CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3 Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Bảng 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu trong nước
Stt Tên đề tài Nội dung nghiên cứu
10
Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi (2010) nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại doanh nghiệp nhà nước.
Nghiên cứu chỉ ra 8 nhân tố ảnh hưởng tới quyết định chọn cơ quan nhà nước làm việc là cơ hội đào tạo và thăng tiến, thương hiệu và uy tín tổ chức, sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức, mức trả công, hình thức trả công, chính sách và môi trường tổ chức, chính sách và thông tin tuyển dụng, gia đình và bạn bè.
11
Nguyễn Ngọc Khánh (2008) với đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của quyết định làm việc của kỹ sư tại các công ty ở khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh.
Sự thay đổi công việc, mức trả công, chế độ phúc lợi, môi trường làm việc của tổ chức, quan hệ trong tổ chức, cơ hội đào tạo, thăng tiến và phát triển, thương hiệu công ty có ảnh hưởng tới sự hài lòng trong quyết định làm việc của kỹ sư tại các công ty ở khu công nghệ cao TP.
HCM.
12
Đào Đức Cẩm (2013) đã nghiên cứu đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định làm việc cho doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
Nghiên cứu khảo sát 250 nhân viên ở TP. HCM và Bình Dương thì có 198 người có dự định làm việc cho doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Qua đó khẳng định sáu yếu tố có tác động lên dự định làm việc bao gồm sự phù hợp cá nhân – tổ chức, chính sách và môi trường của tổ chức, uy tín và thương hiệu của tổ chức, gia đình và bạn bè, trả công – cơ hội đào tạo, thăng tiến và cuối cùng thông tin tuyển dụng tác động nhỏ nhất đến dự định làm việc.
13 Nguyễn Vĩnh Luận (2014) với đề tài: ‘Sự thu hút của nhà tuyển dụng
Với 400 bảng câu hỏi được gửi đi và thu được 370 phản hồi, trong đó có 354 kết quả khảo sát
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2016) Bảng tóm tắt những nghiên cứu trước liên quan theo các biến chính
(Xem Bảng E_2, Phụ Lục E)
Như vậy, theo một số nghiên cứu trong nước thì các yếu tố nổi bật ảnh hưởng tới quyết định chọn việc làm của người tìm việc là: mức trả công, cơ hội đào tạo và thăng tiến, thương hiệu của tổ chức, sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức, môi trường làm việc của tổ chức, thông tin tuyển dụng, gia đình và bạn bè. Tuy nhiên hiếm có đề tài nghiên cứu về ý định làm việc của sinh viên đại học năm cuối cho DNNN ở Việt Nam, đó chính là khoảng trống nghiên cứu (gap research) cần được bổ sung, đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các công ty trong công tác tuyển dụng nhân lực, đặc biệt là các công ty nước ngoài tại Việt Nam.
và việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội ảnh hưởng đến dự định ứng tuyển của sinh viên năm cuối đại học dược tại khu vực phía nam’.
đạt yêu cầu, tác giả xác định có 4 yếu tố có tác động dương lên dự định ứng tuyển của ứng viên tiềm năng là Giá trị hấp dẫn, Giá trị công bằng, Giá trị phát triển và mức độ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội. Trong đó, giá trị phát triển là tác động mạnh nhất và giá trị hấp dẫn có tác động yếu nhất.
14
Nguyễn Anh Việt (2015) với đề tài:
‘Các yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính nhà nước để làm việc của sinh viên các trường đại học tại Long An và TP. HCM’.
Nghiên cứu khảo sát 257 sinh viên các trường đại học tại Long An và TP. HCM cho thấy các yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính nhà nước để làm việc của sinh viên là Cơ hội cống hiến, Đào tạo phát triển, Điều kiện làm việc, Cơ hội thăng tiến, Tính ổn định, Truyền thống gia đình, Quyền lực chính quyền.
Lương thưởng và thu nhập ngoài lương không có tác động tích cực đến ý định làm việc cho cơ quan nhà nước của sinh viên.
So sánh đề tài với các nghiên cứu trong nước trước đây
Các nghiên cứu trước đề cập tới một loại hình doanh nghiệp cụ thể như DN nhà nước, DN Nhật Bản, chưa có nghiên cứu loại hình doanh nghiệp FDI, một loại hình doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm gần đây. Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính chung trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 11,284 tỷ USD, tăng 105,4% so với cùng kỳ năm 2015.
(Nguồn: Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài, 2016). Nghiên cứu của tác giả đề cập đến loại hình DN có vốn đầu tư nước ngoài, có những đặc trưng là lương cao, đãi ngộ tốt và có nhiều cơ hội phát triển, đây là những lý do khiến lao động Việt Nam, đặc biệt là sinh viên mới ra trường thường ứng tuyển vào các công ty nước ngoài. Đối tượng khảo sát là các sinh viên đại học năm cuối đang theo học tại các trường đại học lớn tại TP. HCM như đại học Kinh tế, đại học Mở TP. HCM, đại học Bách Khoa TP. HCM, đại học Sư Phạm Kỹ Thuật, đại học Nông Lâm TP.
HCM, đại học Công Nghệ TP. HCM, với đông đảo lực lượng sinh viên năng động, sáng tạo, và cơ hội làm việc trong DN nước ngoài của họ sau khi ra trường là khá cao. Ngoài ra nghiên cứu cũng phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu hoá khi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP được hoàn toàn có hiệu lực từ năm 2018. Thời điểm thích hợp nhất để các nhà đầu tư nước ngoài mở rộng hoạt động kinh doanh tại quốc gia đầy tiềm năng như Việt Nam. TPP sẽ giúp thị trường lao động trong khối ASEAN sôi động hơn và thúc đẩy tạo việc làm cho từng quốc gia thành viên. Điều đó đồng nghĩa nhu cầu về lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu tăng cao và đây là môi trường hấp dẫn để nhiều sinh viên sau khi ra trường rất muốn làm việc.
2.4 Các yếu tố tác động đến ý định chọn công việc
Những giá trị hấp dẫn của doanh nghiệp, như là: danh tiếng, sự hấp dẫn, uy tín của tổ chức, hình ảnh và văn hóa tổ chức tốt có tác động tích cực đến ý định chọn công việc của ứng viên. Ngoài ra, kiến thức hiểu biết về tổ chức, nội dung của công việc và sự phù hợp giữa cá nhân - tổ chức; mức trả công, phần thưởng, hệ thống phúc lợi, chính sách công việc/gia đình, hệ thống các quy tắc hoạt động linh hoạt,