Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 13-15

Một phần của tài liệu Bài tập bổ trợ chuyên môn hoàn thiện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa (Trang 28 - 33)

Ở lứa tuổi 13-14, cơ thể các em có sự phát triển nhảy vọt cả về thể chất và tinh thần.

Sự phát triển thể chất có những biến đổi căn bản trong đó đáng chú ý nhất là sự phát dục lên tuổi thiếu niên còn được gọi là tuổi dậy thì. Sự phát dục ảnh hưởng đến cá tính, tạo cho các em nhiều cảm xúc, suy nghĩ, hứng thú, tính cách... mới mẻ mà thường bàn thân các em không ý thức được. Ta phân tích một số đặc điểm sau:

Quan hệ với người xung quanh:

- Quan hệ với người lớn: trong gia đình, cha mẹ không còn coi các em hoàn toàn bé bỏng mà bắt đầu dành cho các em nhiều quyền sống độc lập hơn. Nhiều em đã xứng đáng với sự tin cậy của cha mẹ. Với cha mẹ, các em muốn được tôn trọng hơn là chiều chuộng, coi mình như trẻ con.

- Ở trường: Đối với thầy cô giáo các em vẫn kính trọng nhưng không sùng bái như tuổi nhi đồng. Do tiếp xúc với nhiều thầy cô giáo có trình độ và phong cách khác nhau nên những gương tốt trong giáo viên được các em ngưỡng mộ và noi theo.

- Quan hệ tập thể, bạn bè: Các em rất thích hoạt động trong tập thể, sống với tập thể. Ở lứa tuổi này tinh thần tập thể, tinh thần đồng đội được phát triển mạnh. Các em biết quy trọng danh dự của nhau và bắt đầu đánh giá phẩm chất của bạn bè. Quan hệ bạn bè ở lứa tuổi này có tính chọn lọc. Các em đòi hỏi bạn bè của mình phải trung thành, thẳng thắn, gắn bó và tin cậy nhau, các em coi hành vi phản bạn là thấp hèn nên thường che dấu khuyết điểm cho nhau.

Tuổi thiếu niên thường có quan hệ cách biệt do nhận thấy khác nhau về giới tính, các em nam và nữ có hứng thú hoạt động riêng biệt.

Một số đặc điểm nhân cách của thiếu niên: Ý thức về bản thân được coi là một bước chuyển biên căn bản quan trọng, là trung tâm của hình thành và phát triển nhân cách thiếu niên. Mối quan tâm xã hội ngày càng phong phú và phức tạp đã thúc đẩy nhanh quá trình hình thành ý thức các em. Khi nhìn nhận người khác, các em có thái độ đánh giá cứng nhắc, thường gắn một phẩm chất cho toàn bộ nhân cách của một người. Vì vậy, người lớn rất dễ và cũng rất khó gây uy tín với các em.

Tính độc lập: Ở tuổi này, do nhận biết rõ về biến đổi thể chất và tâm lý của mình nên các em có khuynh hướng đánh giá quá cao những biến đổi đó và tự coi mình là người lớn, có thể sống độc lập, đòi hỏi mọi người xung quanh công nhận quyền làm người lớn của mình. Tính độc lập thể hiện toàn diện, nhiều thuộc tính nhân cách phát triển, nhờ đó các em chuyển nhanh sang thế giới của người lớn.

Sự phát triển tình cảm: Tình cảm của thiếu niên sâu sắc và phức tạp hơn hẳn nhi đồng, nổi bật là tính dễ xúc động. Khi tham gia bất kỳ hoạt động lao động, học tập hay vui chơi giải trí, thiếu niên đều thể hiện tình cảm rõ rệt và mạnh mẽ. Tính dễ kích động của các em đôi khi dẫn đến xúc động quá mạnh như vui buồn quá trớn, buồn ủ dột, quá hăng say hay quá chán nản.

Ước mơ và lý tưởng: Ước mơ của các em nói chung trong sáng, còn mang nặng tính viển vông, xa thực tế, ít gắn liền với học tập và rèn luyện hằng ngày.

Sự phát triển của trẻ em lứa tuổi này mang tính độc đáo, nổi bật là sự quá độ vừa trẻ con, vừa người lớn [7], [31], [46], [58].

Ở lứa tuổi này các em có những bước nhảy vọt về cả thể chất lẫn tinh thần.

Các em đang tách dần khỏi thời kỳ thơ ấu để chuyển sang giai đoạn trưởng thành. Các em không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Do đó các nhà tâm lý thường gọi thời kỳ này là thời kỳ quá độ chuyển từ trẻ con sang người lớn. Trong giai đoạn này các em được hình thành các phẩm chất về trí tuệ, tình cảm và ý chí… Đặc trưng của giai đoạn này là sự phát dục, còn gọi là tuổi dậy thì, nó ảnh hưởng không nhỏ tới cá tính của các em. Tuổi dậy thì đã mang lại cho các em động cơ và hứng thú học tập, lao động, tập luyện thể thao của thiếu niên có sắc thái riêng và có ý nghĩa xã hội. Sự hứng thú say mê và sáng tạo trong các hoạt động của mình đã đem lại cho các em những kết quả đáng kể trong các cuộc thi đấu học sinh giỏi trong nước và quốc tế, và cả các cuộc thi đấu thể thao trong và ngoài nước. Thực tế trong hoạt động thể thao hiện đại, đã có những hoạt động mang tính tâm lý: Thể thao là của tuổi trẻ. Điều đó nói nên

sự hứng thú có nhận thức về hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao ở thiếu niên và thanh niên chiếm ưu thế lớn hơn bất kỳ lứa tuổi nào khác.

Trong quan hệ với người xung quanh các em cũng gần gũi hơn, các em muốn làm người lớn, biết lo lắng trách nhiệm, hăng hái, nhiệt tình, hăm hở đi tìm cái mới, nhưng chưa có kinh nghiệm tự lượng sức mình, dễ lẫn lộn giữa dũng cảm và liều lĩnh, giữa khiêm tốn và nhu nhược. Tuy vậy, các em trước hết đòi hỏi người lớn phải công nhận khả năng và tôn trọng nhân cách của mình.

Tính độc lập ở tuổi thiếu niên cũng phát triển, các em có thể gánh vác nhiều công việc gia đình, nhà trường và xã hội, các em có khả năng tổ chức tập thể tự quản. Song, không phải bao giờ các em cũng có quan điểm đúng đắn. Vì thế chúng ta cần đánh giá đúng tính độc lập của thiếu niên. Hơn lứa tuổi nào hết, như nguyên tắc giáo dục mà Macarencô đã đề ra: “Quý trọng con người đến mức cao nhất” đối với thiếu niên thật là phù hợp [40].

Tóm lại, sự phát triển ở tuổi thiếu niên mang tính độc đáo, nổi bật nhất là tính quá độ: “vừa trẻ con, vừa người lớn”. Vì lẽ đó nên trong giáo dục và đối xử có những đặc điểm rất riêng biệt phù hợp tâm lý lứa tuổi.

Nhận xét :

Từ những kết quả phân tích và tổng hợp nêu trên, có thể đi đến một số nhận xét sau:

- Huấn luyện kỹ thuật cho VĐV các môn thể thao nói chung và môn Nhảy xa nói riêng phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như: Yếu tố y sinh, thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý... Tuy nhiên, do đặc thù của môn Nhảy xa đòi hỏi VĐV phải có đầy đủ các tố chất vận động cũng như các đặc tính y sinh. Do đó để đánh giá trình độ kỹ thuật cũng như huấn luyện kỹ thuật cho VĐV nhảy xa trẻ, cần thiết phải tìm kiếm mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố đến thành tích của VĐV.

- Các chuyên gia đều cho rằng, quá trình huấn luyện VĐV được thực hiện trong nhiều năm, phân chia theo các giai đoạn huấn luyện khác nhau. Lứa tuổi 13 – 15 của VĐV Nhảy xa nằm trong giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu. Nhiệm

vụ chính ở giai đoạn này là hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa; Nâng cao trình độ huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn; Hoàn thiện kỹ - chiến thuật, phẩm chất ý chí ở mức cao trong tập luyện và thi đấu [8].

- Đặc điểm huấn luyện: Tăng đáng kể lượng vận động và tăng cường độ thực hiện chúng. Cần dùng nhiều thủ pháp để hồi phục và đề phòng chấn thương cho VĐV. Kết thúc việc tuyển chọn cần theo dõi sát khả năng của VĐV thích hợp với môn nhảy xa (thể hình, thể lực). Tăng số lần thi đấu nhất là ở nhiều môn phối hợp, chạy ngắn, nhảy cao, nhảy 3 bước [8].

- Thành tích thể thao nói chung và nhảy xa nói riêng đều dựa trên cơ sở phát triển tốt về tố chất thể lực và hoàn thiện kỹ thuật. Trong đó, việc hoàn thiện kỹ thuật chiếm phần quan trọng.

Như vậy, qua phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu về phương pháp huấn luyện kỹ thuật cho VĐV nhảy xa đề tài đã cơ bản hình thành những cơ sở lý luận mang tính định hướng huấn luyện và sử dụng các phương pháp, phương tiện tập luyện chung nhất nhằm hoàn thiện kỹ thuật cho nữ VĐV nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng, định hướng cho các bước nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Bài tập bổ trợ chuyên môn hoàn thiện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w