ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CHMA ĐO LƯỜNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI ANA MANDARA HUẾ RESORT & SPA
2. Đo lường VHDN tại Ana Mandara Huế Resort & Spa
2.1. Đặc điểm mẫu điều tra 2.1.1. Số mẫu thu được
Theo phương pháp đã nêu trên, đề tài sử dụng bảng hỏi nghiên cứu. Số lượng bảng hỏi phát ra là 110 bảng cho nhân viên đang làm việc tại Ana Mandara Huế Resort & Spa. Kết quả thu được 110 bảng, trong đó có 105 bảng hợp lệ và 5 bảng không hợp lệ do nhân viên bỏ qua quá nhiều câu hỏi.
Như vậy số bảng cuối cùng thu được là 105 bảng.
2.1.2. Mô tả mẫu điều tra
Các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra được nhập và xử lí trên phần mềm thống kê SPSS 22.0. Từ kết quả xử lí số liệu có thể thấy được một số đặc điểm về đối tượng điều tra như sau:
Giới tính:
Biểu đồ 1: Thông tin về giới tính mẫu điều tra
( Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2017) Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy rằng, trong tổng số 105 người được điều tra thì có 65 người là nữ giới chiếm tỉ lệ là 61,9 % và có 40 người là nam giới chiếm tỉ lệ là 38,1 %. Có thể thấy rằng tỉ lệ nam giới và nữ giới tại Ana Mandara Huế Resort &
Spa có sự chênh lệch rất lớn, tỉ lệ nữ giới cao hơn tỉ lệ nam giới là 23,8 %. Đặc thù của kinh doanh dịch vụ lưu trú thường chuộng nữ giới hơn vì họ rất thích hợp với các công việc ở các bộ phận như Buồng, Bàn, Spa, Lễ tân...còn nam giới lại thích hợp ở bộ phận Quản lý, Kỹ thuật, bảo vệ...do đó lao động nữ được ưu tiên hơn dẫn đến chiếm tỉ lệ cao hơn so với nam giới. Điều này là phù hợp với thực tế của doanh nhiệp.
Độ tuổi:
Biểu đồ 2: Cơ cấu về độ tuổi mẫu điều tra
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2017) Nhận xét:
Cơ cấu cán bộ nhân viên (CBNV) phân theo độ tuổi lại cho thấy độ tuổi chủ yếu của CBNV tại Ana Mandara Huế Resort & Spa tập trung ở nhóm tuổi từ 25 đến 40 tuổi chiếm 60% và nhóm tuổi dưới 25 tuổi chiếm 23,8%. Điều này cho thấy lao động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú đòi hỏi người lao động phải linh hoạt, năng động, nhạy bén và sáng tạo nên 2 nhóm tuổi này là có số lượng CBNV tập trung cao nhất. Điều này phù hợp với thực tế.
Nhóm tuổi từ 41 đến 55 tuổi chiếm tỉ lệ 13,3%, đây là độ tuổi tập trung chủ yếu của những CBNV làm việc lâu năm có nhiều kinh nghiệm, thường đảm nhận
những nhiệm vụ quan trong trong doanh nghiệp. Ở những nhóm tuổi này thường chiếm tỉ lệ thấp hơn so với những nhóm tuổi còn lại trong cơ cấu độ tuổi lao động của doanh nghiệp.
Nhóm tuổi trên 55 tuổi chiếm tỉ lệ rất thấp 2,9 %, nguyên nhân là do cơ cấu độ tuổi lao động trong lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi người lao động trẻ trung, nhanh nhạy vậy nên ở nhóm tuổi này tập trung rất ít CBNV. Điều này là phù hợp với thực tế.
Trình độ học vấn
Biểu đồ 3: Cơ cấu trình độ học vấn mẫu điều tra
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2017) Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ta thấy rằng, trình độ học vấn của CBNV tại Ana Mandara Huế Resort & Spa tập trung ở trình độ cao đẳng có tỉ lệ cao nhất chiếm 42,9% và trung cấp chiếm 28.6%. Đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ đòi hỏi nhiều kỹ năng vậy nên những người có trình độ cao đẳng thường chiếm lợi thế hơn trong tuyển dụng. Bên cạnh đó, theo khảo sát thu được 20% tỉ lệ CBNV có trình độ đại học, đây là nhóm đối tượng có tỉ lệ khá cao phần lớn tập trung ở những CBNV giữ những vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, ở họ ngoài những kỹ năng thì cần có trình độ học vấn cao hơn. Điều này là đúng với thực tế.
Đối tượng CBNV có trình độ THPT chiếm 6,7% và khác 1,9%, rơi vào những nhân viên làm an ninh, kỹ thuật… chiếm tỉ lệ rất thấp và CBNV có trình độ sau đại học chiếm 0%. Điều này là thực tế với doanh nghiệp.
Lịch sử làm việc
Biểu đồ 4: Cơ cấu về lịch sử làm việc mẫu điều tra
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2017) Nhận xét:
Qua biểu đồ ta thấy, số lượng CBNV có lịch sử làm việc trên lần 2 chiếm tỉ lệ cao nhất 60% trong tổng số 100% CBNV, ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú đòi hỏi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm nên nhân viên từng làm qua ít nhất 2 công việc chiếm tỉ lệ cao. Bên cạnh đó, tỉ lệ CBNV có lịch sử làm việc lần 2 chiếm 30,5%
tương đối cao. Do đặc thù ngành du lịch đòi hỏi người lao động trẻ trung, linh hoạt nên người lao động có su hướng tìm kiếm những công việc mới thích hợp với họ hơn tùy thuộc vào độ tuổi, hoàn cảnh của mình nên tỉ lệ ở 2 nhóm yếu tố này cao hơn so với nhóm yếu tố có lịch sử làm việc lần đầu chiếm 9,5% là điều phù hợp với thực tế.
Vị trí làm việc
Biểu đồ 4: Cơ cấu về vị trí làm việc mẫu điều tra
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2017) Nhận xét:
Với đặc thù là kinh doanh dịch vụ lưu trú do đó CBNV Buồng chiếm 24,8%
và nhà hàng chiếm 18,1% là 2 nhóm yếu tố có tỉ lệ cao nhất. Bên cạnh đó CBNV ở bộ phận lễ tân chiếm 11,4%, bếp chiếm 10,5% và văn phòng chiếm 10,5% là những nhóm yếu tố có tỉ lệ khá tương đồng với nhau. Điều này là thực tế với cơ cấu lao động của doanh nghiệp. Ở bộ phận sales chiếm 5,7% và spa chiếm 3,8% là 2 nhóm yếu tố có tỉ lệ thấp nhất. Điều này là hoàn toàn giống với thực tế.
Cấp bậc
Biểu đồ 6: Cơ cấu cấp bậc làm việc mẫu điều tra
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2017) Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng tỉ lệ CBNV thuộc nhóm yếu tố nhân viên chiếm 79,0% rất cao và có sự chênh lệch rất lớn so với các nhóm yếu tố khác như supervisor chiếm 9,5%, nhóm yếu tố trưởng bộ phận và phó trưởng bộ phận có tỉ lệ tương đồng với nhau là 5,7%. Điều này là phù hợp với thực tế của doanh nghiệp.
2.3. Đánh giá của CBNV về các yếu tố cấu thành VHDN tại Ana Mandara Huế Resort & Spa.
2.3.1. Đánh giá của CBNV về nhóm giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược Đây là nhân tố quan trọng nhất trong VHDN, nó là những giá trị bao trùm và chi phối toàn bộ các yếu tố khác trong VHDN của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Mọi hành động, suy nghĩ, cách thức và phương thức hành động của tổ chức đều xuất phát từ các giá trị trong nhân tố này.
Dựa vào bảng phỏng vấn điều tra ta có kết quả đánh giá của nhân viên về nhóm yếu tố giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược hiện tại tại Ana Mandara Huế Resort & Spa như sau:
Biểu đồ 7: Thống kê kết quả đánh giá của NV về các yếu tố giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu) Trong đó:
Yếu tố 1= Tổ chức tôi luôn nỗ lực để chiến thắng trên thị trường Yếu tố 2 = Tổ chức tôi luôn lựa chọn chiến lược đổi mới.
Yếu tố 3 = Tổ chức tôi luôn lựa chọn chiến lược ổn định.
Yếu tố 4 = Xây dựng và đào tạo đội ngũ lao động là lựa chọn chiến lược hàng đầu của tổ chức tôi.
Yếu tố 5 = Tổ chức tôi luôn đi tiên phong đổi mới sản phẩm.
Yếu tố 6 = Tổ chức tôi luôn quan tâm xây dựng tinh thần đồng đội của nhân viên Yếu tố 7 = Tổ chức tôi xây dựng hệ thống nội bộ hiệu quả với chi phí thấp.
Yếu tố 8 = Luôn nổ lực đạt được mục tiêu đề ra.
Yếu tố 9 = Sự tự do phá cách và sáng tạo là đặc tính nổi trội của tổ chức tôi.
Nhận xét:
Qua thống kê kết quả đánh giá của NV về nhóm yếu tố giá trị cốt lõi, ta thu được biểu đồ trên. Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy ở các biến khác nhau thì có những mức đánh giá khác nhau. Cụ thể như sau:
- Với mức đánh giá là Giống khá cao, các yếu tố 1 (chiếm 54,3%) yếu tố 2 (chiếm 52,4%), yếu tố 4 (chiếm 65,2%), yếu tố 5 (chiếm 49,5%) và yếu tố 6 (chiếm 35,2%) có mức đánh giá Giống là khá cao, chiếm từ 35,2% đến 65,5%. Từ đó ta có thể thấy giá trị cốt lõi ở Ana Mandara Huế Resort & Spa đó là “xây dựng và đào tạo đội ngũ lao động là lựa chọn chiến lược hàng đầu của tổ chức”. Là một doanh nghiệp còn khá trẻ, giá trị mà Ana Mandara Huế hướng đến là tập trung xây dựng và đào tạo đội ngũ CBNV, tức là lấy con người làm yếu tố cốt lõi quan trọng
nhất khi xây dựng VHDN của tổ chức. Ví dụ, vào mỗi chiều thứ 2 và thứ 6 hàng tuần nhân viên sẽ được tham gia vào lớp học tiếng anh, các kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống trong công việc. Vào cuối mỗi khóa học những nhân viên nào tiến bộ hay có thành tích tốt sẽ được khen thưởng và trao quà. Qua đó phần nào cho thấy rằng sự quan tâm bồi dưỡng và đào tạo con người ở Ana Mandara Huế.
Bên cạnh đó, các yếu tố 1, yếu tố 2, yếu tố 5 cũng được sự đánh giá khá cao, cho ta thấy rằng ở Ana Mandara Huế bên cạnh giá trị cốt lõi là quan tâm xây dựng đội ngũ lao động thì các yếu tố như “ luôn đi tiên phong đổi mới sản phẩm”, “ lựa chọn chiên lược đổi mới” hay “ nổ lực để chiến thắng trên thị trường” vẫn được quan tâm xây dựng. Từ đó góp phần mang lại sự phát triển cho Ana Mandara Huế khi thiết lập giá trị cốt lõi của doanh nghiệp của mình.
- Ngược lại, với mức đánh giá là Không giống khá cao bao gồm yếu tố 1, yếu tố 8 và yếu tố 9. Ta thấy rằng với giá trị cốt lõi là “luôn lựa chọn chiến lược ổn định” có mức đánh giá của nhân viên là Không giống cao nhất. Khi Ana Mandara Huế hướng đến giá trị xây dựng đội ngũ nhân viên, hướng đến phát triển sản phẩm, phát triển thị trường đòi hỏi tổ chức phải luôn xây dựng và lựa chọn những chiến lược đổi mới từ đó mới tăng khả năng xâm nhập thị trường cho tổ chức. Bên cạnh đó, ở yếu tố “ sự tự do phá cách và sáng tạo là đặc tính nổi trội của tổ chức tôi” với đánh giá Không giống chiếm 48,6% khá cao. Điều này có nghĩa sự tự do phá cách và sáng tạo tại Ana Mandara Huế vẫn chưa hoàn toàn được nhân viên đánh giá cao. Nhân viên vẫn chưa thực sự năng động và chấp nhận mạo hiểm. Điều này có thể được chứng minh bởi thực tế, bởi trong môi trường làm việc chuyên nghiệp tại một Resort cao cấp, tất cả các quy trình làm việc đều rất rõ ràng và cụ thể, tất cả mọi nhân viên đều làm việc theo quy trình đặt ra để đảm bảo tiến độ, yêu cầu hoàn thành công việc nên những sáng tạo, sai khác về quy trình là không nhiều. Bên cạnh đó, điều này cũng nói lên rằng nội quy và việc đào tạo nhân lực của tổ chức rất tốt, những quy trình làm việc đều được nhân viên trong công ty nắm rõ và tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
- Yếu tố “Luôn nỗ lực đạt được mục tiêu đề ra” có mức đánh giá Không giống và Giống khá tương đồng nhau. Bởi lẽ trong một tổ chức luôn đặt ra nhiều
mục tiêu khác nhau tùy vào từng bộ phận, chức vụ vì thế khi đưa ra yếu tố này, mỗi nhân viên lại đánh giá theo những mục tiêu mà họ cho là quan trọng nhất. Do đó khi khảo sát ý kiến của nhân viên tại Ana Mandara Huế, kết quả thu được có sự tương đồng giữa 2 ý kiến Giống và Không giống là điều phù hợp với thực tế của tổ chức hiện nay.
2.3.2. Đánh giá của CBNV về nhóm yếu tố chuẩn mực, nghi lễ, lịch sử của doanh nghiệp
Nhóm yếu tố chuẩn mực bao gồm 5 biến quan sát, là các giá trị, những quy định không thành văn nhưng được doanh nghiệp và mọi thành viên trong tổ chức tự giác tuân thủ thực hiện. Nó được thực hiện thông qua cách thức doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác, đồng nghệp, mức độ mà NV cảm nhận về các nghi lễ, cảm nhận về lịch sử phát triển và cách họ đối xử nhau hàng ngày trong tổ chức đó.
Dựa vào đánh giá của NV theo kết quả điều tra, ta có bảng sau:
Biểu đồ 8: Thống kê kết quả đánh giá của NV về các yếu tố chuẩn mực, nghi lễ, lịch sử
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu) Trong đó:
Yếu tố 10 = Các chính sách và nội quy đều rõ ràng
Yếu tố 11 = Nhân viên tổ cạnh tranh để đạt được khen thưởng
Yếu tố 12 = Nhân viên tổ chức tôi luôn thể hiện tinh thần làm việc đồng đội, hổ trợ và hợp tác
Yếu tố 13 = Nhân viên trung thành truyền thống và cam kết Yếu tố 14 = Tổ chức tôi đảm bảo công việc lâu dài.
Nhận xét:
Quan sát biểu đồ trên, ta có thể thấy được mức độ đánh giá là Giống của NV cho cả 5 yếu tố. Trong đó, yếu tố 10 (chiếm 63,8%), yếu tố 12 (chiếm 58,1%), yếu
tố 13 (chiếm 71,4%), yếu tố 14 (chiếm 62,9%) là những yếu tố chiếm tỉ lệ đánh giá Giống cao nhất, trên 50%.
Với mức đánh giá Giống cao nhất yếu tố “nhân viên trung thành và truyền thống”, “chính sách nội quy rõ ràng” và “ tổ chức tôi đảm bảo công việc lâu dài”
cho ta thấy rằng ở VHDN Ana Mandara Huế khi xây dựng nhóm yếu tố chuẩn mực, nghi lễ, lịch sử tổ chức thì những chính sách sách, nội quy của công ty được thiết kế rất rõ ràng, minh bạch và được toàn bộ nhân viên của công ty tuân theo.
Đối với một khu resort cao cấp thì việc tạo ra nội quy, quy chế và các chính sách rõ ràng là điều cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, ta thấy được sự chi phối của yếu tố cốt lõi lấy con người làm gốc của Ana Mandara Huế khi yếu tố “nhân viên trung thành và truyền thống” được đánh giá ở mức Giống rất cao của nhân viên.
Từ đó phản ánh rằng ở Ana Mandara Huế nhân viên được quan tâm, đào tạo và niềm tin, lòng trung thành của nhân viên càng được củng cố và phát triển cao hơn.
Ở yếu tố “ nhân viên tổ chức tôi luôn thể hiện tinh thần làm việc đồng đội, hổ trợ và hợp tác” chiếm mức đánh giá Giống cao, bởi lẽ với đặc thù là kinh doanh dịch vụ lưu trú, không thể mỗi nhân viên có thể làm việc độc lập mà phải có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau. Chẳng hạn ở bộ phận Buồng phòng tại Ana Mandara Huế khi thực hiện mỗi công việc đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên để thực hiện tốt các khâu làm phòng, dọn dẹp hay trải giường...
đó là sự liên kết giữa nhân viên và nhân viên. Bên cạnh đó, để quá trình đón tiếp và chuẩn bị phòng cho du khách diễn ra có tính hệ thống và chính xác thì đòi hỏi ở bộ phận Buồng phòng và Lễ tân phải luôn liên kết, hỗ trợ và tương tác nhịp nhàng với nhau, đó là sự liên kết giữa bộ phận và bộ phận. Qua đó, mỗi nhân viên hay mỗi bộ phận ở Ana Mandara Huế luôn thể hiện tinh thần làm việc đồng đội, hổ trợ và hợp tác, cùng nhau hoàn thành tốt những công việc được giao.
Ngược lại, với mức đánh giá của nhân viên là Không giống cao nhất, yếu tố
“nhân viên cạnh tranh để được khen thưởng” đã phản ánh rõ nét hơn về nhóm yếu tố chuẩn mực, nghi lễ và lịch sử ở Ana Mandara Huế khi xây dựng VHDN khi lấy giá trị cốt lõi là lấy con người làm gốc. Như đã phân tích trên, khi mà giữa mỗi nhân viên hay mỗi bộ phận luôn có tinh thần đồng đội, hỗ trợ nhau thì tất nhiên yếu tố cạnh tranh vì mục đích cá nhân hay vì để được khen thưởng sẽ bị hạn chế
đi. Cho nên khi khảo sát nhân viên ở yếu tố này, kết quả thu được có mức đánh giá Không giống cao nhất là điều có thể nhận thấy được.
2.3.3. Đánh giá của CBNV về nhóm không khí và phong cách quản lý của doanh nghiệp.
Đây là nhóm yếu tố bao gồm hai yếu tố chính: Không khí làm việc và phong cách quản lý, nhóm yếu tố này bao gồm 10 biến quan sát. Dựa vào kết quả phỏng vấn điều tra ta có bảng sau:
Biểu đồ 9: Thống kê kết quả đánh giá của NV về các yếu tố nhóm không khí và phong cách quản lý.
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu) Trong đó:
Yếu tố 15 = Môi trường làm việc thân thiện, đồng nghiệp coi nhau như thành viên trong gia đình
Yếu tố 16 = Mọi người trong tổ chức tôi làm việc độc lập, không bị ràng buộc về thời gian và công việc
Yếu tố 17 = Lãnh đạo thân thiện, gần gũi, ân cần, hổ trợ và bao dung Yếu tố 18 = Không khí trong tổ chức nghiêm ngặt, luật lệ và kỷ luật
Yếu tố 19 = Môi trường luôn cho phép đổi mới sáng tạo, cải tiến và thay đổi Yếu tố 20 = Lãnh đạo có khoảng cách xa với nhân viên
Yếu tố 21 = Lãnh đạo tổ chức tôi cực kỳ thoải mái, luôn đổi mới, dám nghĩ dám làm
Yếu tố 22 = Cách quản lý nhân viên của tổ chức tôi là tạo sự cạnh tranh quyết liệt trong nội bộ
Yếu tố 23 = Quản lý tổ chức tôi giành phần lớn thời gian với khách hàng.
Yếu tố 24 = Sự thăng tiến và chủ nghĩa cá nhân trong tổ chức được đặt lên hàng đầu.
Nhận xét: