PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Bài tập bổ trợ chuyên môn hoàn thiện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa (Trang 33 - 38)

2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu: Đọc, phân tích và tổng hợp các tư liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong phạm vi của đề tài phương pháp này giúp đề tài giải quyết mục tiêu 1 và 2 của đề tài. Các tài liệu chuyên môn có liên quan được lấy từ các nguồn tài liệu chưa được tiếp xúc.

Phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan là cơ sở để giúp đề tài lựa chọn các bài tập và bàn luận kết quả nghiên cứu.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm

Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm thu thập các số liệu nghiên cứu thông qua phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi. Đề tài tiến hành phỏng vấn các đối tượng:

Giáo sư, tiến sĩ trong nghành, huấn luyện viên, giáo viên TDTT, khoảng 30 người.

Các lĩnh vực mà đề tài quan tâm là: Các vấn đề liên quan đến việc làm thế nào để hoàn thiện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng.

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm

Phương pháp này được sử dụng trong suốt thời gian nghiên cứu nhằm quan sát các hoạt động tập luyện của VĐV trong buổi tập để tìm hiểu thực trạng công tác huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng. Đồng thời thu thập các thông

tin như: Cơ sở vật chất, hệ thống bài tập đang sử dụng, thành tích…để giải quyết nhiệm vụ của đề tài.

2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Trong đề tài sẽ sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm dưới dạng các bài test nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện kỹ thuật của VĐV. Đề tài dự kiến sẽ sử dụng các loại test lựa chọn từ bộ tiêu chuẩn đánh giá sau:

Test 1: Bật xa tại chỗ (cm)

+ Mục đích: Sử dụng test này để đánh giá sức mạnh tốc độ của người thực hiện.

+ Dụng cụ đo: Thước dây.

+ Đơn vị đo: cm

+ Thực hiện: Người thực hiện đứng hai chân rộng bằng vai, hai bàn chân sau vạch quy định, dùng sức tạo đà bật mạnh về trước.

+ Xác định thành tích: Tính từ điểm chạm gần nhất của cơ thể tới mép dưới của vạch quy định.

Test 2: Bật 3 bước tại chỗ (cm)

+ Mục đích: Sử dụng test này để đánh giá sức mạnh tốc độ và khả năng phối hợp động tác của người thực hiện.

+ Dụng cụ đo: Thước dây.

+ Đơn vị đo: cm

+ Thực hiện: Người thực hiện đứng hai chân rộng bằng vai, hai bàn chân sau vạch quy định, dùng sức tạo đà bật mạnh về trước. Bước 1 và 2 bật luân phiên trên đường chạy, bước 3 rơi vào hố cát bằng hai chân.

+ Xác định thành tích: Tính từ điểm chạm gần nhất của cơ thể tới mép dưới của vạch quy định.

Test 3: Bật cao tại chỗ (cm)

+ Mục đích: Sử dụng test này để đánh giá sức mạnh bột phát của người thực hiện.

+ Dụng cụ đo: Thước dây.

+ Thực hiện: Người thực hiện đứng thẳng tại chỗ dưới bảng bật đưa một tay thẳng qua đầu để đo thành tích ban đầu, sau đó về tư thế chuẩn bị nhún người lấy đà bật cao hết sức, khi cơ thể ở vị trí cao nhất, người thực hiện với tay chạm bảng. Thành tích được tính từ điển với chạm ban đầu đến vết tay cao nhất của người thực hiện trên bảng bật.

+ Đơn vị đo: cm

+ Xác định thành tích: Thực hiện hai lần, lấy thành tích lần cao hơn.

Test 4: Chạy 30m tốc độ cao (giây)

+ Mục đích: Sử dụng test chạy 30m tốc độ cao để đánh giá khả năng về tố chất sức nhanh (tốc độ tối đa) của người thực hiện.

+ Dụng cụ đo: Đồng hồ điện tử lấy thành tích chính xác đến phần 10 giây.

+ Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế xuất phát cách vạch xuất phát 10 – 15m. Khi có lệnh xuất phát thì dùng hết sức chạy thật nhanh qua cự ly quy định. Tại vạch xuất phát có người ra tín hiệu báo cho người bấm giờ biết thời điểm người thực hiện chạy qua vạch xuất phát.

+ Cách đánh giá: Tính bằng giây.

Test 5: Chạy 60m xuất phát cao (giây)

+ Mục đích: Sử dụng test chạy 60m xuất phát cao để đánh giá khả năng về tố chất sức nhanh của người thực hiện.

+ Dụng cụ đo: Đồng hồ điện tử lấy thành tích chính xác đến phần 10 giây.

+ Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế xuất phát cao khi có lệnh xuất phát thì dùng hết sức chạy thật nhanh qua cự ly quy định.

+ Cách đánh giá: Tính bằng giây.

Test 6: Nhảy xa toàn đà (m)

+ Mục đích: Sử dụng test Nhảy xa toàn đà để đánh giá toàn bộ năng lực (kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý…) của người thực hiện.

+ Dụng cụ đo: Thước dây.

+ Cách thực hiện: Người thực hiện đo toàn đà và thực hiện toàn bộ kỹ thuật Nhảy xa với 100% khả năng của mình. Thực hiện 3 lần, lấy thành tích của lần nhảy tốt nhất.

+ Cách đánh giá: m.

2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Để khẳng định tính khoa học và hiệu quả của các bài tập đã nghiên cứu, đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm trên hai nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Đối tượng thực nghiệm là 10 nữ VĐV Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng. Đề tài tiến hành chia thành hai nhóm thực nghiệm và đối chứng một cách ngẫu nhiên mỗi nhóm là 5 nữ VĐV. Chương trình thực nghiệm được kéo dài trong 1 năm.

Đối tượng thực nghiệm đồng đều đặc biệt trình độ vận động.

Điều kiện thực nghiệm tương đối đồng nhất, giống nhau: Dụng cụ sân bãi, HLV, phương pháp huấn luyện, thời gian huấn.

Chỉ có một điều kiện khác nhau giữa hai nhóm, trong đó nhóm đối chứng vẫn tiến hành tập luyện như bình thường lâu nay, còn nhóm thực nghiệm được áp dụng các bài tập chuyên môn mà đề tài nghiên cứu và lựa chọn.

2.1.6. Phương pháp toán học thống kê

Đề tài sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lý các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu [30], [58].

- Số trung bình: x−=

n

n xi

i

=1

- Phương sai: δ2=

1 ) (

1

2

∑ −

=

n x

n x

i i (n < 30) - Độ lệch chuẩn: δ = δ2

- So sánh 2 số trung bình bằng chỉ số t (student):

B c A

c

B A

n n

x t x

2

2 δ

δ +

= −

Với δ2

2 2

= − + 2 −

+ −

∑ ( x x ) ∑ ( x x )

n n

A B

A B

Trong đó: xA : Số trung bình cộng của nhóm 1.

xB : Số trung bình cộng của nhóm 2.

- Hệ số tương quan cặp (r):

2 2

) (

) (

) (

) (

y y x x

y y x r x

i i

i i

= −

∑ ∑

- Nhịp tăng trưởng: (được tính theo công thức của S.Brondy) ) %

( 5 . 0

) (

100

1 2

1 2

V V

V W V

+

= −

Trong đó: W – Nhịp tăng trưởng (%) V1 – Mức ban đầu của chỉ tiêu V2 – Mức cuối cùng của chỉ tiêu

2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn hoàn thiện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Nữ VĐV Nhảy xa Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng.

- Quy mô nghiên cứu bao gồm:

+ Số lượng nghiên cứu là: 10 nữ VĐV.

+ Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng và Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2009 đến tháng 10/2011.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Bài tập bổ trợ chuyên môn hoàn thiện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w