Chương 3: ĐẢNG BỘ CÔNG AN TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010
3.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Công an Trung ương về xây dựng đội ngũ giảng viên từ năm 2006 đến năm 2010
3.2.1. Chủ trương của Đảng bộ Công an Trung ương về xây dựng đội ngũ giảng viên
Trước tình hình mới, Đảng bộ Công an Trung ương nhiệm kỳ IV đã xác định nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu thực hiện trong nhiệm kỳ IV là việc tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an trong sạch, vững mạnh đủ sức hoàn thành nhiệm vụ. Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ yêu cầu: “xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ Công an cho yêu cầu trước mắt và lâu dài. Tập trung đào tạo bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ lãnh đạo công an các cấp theo chuyên đề. Nâng cao chất lƣợng dạy và học, chú trọng công tác giáo dục chính trị, phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành điều lệnh Công an nhân dân trong học sinh, sinh viên…” [77, tr.37]
Khi đánh giá về kết quả của công tác giáo dục - đào tạo, Bộ Công an khẳng định công tác bước đầu đã có những đổi mới, tập trung xây dựng và triển khai các đề án quan trọng. Tuy nhiên, công tác giáo dục - đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ còn nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu mới, nhƣ: “công tác quy hoạch, kế hoạch và hoạch định chiến lƣợc đào tạo còn yếu, một số chỉ tiêu đào tạo đƣa ra chƣa sát thực tế; một số chính sách đào tạo chậm đổi mới. Trình độ kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp của không ít học viên khi ra truờng còn bất cập so với yêu cầu thực tế, chương trình đào tạo còn nặng về lý luận” [40, tr.317]. Đội ngũ giáo viên hiện còn thiếu nhiều, số giáo viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư còn ít, nhất là ở các trường đại học phía Nam, việc bố trí giáo viên trẻ (nhất là giáo viên nghiệp vụ) thâm nhập thực tế còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ của đại đa số giảng viên còn yếu [33].
Hệ thống, quy mô các học viện, trường đại học CAND ngày càng được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo ở hầu hết các ngành nghề, trình độ, loại hình đào tạo, hòa nhập và theo sát đƣợc những biến đổi, phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân, khu vực và thế giới. Đến năm 2010, các học viện, trường đại học CAND đã triển khai thực hiện một số ngành, nghề đào tạo: Điều
81
tra trinh sát an ninh; Điều tra hình sự; Toán tin, Tiếng nước ngoài; Quản lý hành chính về An ninh quốc gia; Quản lý hành chính về trật tự xã hội; Kỹ thuật hình sự; Điều tra trinh sát Cảnh sát; Quản lý giáo dục và cải tạo phạm nhân; Phòng cháy, chữa cháy. Các ngành học trên đƣợc tổ chức thực hiện đã đáp ứng cơ bản yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực trong lực lƣợng CAND, phù hợp với đòi hỏi tình hình thực tiễn. Việc mở rộng quy mô chuyên ngành đào tạo nhƣ trên đã tác động trực tiếp đến công tác xây dựng ĐNGV.
Từ năm 2006, lưu lượng học viên tại các học viện, trường đại học tăng mạnh. Năm 2006, nếu lưu lượng học viên tại 5 học viện , trường đại học CAND là 25.842 học viên thì đến năm 2010, lưu lượng học viên là 40.580 học viên, tăng 14.737 học viên [28; 35]. Lưu lượng học viên tăng đã tạo áp lực lớn về công tác tổ chức đào tạo nói chung và công tác giảng dạy của ĐNGV nói riêng. Yêu cầu đặt ra ĐNGV phải tăng về số lƣợng và chất lƣợng tỷ lệ thuận với quá trình tăng lưu lượng học viên.
Quán triệt và thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ CATW lần thứ IV, từ năm 2006 đến năm 2010, tại hội nghị công an toàn quốc hàng năm; trong các chỉ thị và chương trình nhiệm vụ công tác hàng năm, Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo cụ thể với công tác giáo dục – đào tạo nói chung và công tác xây dựng ĐNGV nói riêng.
Thứ nhất, Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an luôn khẳng định tầm quan trọng của công tác giáo dục – đào tạo đối với công tác xây dựng lực lƣợng CAND, trong đó ĐNGV là nòng cốt thực hiện.
Công tác giáo dục – đào tạo là một trong những công tác quan trọng, đƣợc tổ chức đánh giá, tổng kết thường xuyên và liên tục đề ra nhiệm vụ cần thực hiện. Đặc biệt, năm 2008, thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-ĐUCATWW ngày 12/12/2007 của Đảng ủy CATW về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác Công an năm 2008, trong Chỉ thị số 26/2007/CT-BCA (V11) ngày 12/12/2007, lãnh đạo Bộ Công an nhấn mạnh việc nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá nhằm tạo sự
82
chuyển biến mạnh mẽ trên các mặt công tác của lực lƣợng Công an và yêu cầu các đơn vị chú trọng tập trung thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục – đào tạo.
Thứ hai, để thực hiện nhiệm vụ tăng cường đổi mới công tác giáo dục – đào tạo, Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu tổ chức thực hiện các đề án tăng cường đổi mới giáo dục – đào tạo trong Công an nhân dân, giai đoạn 2006 -2010 và đến 2020. Đó là việc “Tiếp tục triển khai các đề án tăng cường đổi mới giáo dục – đào tạo trong Công an nhân dân, giai đoạn 2006-2010, đề án xã hội hóa học tập trong Công an nhân dân và kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên các trường Công an nhân dân giai đoạn 2006-2010 [40, tr.335]; “Triển khai Đề án “Tăng cường đổi mới giáo dục đào tạo trong Công an nhân dân đến năm 2020”. Chuẩn hóa hệ thống các trường Công an nhân dân về quy mô, tổ chức và nội dung đào tạo, quy hoạch tổng thể nâng cao năng lực và chất lƣợng đào tạo của hệ thống các trường và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong Công an nhân dân đến năm 2020 [40]
Để triển khai các đề án lớn, quan trọng của Đảng ủy CATW và lãnh đạo Bộ Công an, nhằm đổi mới công tác giáo dục – đào tạo, xây dựng ĐNGV là cấp thiết vì ĐNGV là nguồn nhân lực quan trọng, trực tiếp tham gia xây dựng và triển khai thực hiện nội dung, quyết định mức độ hiệu quả các đề án trên trong thực tế.
Thứ ba, đối với công tác xây dựng ĐNGV, Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu phải tiến hành “Kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên các trường Công an nhân dân giai đoạn 2006-2010” [40, tr.335]; tiếp tục “nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường Công an để đáp ứng yêu cầu về cán bộ trong tình hình mới. Ban hành quyết định về tiêu chuẩn, giáo viên, giảng viên chuẩn trong các loại hình trường Công an nhân dân.” [40, tr.455]
Để thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ CATW, ngày 7/7/2006, Bộ trưởng Bộ Công an đã phê duyệt Đề án 1252 về “Tăng cường, đổi mới giáo dục và đào tạo trong Công an nhân dân giai đoạn 2006-2020”, cụ thể hóa một bước chủ trương của Đảng ủy CATW. Đề án 1252 đã tập trung nêu rõ quan điểm trong công tác xây dựng ĐNGV với những nội dung chủ yếu:
83
Một là, phải xây dựng ĐNGV có cơ cấu hợp lý, đủ về số lƣợng, chuẩn về chất lượng, đảm bảo theo tiêu chuẩn chức danh do Nhà nước và Bộ Công an quy định
Trên cơ sở tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá sâu sắc về thực trạng ĐNGV các học viện, trường đại học CAND, lãnh đạo Bộ Công an đã khẳng định, ĐNGV hầu hết tâm huyết với sự nghiệp giáo dục - đào tạo; trình độ, năng lực đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, ĐNGV còn thiếu về số lƣợng; hạn chế về chất lƣợng… hầu hết số giáo viên nghiệp vụ chƣa qua thực tiễn công tác công an; tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học trong các trường Công an thấp hơn nhiều so với quy định của Chính phủ [29].
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đào tạo, mục tiêu đặt ra đối với xây dựng ĐNGV đến năm 2010 phải xây dựng đội ngũ nhà giáo chuẩn hóa theo chức danh, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo; có hiểu biết thực tiễn phong phú, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục- đào tạo của lực lƣợng CAND “phấn đấu đạt tỷ lệ trung bình 1 giáo viên/15 học viên đại học” [ 29, tr.3].
Hai là, trong tổ chức tuyển chọn ĐNGV, Lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu
“nghiên cứu xây dựng chính sách thu hút người giỏi, người có học hàm, học vị tham gia giảng dạy trong các trường Công an nhân dân” [29, tr.5].
Ba là, về công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV, nâng cao năng lực thực tiễn cho giảng viên, Đề án 1252 nhấn mạnh, chú trọng nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên; cho phép giáo viên tham gia các chiến dịch, các chương trình hành động, chuyên án, tổng kết, chuyên đề nghiệp vụ để nâng cao kiến thức thực tế….
Nghiên cứu áp dụng chế độ, chính sách phù hợp cho giáo viên đi thực tế ở các đơn vị nghiệp vụ, nhất là đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn nghiệp vụ chuyên ngành [29, tr.5].
Đánh giá về hội nhập quốc tế trong đào tạo, lãnh đạo Bộ Công an chỉ ra còn hạn chế; số lượng giảng viên được cử đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài còn ít; nguyên nhân là “do thiếu kinh phí, khả năng ngoại ngữ yếu và chƣa có biện pháp hiệu quả trong tạo nguồn” [29, tr.2]. Để giải quyết yêu cầu đó, lãnh
84
đạo Bộ Công an đã kịp thời đề ra chủ trương mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý cho giáo viên. Đây là chủ trương mới, phù hợp, thể hiện sự nhạy bén trong nắm bắt xu thế của giáo dục - đào tạo khu vực và thế giới.
Bốn là, thực hiện chủ trương nâng cao cơ sở vật chất cho công tác dạy và học, Lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu, tổ chức nghiên cứu định mức trang bị phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học cho một số loại phòng học chuyên ngành, lập dự án trang bị đồng bộ phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học ở các trường [29, tr.5]
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy CATW về phát triển ĐNGV, lãnh đạo Bộ Công an đã quyết định thực hiện 02 kế hoạch đó là: Kế hoạch số 34/2006/KH-BCA (X14) ngày 21/4/2006 về “Xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các học viện, trường Công an nhân dân đến năm 2010”; Kế hoạch số 53/2008/KH-BCA (X14) ngày 12/5/2008 về
“Tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các trường Công an nhân dân từ năm 2008 đến năm 2010”.
Việc xác định tầm quan trọng của công tác giáo dục – đào tạo nói chung, xây dựng ĐNGV nói riêng trong chương trình công tác công an hàng năm, quyết định ban hành các đề án, kế hoạch trên của Bộ Công an thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an đối với sự phát triển của ĐNGV. Những quan điểm chỉ đạo trên thực sự đã giải quyết trước những yêu cầu nóng bỏng đang đặt ra đối với công tác xây dựng ĐNGV. Việc xây dựng và ban hành Đề án, kế hoạch là rất hợp lý, kịp thời, tạo tiền đề vững chắc, xác định những định hướng đúng đắn, phù hợp trong xây dựng ĐNGV.
Những nội dung toàn diện, cụ thể với những điểm mới trong chủ trương thể hiện sự quyết tâm của cấp ủy đảng, lãnh đạo Bộ Công an trong việc lãnh đạo thực hiện để đạt mục tiêu về trình độ giảng viên, tạo cơ sở để lãnh đạo các học viện, trường đại học xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nội dung xây dựng ĐNGV có chất lƣợng, hiệu quả.
85
3.2.2. Đảng bộ Công an Trung ƣơng chỉ đạo thực hiện xây dựng đội ngũ giảng viên
Để thực hiện chủ trương lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức triển khai theo chức năng, nhiệm vụ, phục vụ công tác xây dựng ĐNGV.
Cụ thể:
Tổng cục XDLL CAND có nhiệm vụ: (1) Nghiên cứu sửa đổi một số văn bản nhƣ: Quy định về chế độ làm việc của giảng viên; về giảng viên kiêm nhiệm;
về tuyển giảng viên cho các trường CAND; về tiêu chuẩn quy trình xét bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh giảng dạy, huấn luyện trong CAND… Đồng thời tiến hành ban hành mới quy định về điều động, luân chuyển giảng viên các học viện, trường CAND. (2) Hướng dẫn các học viện, trường đại học CAND triển khai kế hoạch tuyển chọn, đào tạo bồi dƣỡng phát triển ĐNGV. (3) Tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ sƣ phạm cho ĐNGV. (3) Phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng trong và ngoài ngành đề xuất các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch. (4) Giúp lãnh đạo Bộ Công an nắm tình hình, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển ĐNGV.
Các Tổng cục còn lại gồm: Tổng cục I, II, IV, V, VI chủ động phối hợp với các học viện, trường đại học CAND tạo nguồn, phát triển ĐNGV; thực hiện chế độ chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên kiêm nhiệm tham gia giảng dạy, dự các khoa học, lớp học theo kế hoạch chung; phối hợp với các trường CAND tổ chức buổi hội thảo, báo cáo thực tế nhằm giúp giảng viên cập nhật kiến thức, nắm bắt kịp thời tình hình thực tiễn phục vụ công tác giảng dạy.
Các học viện, trường đại học CAND chủ động tạo nguồn tuyển bổ sung đủ số giảng viên hiện đang thiếu; thực hiện chế độ, chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên tham dự các khóa học, lớp học theo kế hoạch chung và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên khi đƣợc Bộ giao; sắp xếp và thực hiện chế độ chính sách, bồi dưỡng, hướng dẫn, kèm cặp đối với số cán bộ công tác thực tế được điều động về trường.
86
Công an các đơn vị, địa phương chủ động đề xuất và phối hợp với các học viện, trường đại học tuyển chọn cán bộ có năng lực hoạt động thực tiễn, có khả năng sư phạm, làm giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm nhiệm cho các trường CAND; tiếp nhận, sử dụng, bố trí và tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên các trường CAND được điều động, luân chuyển và thâm nhập thực tế tại các đơn vị, địa phương.
Vụ Tài chính xây dựng kế hoạch cấp kinh phí hàng năm đảm bảo thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển ĐNGV của học viện , trường đại học theo kế hoạch chung của Tổng cục XDLL CAND.
Để triển khai thực hiện chủ trương của Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an, Đảng ủy Tổng cục XDLL CAND đã đề ra Nghị quyết số 448- NQ/VPĐU về “Lãnh đạo thực hiện Đề án 1252 của Bộ Công an về tăng cường đổi mới giáo dục và đào tạo trong Công an nhân dân giai đoạn 1 (2008-2010”.
Nghị quyết số 448-NQ/VPĐU nêu rõ nhiệm vụ của các đơn vị, học viện, trường đại học CAND trong quá trình thực hiện nội dung Đề án 1252. Tiếp đó, các đơn vị thuộc Tổng cục XDLL CAND đã chủ trì, nghiên cứu, tham mưu đề xuất Bộ Công an điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới nhiều văn bản quy định các nội dung liên quan đến xây dựng ĐNGV và thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết. Trong đó, Đảng bộ Cục Đào tạo chủ động đề xuất tập trung chỉ đạo các mặt công tác xây dựng ĐNGV; đề xuất lãnh đạo Bộ ban hành chương trình, kế hoạch, giải pháp xây dựng ĐNGV đạt theo chuẩn của Nhà nước; hoàn thiện nhiều văn bản về công tác giảng viên; phối hợp với các đơn vị chức năng rà soát và xác định biên chế ĐNGV cho các học viện, trường đại học CAND.
Đảng bộ, lãnh đạo các học viện, trường đại học CAND đã quán triệt và vận dụng quan điểm của lãnh đạo Bộ Công an, của Đảng ủy Tổng cục XDLL CAND trong việc đề ra chương trình, kế hoạch xây dựng ĐNGV của cơ sở đào tạo. Đảng ủy Học viện ANND ra Kế hoạch số 20-KH/ĐU nhằm thực hiện Nghị quyết 448-NQ/VPĐU của Đảng ủy Tổng cục XDLL. Kế hoạch đề ra một mục tiêu quan trọng là từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo chức danh, coi đây là công tác cần tập trung thực hiện; Đảng ủy Trường Đại học PCCC đã ban