CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1.5. Đánh giá thực trạng về kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu nêu trên, đề tài đã lựa chọn được 6 test chuyên môn đặc trưng, các test này đều đảm bảo đủ độ tin cậy, tính thông báo, có thể sử dụng để đánh giá đánh giá kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng.
3.1.5. Đánh giá thực trạng về kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng
Nhằm tìm hiểu thực trạng kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng, đề tài tiến hành đánh giá và so sánh kết quả kiểm tra của nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng với đội tuyển trẻ của Sở văn, hóa thể thao và du lịch Hà Nội (đơn vị có thành tích Nhảy xa số 1 Việt Nam hiện nay).
Trên cơ sở các test đã lựa chọn, cùng với sự hợp tác Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng và Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội. Đề tài tiến hành kiểm tra và so sánh kết quả của hai đối tượng (bảng 3.8).
BẢNG 3.8. SO SÁNH THỰC TRẠNG KỸ THUẬT CHẠY ĐÀ, GIẬM NHẢY BƯỚC BỘ CỦA VĐV NHẢY XA TT ĐÀO TẠO VĐV HẢI PHÒNG
VỚI SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH HÀ NỘI
TT Các test
Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng (n=10)
Sở văn hóa, thể thao và du lịch
Hà Nội (n=10)
So sánh
x− ±δ −x ±δ t tính P
1 Bật xa tại chỗ (cm) 235.4 0.91 255.8 1.75 2.261 < 0.05
2 Bật xa 3 bước (cm) 710.5 1.22 715.7 1.07 2.322 < 0.05
3 Bật cao tại chỗ (cm) 49.95 0.87 50.15 0.56 2.152 < 0.05 4 Chạy 30m tốc độ cao (s) 3.71 0.66 3.68 0.62 2.168 < 0.05 5 Chạy 60m xuất phát cao (s) 8.01 0.72 7.95 0.10 2.148 < 0.05
6 Nhảy xa toàn đà (m) 4.95 1.25 5.21 1.01 2.442 < 0.05
Từ kết quả thu được ở bảng 3.8 cho thấy:
Khi so sánh kết quả kiểm tra các test đánh giá mức độ hoàn thiện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng với đội tuyển trẻ của Sở văn, hóa thể thao và du lịch Hà Nội, cho thấy có sự khác biệt rõ rệt ở các kết quả kiểm tra ttính > tbảng (2.101) với P < 0.05. Điều đó chứng tỏ rằng, kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng kém hơn so với các VĐV có cùng độ tuổi tại Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội.
Ngoài việc sử dụng các test để kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thiện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng đề tài tiến hành thống kê số lần phạm quy tại hai giải (giải vô địch các lứa tuổi toàn quốc vào tháng 6 năm 2009 và giải Điền kinh học sinh thành phố vào tháng 10 năm 2009), kết quả được trình bày tại bảng 3.9.
BẢNG 3.9. THỐNG KÊ SỐ LẦN PHẠM QUY TẠI GIẢI CÁC LỨA TUỔI VÀ GIẢI ĐIỀN KINH HỌC SINH THÀNH PHỐ NĂM 2009 CỦA VĐV NHẢY XATRUNG
TÂM ĐÀO TẠO VĐV HẢI PHÒNG (n=10) T
T Tên giải
Số lần phạm quy Thành tích cao nhất
δ
−± x Vòng loại Chung kết
Lần
1 Lần
2 Lần
3 Lần
4 Lần
5 Lần 6
1 Giải các lứa tuổi (6/2009) 6 5 2 2 1 1 4.89±1.32
2 Giải Điền Kinh học sinh
thành phố (10/2009) 7 5 1 2 1 0 4.98±0.98
Tóm lại: Từ những kết quả nghiên cứu trên đề tài đi đến một số kết luận sau:
- Nội dung chương trình huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng còn chưa được hợp lý. Cụ thể các bài tập được sử dụng trong huấn luyện chưa được phong phú, việc phân bổ thời gian huấn luyện các yếu tố còn chưa phù hợp. Các huấn luyện viên đang chú trọng huấn luyện thể lực nhiều hơn kỹ thuật. Trong khi đây là giai đoạn tuyển chọn và chuyên môn hóa ban đầu, nên việc huấn luyện toàn diện là điều vô cùng quan trọng. Kỹ thuật Nhảy xa và đặc biệt là kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ là yếu tố lớn quyết định hiệu quả của quá trình đào tạo cũng như thành tích của VĐV.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác huấn luyện tương đối nghèo nàn, chưa có sự đầu đúng mức cho Bộ môn Điền kinh nói riêng và nhiều môn thể thao Trung tâm nói chung.
- Kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ của nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng là chưa được tốt. Điều đó được biểu hiện thông qua kết quả kiểm tra và việc so sánh kết quả kiểm tra giữa Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng với Sở văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội.
- Số lần phạm quy là quá nhiều trong hai giải thi đấu chính của lứa tuổi 13 – 15. Thành tích đạt được cũng chưa cao.
Từ thực trạng nêu trên đòi hỏi phải có những biện pháp, cụ thể là việc phân chia thời gian huấn luyện cùng với những bài tập bổ trợ chuyên môn phong phú để hoàn thiện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng là vô cùng cấp thiết. Đòi hỏi những người làm công tác chuyên môn như chúng ta phải có những giải pháp khắc phục vấn đề trên.
3.2. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT CHẠY ĐÀ VÀ GIẬM NHẢY BƯỚC BỘ CHO NỮ VĐV NHẢY XA LỨA TUỔI 13 – 15 TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VĐV HẢI PHÒNG