Công tác xây dựng đội ngũ giảng viên trước yêu cầu, nhiệm vụ mới

Một phần của tài liệu ĐẢNG bộ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG LÃNH đạo xây DỰNG đội NGŨ GIẢNG VIÊN các học VIỆN, TRƢỜNG đại học CÔNG AN NHÂN dân từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 80 - 85)

Chương 3: ĐẢNG BỘ CÔNG AN TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010

3.1. Công tác xây dựng đội ngũ giảng viên trước yêu cầu, nhiệm vụ mới

3.1.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và xây dựng đội ngũ giảng viên Trên thế giới, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế bắt đầu diễn ra mạnh mẽ và thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật công nghệ đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của hầu hết tất cả các quốc gia. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, các quốc gia không thể chỉ dựa vào nguồn tài nguyên, vốn, kỹ thuật - công nghệ mà phải dựa vào chất lƣợng nguồn nhân lực. Cuộc cạnh tranh phát triển giữa các nước thực chất và bản chất là sự cạnh tranh về nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lƣợng cao.

Ở trong nước, sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến năm 2006, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Những thành tựu đó chứng minh đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Bước tiếp chặng đường đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta đứng trước những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức lớn, đan xen nhau, tác động chuyển hóa lẫn nhau, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc và thời đại, tranh thủ cơ hội, vƣợt qua thách thức tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững hơn.

Trong bối cảnh mới, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, nguồn nhân lực chất lƣợng cao có vai trò ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp đổi mới. Để tạo ra nguồn nhân lực có hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ mới, công tác giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học. Vì vậy, giáo dục đại học phải tạo được những bước đột phá quan trọng trên tất cả các phương diện. Đại hội đại

76

biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) đã nhấn mạnh, công tác giáo dục - đào tạo phải tạo đƣợc chuyển biến cơ bản, phải “đổi mới tƣ duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý… tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới, khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ…. Ƣu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lƣợng dạy và học, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên… Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng đào tạo” [73, tr.206-207].

Trong bối cảnh mới, mục tiêu đào tạo của các học viện, trường đại học không chỉ truyền thụ hệ thống tri thức khoa học mà dần chuyển sang hướng tiếp cận theo năng lực của người học. Giáo dục đại học có nhiệm vụ phát huy năng lực trí tuệ của con người, phát triển tiềm năng khoa học và công nghệ của đất nước, góp phần nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Sự chuyển đổi về mục tiêu đào tạo đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc xây dựng ĐNGV, những người trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực. Vì vậy, ĐNGV phải được xây dựng và phát triển ngang tầm với sự phát triển của khoa học công nghệ và kinh tế tri thức, phải được đầu tư đi trước một bước so với yêu cầu đào tạo.

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về giáo dục - đào tạo, trong đó có quan điểm về xây dựng ĐNGV.

Nghị quyết số 14/2005/NQ- CP về “đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020”, Đảng, Nhà nước đã khẳng định phải xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến [108]. Quan điểm trên là cơ sở quan trọng, tác động trực tiếp quá trình chỉ đạo công tác xây dựng ĐNGV trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trên cơ sở đó, từ năm 2006 đến năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một số văn bản quan trọng tác động mạnh mẽ đến công tác xây dựng ĐNGV, gồm có: (1) Quy chế số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/6/2006 về

77

“Đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy”. Quy chế là cơ sở quan trọng để hệ thống các học viện, trường đại học, cao đẳng trong cả nước thực hiện đúng quy chuẩn, đáp ứng đƣợc những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn [43]; (2) Quyết định số 61/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/10/2007 về “Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng” đã xác định nội dung chương trình bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho các nhà giáo thuộc từng chức danh, lĩnh vực công tác [117]; (3) Quyết định số 64/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/1/2008 về

“Chế độ làm việc đối với giảng viên” đã quy định rõ nhiệm vụ, định mức, thời gian làm viêc, giờ chuẩn giảng dạy, quản lý và quy đổi các hoạt động chuyên môn thành giờ chuẩn [117]; (4) Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 ban hành “Quy định về đạo đức nhà giáo” làm cơ sở để các nhà giáo nỗ lực rèn luyện, là cơ sở đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo chuẩn mực [117] và nhiều văn bản liên quan khác

Những văn bản quan trọng trên đã hình thành quan điểm về xây dựng ĐNGV của Đảng và Nhà nước một cách hệ thống toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực nhƣ phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ sƣ phạm, tiêu chuẩn trình độ… Quan điểm đó xác định yêu cầu ĐNGV phải được xây dựng theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lƣợng, bảo đảm đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác xây dựng ĐNGV từ năm 2006 đến năm 2010 đã thể hiện bước đột phá tư duy trong thực hiện đổi mới giáo dục đại học, khẳng định giáo dục đại học đƣợc xác định là trọng tâm trong công tác giáo dục - đào tạo.

3.1.2. Yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ giảng viên Công an nhân dân

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) chỉ rõ:

“Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới

78

và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhƣng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường…” [72]. Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Công an Trung ƣơng tại Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IV đã nhận định từ năm 2006 đến năm 2010, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển, nhƣng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn tác động nhiều mặt đến tất cả các nước. Hòa bình thế giới vẫn bị đe dọa, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, sắc tộc tôn giáo, hoạt động can thiệp lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo… tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp [77].

Ở trong nước, thành tựu xây dựng và bảo vệ đất nước 20 năm đổi mới làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh hơn nhiều so với trước, Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế và khu vực một cách đầy đủ và toàn diện hơn sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ tạo điều kiện cho tăng cường hợp tác về phòng chống tội phạm. Kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển ổn định là cơ sở giải quyết cơ bản những nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm, là nền tảng để giữ vững ổn định chính trị. Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng về Chiến lƣợc An ninh quốc gia, Chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc… tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công tác công an.

Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng nếu không đƣợc khắc phục có hiệu quả sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng và bọn tội phạm sẽ lợi dụng để hoạt động chống phá. Việc thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần …. có những thuận lợi nhƣng đang nảy sinh không ít những khó khăn, phức tạp đặt ra nhiều vấn đề mới trong công tác nghiệp vụ công an. Các thế lực thù địch vẫn ráo

79

riết đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình”, với những phương thức, thủ đoạn ngày càng thâm độc, xảo quyệt, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Chúng có sự điều chỉnh chính sách theo hướng: tìm cách móc nối giữa bọn phản động bên trong và bên ngoài nhằm công khai hóa, quốc tế hóa các hoạt động chống đối; triển khai mạnh các hoạt động tình báo, cài cắm cơ sở nội gián vào nội bộ ta; lợi dụng các vấn đề

“dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo” kích động thành lập các tổ chức chính trị đối lập, đòi ra báo công khai, tuyên truyền, xuyên tạc chống phá làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta nhằm tác động làm thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam. Tình hình an ninh chính trị có những diễn biến phức tạp mới. Trong khi đó, tình hình tội phạm cũng có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới hoạt động xuyên quốc gia nhƣ rửa tiền, tội phạm lợi dụng công nghệ cao,… Tệ nạn xã hội còn nghiêm trọng nhất là việc buôn bán, vận chuyển, tổ chức, sử dụng trái phép các chất ma túy, tệ nạn mại dâm…

Trước tình hình trên, việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lƣợng công an sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới. Sự chuyển biến nhanh và phức tạp của tình hình trên đã tác động và đòi hỏi công tác công an phải có sự chuyển biến nhanh chóng về nhiệm vụ và tổ chức lực lƣợng. Nghị quyết Đảng bộ Công an Trung ƣơng lần thứ IV khẳng định, phải nhất thiết “bố trí lực lƣợng, đào tạo cán bộ Công an cả về chính trị, nghiệp vụ, pháp luật, khoa học kỹ thuật và ngoại ngữ… mới đáp ứng đƣợc yêu cầu” [77, tr.37]. Tình hình trên đã đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ rất nặng nề cho công tác giáo dục - đào tạo trong CAND, trực tiếp là việc xây dựng, củng cố và phát triển ĐNGV về chất lượng và cần phải có những chủ trương, giải pháp thực hiện mang tính đột phá, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về mọi mặt.

80

Một phần của tài liệu ĐẢNG bộ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG LÃNH đạo xây DỰNG đội NGŨ GIẢNG VIÊN các học VIỆN, TRƢỜNG đại học CÔNG AN NHÂN dân từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)