CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1.1. Thực trạng quan điểm và kế hoạch huấn luyện kỹ thuật chạy đà
Thành tích các môn thể thao nói chung và môn nhảy xa nói riêng bị chi phối bởi tuyển chọn khoa học, đúng phương pháp, nhờ đó giúp cho công tác huấn luyện nâng cao các mặt cấu thành của tài năng thi đấu, hạn chế tối đa ảnh hưởng không tốt, đỡ lãng phí thời gian, kinh phí, kéo dài được tuổi thọ của VĐV. Yêu cầu đầu tiên trong huấn luyện nhảy xa là không được tham vọng thành tích quá sớm mà phải chú ý về đạo đức, ý chí, kỹ chiến thuật và thể lực của VĐV, những yếu tố quyết định đến thành tích thể thao. Trong đó, khả năng hoạt động thể lực và hoàn thiện kỹ thuật giữ vai trò nền tảng.
Tuy nhiên, trong công tác huấn luyện VĐV nhảy xa hiện nay, ở rất nhiều trung tâm huấn luyện thể thao trên toàn quốc, việc chuẩn bị về mặt tâm lý, thể lực, kỹ chiến thuật cho VĐV trẻ chưa được thực hiện đầy đủ. Thực tế cho thấy, việc thiếu VĐV trẻ ở lớp kế cận đã dẫn tới thực trạng HLV đưa VĐV của mình đi thi đấu quá sớm khi mà VĐV chưa chuẩn bị kỹ về tâm lý, thể lực, kỹ chiến thuật. Việc làm này có ảnh hưởng xấu tới việc đào tạo lâu dài và phát triển thành tích thể thao cao ở VĐV.
Mặt khác, ở một số đơn vị trong công tác huấn luyện VĐV, các HLV chỉ chú trọng huấn luyện thể lực và đưa VĐV thi đấu quá sớm không chú ý đến huấn luyện kỹ thuật cho VĐV. Điều này cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của VĐV. Khi thi đấu, VĐV sẽ không đạt được phong độ tốt nhất của mình do kỹ thuật chưa hoàn thiện, đặc biệt là kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ.
Việc VĐV phạm quy nhiều lần trong cuộc thi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích thi đấu.
Quan điểm huấn luyện kỹ thuật (kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ) trong Nhảy xa không rõ định hướng, thiếu tính hệ thống, khoa học và thực tiễn.
Thời gian đào tạo chung và thời gian huấn luyện kỹ thuật chưa phù hợp, thời điểm hoàn thiện kỹ thuật còn tuỳ tiện, không có những bài tập bổ trợ chuyên môn đặc thù trong hoàn thiện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV.
Số lượng bài tập phân bố không đều, giành nhiều thời gian cho huấn luyện thể lực chuyên môn quá nhiều.
Kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Trong nhảy xa giai đoạn giậm nhảy bước bộ là giai đoạn quan trọng nhất quyết định thành tích của VĐV. Bởi vậy các bài tập bổ trợ chuyên môn là một trong những phương tiện cơ bản trong việc hoàn thiện kỹ thuật cho VĐV Nhảy xa. Vì vậy việc tìm ra hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm mục đích cuối cùng là hoàn thiện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ, nâng cao thành tích thi đấu cho các VĐV là công việc hết sức quan trọng và cần thiết trong công tác huấn luyện VĐV.
Để tìm hiểu thực tiễn về ý nghĩa và vai trò của việc huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 - 15, đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp các HLV tham gia công tác huấn luyện của Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng và các trung tâm khác với các nội dung sau:
- Ý nghĩa và vai trò của huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa.
- Mức độ quan tâm đến việc huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa trong thực tiễn công tác huấn luyện (phiếu phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1 của luận văn).
Số phiếu phát ra là 20, thu về là 20
Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.1.
BẢNG 3.1. QUAN ĐIỂM CỦA CÁC HLV TRONG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT CHẠY ĐÀ VÀ GIẬM NHẢY BƯỚC BỘ CHO VĐV NHẢY XA (n = 20)
Nội dung Mức độ Kết quả
n Tỷ lệ %
Ý nghĩa và vai trò của huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa.
Rất quan trọng 15 75
Quan trọng 5 25
Không quan trọng 0 0
Thực trạng công tác huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa.
Có 6 30
Có nhưng chưa nhiều 14 70
Chưa có 0 0
Từ kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy:
- Về vai trò của huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa thì đại đa số các HLV đều cho rằng kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ có vai trò rất quan trọng trong công tác huấn luyện VĐV Nhảy xa (15 ý kiến lựa chọn, chiếm tỷ lệ 75%). Có 2 ý kiến cho rằng kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ có vai trò quan trọng trong công tác huấn luyện VĐV Nhảy xa, chiếm tỷ lệ 25%. Như vậy, 100% các ý kiến được hỏi đều xác định là kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ có ý nghĩa từ rất quan trọng đến quan trọng trong công tác huấn luyện VĐV Nhảy xa.
- Về thực trạng của công tác huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa, kết quả cho thấy, đa số các ý kiến đều cho rằng trong thực tế huấn luyện có quan tâm đến huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa nhưng chưa nhiều (14/20 ý kiến, chiếm tỷ lệ 70%).
Để thấy rõ về thực trạng của công tác huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa, đề tài thông qua việc tham khảo chương trình, kế hoạch huấn luyện đã được bộ môn Điền kinh thuộc Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng xây dựng (kế hoạch năm) và đồng thời so sánh với kế hoạch huấn
luyện của Sở văn hoá, thể thao và du lịch Hà Nội (đơn vị có thành tích Nhảy xa tốt nhất trong toàn quốc). Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.
BẢNG 3.2. TỶ LỆ THỜI GIAN HUẤN LUYỆN CÁC YẾU TỐ CỦA TT ĐÀO TẠO VĐV HẢI PHÒNG VÀ SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HÀ NỘI
TT Nội dung huấn luyện
Thời gian huấn luyện Trung tâm đào
tạo VĐV Hải Phòng
Sở văn hoá, thể thao và du lịch
Hà Nội n
(giờ) % n
(giờ) %
1 Kỹ thuật 100 12.75 250 27.05
2 Chiến thuật 70 8.92 70 7.57
3 Thể lực chung 230 29.33 225 24.35
4 Thể lực chuyên môn 230 29.33 225 24.35
5 Thi đấu 80 10.20 80 8.65
6 Khám sức khỏe + Kiểm tra 20 2.55 20 2.16
7 Thời gian nghỉ hè và nghỉ tết 54 6.88 54 5.84
Tổng số thời gian của một năm 784 924
Từ kết quả thu được ở bảng 3.2 cho thấy: Tổng số giờ huấn luyện Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng là 784 giờ/năm. Thời gian tập luyện là 6 buổi chính và 4 buổi phụ (nghỉ chiều thứ 5, chiều thứ 7 và chủ nhật). Mỗi buổi tập từ 60 – 120 phút. Có 2 cuộc thi đấu, giải vô địch các lứa tuổi toàn quốc vào tháng 6 (giải thi đấu chính) và giải Điền kinh học sinh thành phố vào tháng 10 (giải kiểm tra).
Theo chương trình này, tỷ lệ huấn luyện kỹ thuật là tương đối ít (100 giờ/năm chiếm 12.75%) trong khi đó thời gian giành cho huấn luyện thể lực (thể lực chung và thể lực chuyên môn) là tương đối nhiều chiếm (29.33%). So sánh với Sở văn hoá, thể thao và du lịch Hà Nội ta thấy có sự chênh lệch rõ ràng ở việc phân chia thời gian huấn luyện. Thời gian huấn luyện kỹ thuật 250 giờ/năm chiếm 27.05% trong khi đó thời gian huấn luyện thể lực chung và chuyên môn là
(24.35%). Điều đó cho thấy các HLV Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng chưa chú trọng đến huấn luyện kỹ thuật cho VĐV.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn công tác huấn luyện và thi đấu, cũng như thành tích đạt được của các VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng, cho thấy:
- Kết quả huấn luyện có thể thấy được qua các cuộc thi đấu trong quốc gia cụ thể là ở các giải năm 2008, và năm 2009) là đạt được, 1 huy chương bạc, 2 huy chương đồng. Chủ yếu là của tuyến trên. Còn tuyến trẻ (13 – 15 tuổi) chỉ có huy chương đồng.
- Về kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ theo quan sát, đánh giá của các HLV và chuyên gia đang trực tiếp huấn luyện thì các VĐV còn mắc phải một số nhược điểm sau:
+ Kỹ thuật nhảy xa đặc biệt là kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ chưa đảm bảo cho thi đấu, VĐV đã phạm quy ngay ở những lần nhảy đầu tiên, thành tích thi đấu luôn thấp hơn thành tích kiểm tra trước thi đấu. Mặc dù tốc độ chạy đà của VĐV là tương đối tốt. Điều này có thể do bố trí khối lượng tập luyện còn ít. Trong kế hoạch huấn luyên cho thấy, việc huấn luyện kỹ thuật chỉ chiếm khoảng 12.75% tổng số thời gian tập luyện.
+ Qua quan sát trong thi đấu, các chuyên gia cũng có những nhận xét giống nhau: VĐV có thể lực và ý chí thi đấu tốt, nhưng thiếu kinh nghiệm trong thi đấu, kỹ thuật chạy đà chưa hoàn thiện, phạm quy nhiều, chưa có sự nỗ lực ở 6 và 3 buớc đà cuối. Giai đoạn bước bộ không tốt.