CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Đo lường văn hóa doanh nghiệp tại ana mandara huế resort spa (Trang 40 - 43)

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

B. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. Thực trạng VHDN ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng VHDN, thậm chí có những doanh nghiệp không hề tiếc tiền mời các

công ty nước ngoài đến hoạch định VHDN cho công ty mình. Học tập VHDN tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Có 4 xu hướng chủ yếu phát triển của VHDN Việt Nam:

- Một là, tôn trọng con người với tư cách là chủ thể hành vi, coi trọng tính tích cực và tính năng động của con người trong kinh doanh, công việc nâng cao tố chất của con người là điều kiện quan trọng đầu tiên của phát triển doanh nghiệp.

- Hai là, coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp để bồi dưỡng ý thức VHDN cho toàn thể công nhân viên chức.

- Ba là, coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần của doanh nghiệp, tạo ra không gian văn hóa tốt đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết nhằm cống hiến sức lực, trí tuệ cho doanh nghiệp.

- Bốn là, coi trọng vai trò tham gia quản lý của công nhân viên chức, khích lệ tinh thần trách nhiệm của tất cả các thành viên doanh nghiệp.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, VHDN Việt Nam có 4 đặc điểm nổi bật sau đây:

+ Tính tập thể: Quan niệm tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp là do toàn thể thành viên doanh nghiệp tích lũy lâu dài cùng nhau hoàn thành, có tính tập thể.

+ Tính quy phạm: VHDN có chức năng điều chỉnh kết hợp: trong trường hợp lợi ích cá nhân và doanh nghiệp xảy ra xung đột thì công nhân viên chức phải phục tùng các quy định, quy phạm của văn hóa mà doanh nghiệp đã đề ra, đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe, cố gắng giải quyết hài hòa để xóa bỏ xung đột.

+ Tính độc đáo: Doanh nghiệp ở những quốc gia khác nhau, doanh nghiệp khác nhau ở cùng một quốc gia đều cố gắng xây dựng VHDN độc đáo trên cơ sở của vùng đất mà doanh nghiệp đang tồn tại. VHDN phải bảo đảm tính thống nhất trong nội bộ từng doanh nghiệp, nhưng giữa các doanh nghiệp khác nhau cần phải tạo nên tính độc đáo của mình.

+ Tính thực tiễn: Chỉ có thông qua thực tiễn, các quy định của VHDN mới được kiểm chứng để hoàn thiện hơn nữa. Chỉ khi nào VHDN phát huy được vai trò của nó trong thực tiễn thì lúc đó mới thực sự có ý nghĩa.

(tapchicongsan.org.vn)

2. VHDN của một số công ty lớn trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam

2.1. Một số doanh nghiệp thành công trong xây dựng VHDN IBM (International Business Machines Corporation)

Năm 1924, công ty CTR (Computing Tabulating Recording Company) mới chỉ là một trong số hàng tram công ty cỡ vừa, đang vật lộn trên thị trường để tìm kiếm thị phần. Ba năm sau đó, công ty đã gần như phá sản nếu không có những khoản vay lớn và kịp thời. Công ty lúc đó chủ yếu kinh doanh các sản phẩm đồng hồ và cân với vỏn vẹn 52 nhân viên kinh doanh. Nhưng nhà sáng lập Thomas J. Waston không hề thích thú với viễn cảnh một công ty ở mức độ tầm tầm như vậy, ông muốn công ty phát triển đạt mức độ một công ty toàn cầu. Do đó ông quyết định đổi tên công ty thành International Business Machines. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ ngơi trong phát triển kinh doanh và xây dựng Văn hóa công ty, đến nữa đầu thế kỷ XX, IBM đã vươn lên tầm cở quốc gia, đánh bại nhiều đối thủ đáng gờm khác.

Giá trị cốt lõi của IBM đó là làm cho nhân viên thấm nhuần triết lý công ty ngay từ buổi phỏng vấn đầu tiên, tức là từ trước khi nhân viên bước vào công ty làm việc. Các nhân viên mới đến phải học thuộc “ba niềm tin cơ bản”: quan tâm đến nhân viên, làm khách hàng hài lòng, biết cố gắng làm mọi việc trở nên đúng đắn, chính xác. Ngoài ra nhân viên mới còn phải tham dự các lớp học trong đó triết lý công ty và kỹ năng làm việc được trình bày với sự nhấn mạng ngang nhau.

Họ còn được học ngôn ngữ sử dụng trong nội bộ công ty, luôn được kỳ vọng thể hiện phẩm chất chuyên nghiệp của nhân viên IBM. Thực tế đã chứng minh, IBM đã xây dựng được một nền Văn hóa đặc trưng riêng, mà ở đó các thành viên gắn kết và phục vụ công ty hết long, như một nhân viên IBM lỳ cựu đã nói: “rời khỏi công ty này cũng giống như di cư ra nước ngoài vậy”

Walt Disney

Một ông lớn trong lĩnh vực truyền thông giải trí – Công ty Watl Disney đã sử dụng rất thành công các quy trình truyền bá tư tưởng, các tiêu chuẩn phù hợp rất chặt chẽ, cũng như ý thức bảo vệ công ty như là những biện pháp chủ yếu để bảo vệ tư tưởng cốt lõi trong VHDN của mình.

Giá trị cốt lõi và các giá trị được Walt Disney tuyên bố đó là: Disney rất quan tâm đến việc kiểm tra kỹ lưỡng nhân viên, làm cho họ hòa nhập với công việc giải trí của công ty. Những người lao dộng được tuyển dụng (thậm chí là lao động giản đơn nhất như nhân viên lau sàn nhà) đều phải trải qua ít nhất là hai người phỏng vấn.

Nhân viên mới ở bất cứ cương vị nào đều phải đến dự một buổi học về định hướng nhân viên do trường đại học Disney (một trường nội bộ công ty) giảng dạy. Khóa học được thiết kế sao cho các thành viên mới của công ty Disney có thể giới thiệu về các truyền thống của công ty, triết lý kinh doanh, tổ chức và phương pháp kinh doanh. Có thể nói, ngày từ khi một nhân viên mới bước chân vào công ty, họ đã dần được thầm nhuần những giá trị tư tưởng cốt lõi trong Văn hóa công ty.

2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho doanh nghiệp Việt Nam

Để xây dựng và phát triển VHDN mạnh thì trước tiên bản thân nhà lãnh đạo phải là tấm gương sáng trong công việc. Chính tấm gương của những người lành đạo ấy đã gắn bó nhân viên trong doanh nghiệp theo tinh thần chung, làm nên bản sắc văn hóa riêng biệt của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó phải có chính sách hướng tới con người, đây là yếu tố nổi bật trong cách quản lý của các doanh nghiệp trên. Các chính sách đó bao gồm: thu hút và giữ chân nhân tài, tạo điều kiện cho nhân viên được quyền thể hiện, đề bạt theo thành tích, từ đó nhân viên sẵn sàng gắn bó với doanh nghiệp. Ngoài ra, để xây dựng VHDN thành công cần quan tâm xây dựng lòng tự hào doanh nghiệp trong mỗi thành viên. Chính lòng tự hào về doanh nghiệp sẽ tạo nên lòng trung thành của nhân viên trong công ty, qua đó tạo ra nội lực quan trọng để doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm chất lượng giúp cho công ty được phát triển bền vững.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu Đo lường văn hóa doanh nghiệp tại ana mandara huế resort spa (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w