.5], cụ thể “mỗi năm tuyển từ 20 đến 30 học viên tốt nghiệp các trường An ninh, Cảnh sát bổ sung làm giáo viên nghiệp vụ và pháp luật cho các trường [9] .

Với yêu cầu đó, từ năm 2001 đến năm 2005, lãnh đạo Bộ Công an đã ban hành và chỉ đạo thực hiện việc tuyển chọn giảng viên theo 3 quy định sau: Quyết định số 666/1998/QĐ-BCA (X13) ngày 12/10/1998 ban hành “Quy định tuyển chọn cán bộ vào lực lƣợng Công an nhân dân”; Quyết định số 627/2003/QĐ- BCA (X13) ngày 10/9/2003 về “Sửa đổi đối tƣợng, tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ vào lực lƣợng Công an nhân dân” và Quyết định số 684/2002/ ngày 22/7/2002 về “Tuyển giáo viên cho các học viện, phân hiệu học viện các trường Công an nhân dân”. Theo đó, công tác tuyển chọn giảng viên đƣợc xác định cụ thể về nguồn tuyển, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tuyển.

Thứ nhất, nguồn tuyển chọn đƣợc xác định chủ yếu từ hai nguồn là: sinh viên tốt nghiệp từ một số học viện , trường đại học CAND và tốt nghiệp trường ngoài ngành CAND.

52

Đối với đối tượng tốt nghiệp từ trường CAND, các học viện, trường đại học chủ động có kế hoạch bổ sung ĐNGV, rà soát, thống kê số sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt, phù hợp với công tác giảng dạy, sau khi tốt nghiệp giữ lại trường để tiếp tục bồi dưỡng trở thành giảng viên. Đây là nguồn tuyển chính của ĐNGV nghiệp vụ và pháp luật.

Đối với đối tượng tốt nghiệp ngoài trường CAND, chủ yếu tập trung giảng viên giảng dạy chính trị, khoa học xã hội, ngoại ngữ, pháp luật, thể dục thể thao… có thể tìm nguồn từ các sinh viên tốt nghiệp hoặc giảng viên đang giảng dạy các cơ sở đào tạo ngoài ngành công an. Trong đó, xác định rõ ƣu tiên những người tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc dự tuyển làm giảng viên.

Thứ hai, tiêu chuẩn tuyển chọn giảng viên, gồm: tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức; trình độ học vấn; trình độ khoa học kỹ thuật; về tuổi đời, sức khỏe và năng khiếu.

Trong đó, quy định tiêu chuẩn về sức khỏe của người dự tuyển cần đạt chiều cao đối với nam từ 1m62, nữ từ 1m52 trở lên; về thị lực: thị lực không kính, mỗi mắt đạt 10/10, tổng thị lực 2 mắt có thể đạt từ 19-20 [10, tr.2]; . Tuy nhiên, với những người tuyển chọn vào CAND làm công tác giảng dạy như giáo viên, giảng viên, huấn luyện viên…“riêng chiều cao có thể thấp hơn quy định trên nhưng không được thấp dưới 1m58 đối với nam; 1m50 đối với nữ; thị lực có thể mang kính cận, viễn thị không quá 3 điốp đạt tổng thị lực hai mắt từ 19-20”

[10, tr.3]. Nhƣ vậy, đối với việc tuyển chọn giảng viên, tiêu chuẩn về sức khỏe đã có điều chỉnh phù hợp, thuận lợi hơn nhằm thu hút những người có trình độ vào ngành.

Thứ ba, quy trình tuyển chọn đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ quy trình, gồm: nộp hồ sơ dự tuyển; tổ chức gặp gỡ trực tiếp để tìm hiểu động cơ, mục đích nguyện vọng vào lực lƣợng CAND; kiểm tra sức khỏe; kiểm tra năng khiếu công an, trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tổ chức thẩm tra, xác minh lý lịch. Sau khi tuyển, đối với những người tốt nghiệp ngoài trường CAND phải “có thời gian tạm tuyển ít nhất là 9 tháng, nhiều nhất không quá 12 tháng”. Hết thời gian tạm tuyển,

Một phần của tài liệu ĐẢNG bộ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG LÃNH đạo xây DỰNG đội NGŨ GIẢNG VIÊN các học VIỆN, TRƢỜNG đại học CÔNG AN NHÂN dân từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 50 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)