Thiết kế nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc cho công ty nước ngoài của sinh viên đại học năm cuối tại thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 54)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thiết kế nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo tác động đến ý định làm việc dựa trên các thang đo được sử dụng từ những nghiên cứu trước. Nghiên cứu sơ bộ định tính là dạng nghiên cứu khám phá, theo đó các thông tin được thu thập được ở dạng định tính thông qua kỹ thuật thảo luận và diễn dịch (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2010). Kết quả của phương pháp nghiên cứu định tính là cơ sở để hoàn thiện bảng câu hỏi cho bước nghiên cứu định lượng. Các kết quả thu thập được trong quá trình thảo luận với chuyên gia sẽ được tổng hợp, làm tài liệu cho việc hiệu chỉnh, bổ sung các biến trong thang đo. Các thang đo được thừa hưởng từ các nghiên cứu trước, tuy nhiên đối tượng nghiên cứu, môi trường nghiên cứu cũng như thời điểm nghiên cứu khác nhau, thậm chí tập quán ở các quốc gia khác nhau nên thang đo sẽ có những điểm khác biệt. Các điểm khác biệt này sẽ được phát hiện và điều chỉnh trong quá trình phỏng vấn, từ đó các biến trong thang đo sẽ phù hợp hơn với bối cảnh nghiên cứu mới.

3.3 Thiết kế nghiên cứu chính thức

Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua hình thức gửi bảng câu hỏi đến đối tượng khảo sát là các sinh viên đại học năm cuối cùng (chưa từng làm việc cho một DNNN) tại 6 trường đại học ở TP. HCM.

Kích cỡ mẫu:

Được xác định theo phương pháp phán đoán bằng 5 lần số lượng biến quan sát (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Do đó, với số biến quan sát là 63 thì kích thước mẫu sẽ là 63*5 bằng 315 mẫu. Để đảm bảo cho hai điều kiện trên, nghiên cứu sẽ thực hiện trên kích thước mẫu là 315 sinh viên ở 6 trường đại học trên địa bàn TP. HCM. Tuy nhiên, với đối tượng quan sát là sinh viên với đặc thù số lượng đông, dễ tiếp cận tác giả quyết định sử dụng 400 bảng câu hỏi, với số lượng bảng câu hỏi này tác giả cũng loại trừ được các mẫu không đạt yêu cầu hoặc chất lượng thông tin kém.

Phương pháp chọn mẫu: Các phần tử của mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Bất kỳ sinh viên đại học năm cuối tại 6 trường đại học ở TP. HCM

(sắp ra trường) và họ có nguyện vọng sẽ làm việc cho công ty nước ngoài trong tương lai đồng ý tham gia vào mẫu đều được chọn vào mẫu.

Phương pháp thu thập dữ liệu: Các sinh viên năm cuối sẽ được phát tận tay bảng câu hỏi và trả lời trực tiếp.

Phương pháp phân tích dữ liệu: Xử lý số liệu được thực hiện trên chương trình xử lý số liệu SPSS 23.0 theo 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Kiểm định độ tin cậy của các thang đo kiểm định thông qua công cụ Cronbach’s Alpha. Tiêu chí:

- Hệ số tương quan tổng (Corected Item – total Correlation) >= 0.5 - Hệ số Cronbach’s Alpha >= 0.6

Thông qua công cụ Cronbatch’s Alpha ta loại bỏ những biến quan sát có hệ số Cronbatch’s Alpha <0.6 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)).

Giai đoạn 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA, nhằm định lại một tập hợp nhóm quan sát trong mô hình nghiên cứu.

Các biến quan sát có Factor Loading <0.5 sẽ bị loại bỏ. Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) hệ số tải Factor Loading đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích nhân tố khám phá EFA là lớn hơn hoặc bằng 0.5.

Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett’s testof sphericity (để kiểm định giả thuyết Ho là các biến không có tự tương quan với nhau trong tổng thể, nói cách khác là ma trận là ma trận tương quan tổng thể là ma trận đơn vị trong đó tất cả các giá trị trên đường chéo đều bằng 1 và các giá trị nằm ngoài đường chéo bằng 0): sig.<= 0.5 thì có ý nghĩa là bác bỏ giả thuyết Ho của nghiên cứu, hay sử dụng phân tích nhân tố là phù hợp. Sử dụng Eigenvalue để thực hiện phân tích nhân tố: >1 và phép quay Varimax Procedure (xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, tăng cường khả năng giải thích các nhân tố)

- Factor loading >= 0.5

- 0.5<= KMO (Keiser – Meyer – Olkin) <= 1 - Percentage of Variance >= 50%

Giai đoạn 3: Phân tích hồi quy tuyến tính để biết được cường độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Từ đó, kiểm tra được độ thích hợp của mô hình, xây dựng mô hình hồi quy bội, kiểm định các giả thuyết. Vấn đề chấp nhận và diễn giải các kết quả hồi quy được xem xét trong mối liên hệ với các giả thuyết nghiên cứu. Do đó mà trong phân tích hồi quy nhóm có kiểm định các giả thuyết của hàm hồi quy, nếu như các giả thuyết đó bị vi phạm thì các kết quả ước lượng các tham số trong hàm hồi quy không đạt được giá trị tin cậy. Tiêu chuẩn của đánh giá khi thực hiện phân tích hồi quy bội:

- Đánh giá sự phù hợp của mô hình: Thông qua thước đo R2 điều chỉnh (Adjusted R square) để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình.

- Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Kiểm định F sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y có mối liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập biến hay không.

Nếu giả thuyết R2pop = 0 bị bác bỏ tức là kết hợp của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được thay đổi của biến Y, tức mô hình xây dựng phù hợp với tập dữ liệu.

- Xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình: có 2 vấn đề cần quan tâm khi xác định tầm quan trọng tương đối của từng biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính bội, đó là: tầm quan trọng của từng biến độc lập khi chúng tác động riêng biệt, và tiếp theo là tầm quan trọng của các biến độc lập khi chúng được sử dụng cùng với những biến khác trong mô hình hồi quy bội. Vấn đề thứ nhất được giải quyết thông qua hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, trị tuyệt đối của các hệ số tương quan càng lớn thì liên hệ tuyến tính càng mạnh. Vấn đề thứ hai thông qua hệ số tương quan từng phần và tương quan riêng (Part and partial correlations).

- Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính:

 Giả định liên hệ tuyến tính: Sử dụng đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán mà mô hình tuyến tính đưa ra. Nếu giả định liên hệ tuyến tính và phương

sai bằng nhau được thỏa mãn, thì sẽ không nhận thấy mối liên hệ nào giữa các giá trị dự đoán và phần dư, chúng sẽ phân tán ngẫu nhiên

 Giả định phương sai của sai số không đổi: sử dụng đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán mà mô hình đưa ra, nếu độ lớn của phần dư tăng hoặc giảm với các giá trị dự đoán, có thể nghi ngờ giả định phương sai của sai số không đổi bị vi phạm. Bên cạnh đó sử dụng kiểm định Spearman, với giả thuyết được đặt ra là phương sai của sai số thay đổi, nếu giả thuyết này đúng thì hệ số tương quan hạng tổng thể giữa phần dư và biến độc lập sẽ khác 0.

 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư: Sử dụng biểu đồ tần số Histogram, hoặc biểu đồ tần số Q-Q plot, hoặc biểu đồ tần số P-P plot, nếu các chấm phân tán sát với đường chéo, phân phối phần dư có thể xem như chuẩn.

 Giả định về tính độc lập của sai số (không có tương quan giữa các phần dư):

giả định về sai số thực ei cho đây là biến ngẫu nhiên, độc lập, có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai không đổi. Sử dụng đại lượng thống kê Durbin - Watson (d) với giả thuyết đặt ra là: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư bằng 0. Nếu các phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau, giá trị d sẽ gần bằng 2.

 Dò tìm đa cộng tuyến: Các công cụ để phát hiện sự tồn tại của cộng tuyến trong dữ liệu và đánh giá mức độ cộng tuyến là thoái hóa các tham số được ước lượng:

Độ chấp nhận của biến (Tolerance) - nếu độ chấp nhận của một biến nhỏ, thì có thể có một sự kết hợp tuyến tính của các biến khác giải thích biến độc lập trên. Hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF), khi VIF vượt quá 10 đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến.

Giai đoạn 4: Tiến hành kiểm định giả thuyết đặt ra cho nhóm các giả thuyết.

Kiểm định được thực hiện thông qua phân tích ANOVA (Analysis Of Variance) &

T-Test giữa các nhóm đối tượng nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa của các nhóm phân tích. Tiêu chuẩn đánh giá cụ thể như sau:

- Kiểm định Independent-samples T-test: nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene < 0.05 thì phương sai giữa 2 nhóm khác nhau và sử dụng kết quả tại mục

Equal variances not assumed. Và ngược lại, giá trị Sig trong kiểm định Levene

>=0.05 thì phương sai 2 nhóm là như nhau và sử dụng kết quả tại mục Equal variance assumed. Nếu sig. trong kiểm định t< 0.05 kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 nhóm, và t>= 0.05 kết luận chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình giữa 2 nhóm.

- Phân tích phương sai một yếu tố: với mức ý nghĩa đánh giá toàn bài là 0.05.

Nếu kiểm định Homogeneity of Variances sig. >= 0.05 thì phương sai trung bình không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê do đó phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt. Nếu trong phân tích ANOVA sig. < 0.05 kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đánh giá tầm quan trọng giữa các nhóm kiểm định. Để xác định khác biệt tiếp tục với phân tích sâu ANOVA. Sử dụng phương pháp Dunnett, nếu sig của nhóm kiểm định chênh lệch trung bình nhỏ hơn 0.05 kết luận có sự khác biệt giữa 2 nhóm trên.

3.4 Kết quả thu thập dữ liệu và điều chỉnh thang đo 3.4.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính

Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu 2 trưởng phòng nhân sự công ty Posco Việt Nam - công ty 100% vốn Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực thép và công ty Nidec Tosok - công ty 100% vốn Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực linh kiện ô tô (là 2 công ty tác giả đã và đang làm việc trong thời gian đều trên 3 năm). Song song đó, nghiên cứu cũng đã tiến hành phỏng vấn sâu 6 sinh viên đại học năm cuối tại 6 trường để góp ý, bổ sung, điều chỉnh bảng câu hỏi sao cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu DNNN và đặc thù của sinh viên đại học năm cuối.

Thông qua các buổi phỏng vấn cho thấy phần lớn đối tượng được hỏi đều cho rằng các biến quan sát chưa bao hàm hết nội dung của thang đo có ảnh hưởng đến ý định làm việc cho DNNN của sinh viên đại học năm cuối, do đó nghiên cứu đã được bổ sung nhiều biến quan sát mới, góp phần tổng quát hóa nội dung của thang đo, làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi chính thức để phỏng vấn trong bước nghiên cứu định lượng. Ngoài ra tác giả cũng cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp về

cách sử dụng câu từ, cấu trúc các biến trong thang đo sao cho phù hợp, dễ hiểu và rõ ràng hơn.

(Nội dung thay đổi của bảng câu hỏi được trình bày chi tiết ở Phụ lục A_2).

Sau đó, tác giả khảo sát thử 10 sinh viên năm cuối để kiểm tra mức độ nắm rõ thông tin và rõ nghĩa của bảng câu hỏi và nhận được phản hồi tích cực.

Bảng khảo sát chính thức bao gồm 63 biến quan sát để đo lường cho 8 biến độc lập, trong đó Thang đo mức trả công có 8 biến quan sát, Thang đo thương hiệu của tổ chức có 6 biến quan sát, Thang đo sự phù hợp cá nhân và tổ chức có 7 biến quan sát, Thang đo môi trường của tổ chức có 7 biến quan sát, Thang đo cơ hội phát triển có 8 biến quan sát, Thang đo thách thức trong công việc có 7 biến quan sát, Thang đo thông tin tuyển dụng có 8 biến quan sát, Thang đo gia đình và bạn bè có 4 biến quan sát. Riêng biến phụ thuộc là Ý định làm việc có 8 biến quan sát để đo lường.

(Bảng câu hỏi khảo sát được trình bày chi tiết ở Phụ lục B).

3.4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng

Phương pháp lấy mẫu thuận tiện đã được sử dụng trong nghiên cứu này, qua việc sàng lọc và phát trực tiếp bảng câu hỏi cho các sinh viên đại học năm cuối ở TP.

HCM - những sinh viên có ý định sẽ làm việc cho DNNN sau khi ra trường. Thực tế đã có tổng cộng 400 bảng câu hỏi được phát đi và thu hồi 363 bảng trả lời (tỷ lệ thu hồi là 90,75%). Sau khi sàng lọc, kiểm tra và loại bỏ 21 bảng trả lời không phù hợp, chọn ra được 342 bảng trả lời đạt yêu cầu. Tiếp đó, các bảng trả lời này được mã hóa, nhập vào máy tính, làm sạch dữ liệu, cuối cùng được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 23.0.

3.5 Thang đo nghiên cứu

Kế thừa từ các nghiên cứu trước liên quan, áp dụng vào bối cảnh nghiên cứu hiện tại tác giả nhận thấy có 8 yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc cho DNNN của sinh viên đại học năm cuối, cụ thể bao gồm các nhân tố: sự phù hợp giữa cá nhân – tổ chức, môi trường của tổ chức, mức trả công, cơ hội phát triển, sự thách thức trong công việc, thông tin tuyển dụng, ảnh hưởng từ gia đình và bạn bè.

Ý định làm việc cho DNNN được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố sẽ được đo lường ở thang đo Likert năm mức độ. Người được phỏng vấn sẽ trả lời bảng câu hỏi với 5 mức độ cho từng câu phát biểu.

- Mức độ 1: Hoàn toàn không đồng ý (1 điểm) - Mức độ 2: Không đồng ý (2 điểm)

- Mức độ 3: Không có ý kiến (3 điểm) - Mức độ 4: Đồng ý (4 điểm)

- Mức độ 5: Rất đồng ý (5 điểm) 3.5.1 Thang đo mức trả công

Ký hiệu Biến quan sát Tác giả đã sử dụng

thang đo này TC1 Công ty nước ngoài trả lương cao

Cable và Judge (1994), Đào Đức

Cẩm (2013), Nguyễn Anh Việt

(2015) TC2 Phúc lợi của công ty nước ngoài tốt

TC3 Trả công dựa trên đánh giá hiệu quả công việc cá nhân

TC4 Mức trả công dựa vào vị trí trong tổ chức TC5 Mức trả công tăng theo kỹ năng

TC6 Mức trả công tăng theo bằng cấp

TC7 Tiêu chuẩn về phụ cấp của công ty nước ngoài rõ

ràng Nghiên cứu định

tính TC8 Công ty nước ngoài trả lương công bằng

3.5.2 Thang đo thương hiệu của tổ chức

Kế thừa thang đo bao gồm 5 biến quan sát từ nghiên cứu của Highhouse và ctg (2003) và Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi (2009), tác giả điều chỉnh đối tượng được khảo sát là các sinh viên đại học năm cuối tại TP. HCM. Trong đó, thành phần nhân tố “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhà nước đối với cộng đồng là tốt” rút trích được sau khi phân tích EFA ở nghiên cứu Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi (2009) được tác giả chỉnh lại thành “Trách nhiệm xã hội của công ty nước ngoài cao”, ký hiệu TH5 cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu mới.

Ký hiệu Biến quan sát Tác giả đã sử

dụng thang đo TH1 Sinh viên sẽ tự hào khi làm việc tại công ty nước Highhouse và ctg

ngoài (2003) TH2 Công ty nước ngoài là những công ty danh tiếng để

làm việc

TH3 Công ty nước ngoài có tiềm năng phát triển tốt TH4 Có nhiều sinh viên muốn làm việc cho công ty nước

ngoài

TH5 Trách nhiệm xã hội của công ty nước ngoài cao

Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào

Thi (2009) TH6 Công ty nước ngoài có phong cách làm việc hiện

đại

Nghiên cứu định tính

3.5.3 Thang đo sự phù hợp cá nhân và tổ chức

Ký hiệu Biến quan sát Tác giả đã sử

dụng thang đo PH1 Công ty nước ngoài phù hợp với tính cách cá nhân

của tôi Cable và Judge

(1996); Đào Đức Cẩm (2013); Trần

Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi

(2009) PH2 Tính cách cá nhân phù hợp với tính cách nhân viên

hiện tại

PH3 Giá trị của công ty phản ánh giá trị của nhân viên hiện tại

PH4 Công ty phù hợp với tôi trong việc tìm kiếm một nơi làm việc tiềm năng

PH5 Tôi nghĩ tôi phù hợp với phong cách làm việc của công ty nước ngoài

Nghiên cứu định tính

PH6 Kiến thức chuyên môn của tôi sẽ đáp ứng được yêu cầu công việc

PH7 Tôi có thể tự điều chỉnh bản thân để thích nghi với công ty nước ngoài

3.5.4 Thang đo môi trường của tổ chức

Ký hiệu Biến quan sát Tác giả đã sử

dụng thang đo

MT1 Môi trường làm việc thân thiện Trần Thị Ngọc

Duyên và Cao Hào Thi (2009) MT2 Môi trường làm việc đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn

vệ sinh lao động

MT3 Môi trường làm việc chuyên nghiệp Nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc cho công ty nước ngoài của sinh viên đại học năm cuối tại thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)