CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1.4. Lựa chọn các test đánh giá kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng
Trong Nhảy xa, vấn đề huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV chiếm vị trí hết sức quan trọng. Thành tích của VĐV Nhảy xa phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Kỹ - chiến thuật, thể lực, tâm lý... và trình độ của đối phương. Vì vậy, hiệu quả của việc huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ chính là một trong những yếu tố làm nên thành tích và chất lượng đào tạo vận động viên ở giai đoạn này.
Hiệu quả quy trình đào tạo - huấn luyện VĐV Nhảy xa luôn được kiểm tra, đánh giá nhằm giám sát chặt chẽ quá trình huấn luyện. Từ đó giúp từng bước điều chỉnh, hoàn thiện quy trình huấn luyện phù hợp với quy luật phát triển sinh học, hoàn thiện khả năng của VĐV qua từng giai đoạn huấn luyện khác nhau.
Ðể lựa chọn các test ứng dụng trong công tác kiểm tra, đánh giá kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng, qua tham khảo các tài liệu có liên quan cho thấy, quá trình lựa chọn các chỉ tiêu, các test đánh giá phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc sau:
[1], [48], [50].
- Nguyên tắc 1: Các test lựa chọn phải đánh giá được toàn diện về mặt thể lực, tâm lý, y học, hứng thú, kỹ thuật, chiến thuật.
- Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn các test phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông tin cần thiết của đối tượng nghiên cứu. Nói cách khác, việc thực hiện nguyên tắc này là việc lựa chọn các test nhằm đánh giá kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho đối tượng nghiên cứu, việc lựa chọn các test ở mặt này chính là việc xác định mức độ hoàn thiện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ và các đặc tính chuyên môn khác, thông thường các test được lựa chọn phải hướng đến việc đánh giá các năng lực đặc trưng của môn thể thao chuyên chọn.
- Nguyên tắc 3: Các test lựa chọn phải có các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, có hình thức tổ chức đơn giản phù hợp với điều kiện thực tiễn của công tác huấn luyện VĐV Nhảy xa tại địa phương.
Từ kết quả nghiên cứu thu được như trình bày ở trên, qua tham khảo các tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước như: Daxiorơxki V.M (1978) [16];
Novicop A.D, Matveep L.P (1980) [37]; Dương Nghiệp Chí (1987) [11]; Philin V.P (1996) [39]; Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000) [47]; Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002) [51]; Lê Hồng Sơn (2010) [41]... Đồng thời, qua tham khảo và tìm hiểu thực trạng công tác huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa tại các Trung tâm huấn luyện thể thao mạnh trên phạm vi toàn quốc như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đà Nẵng… Đề tài đã tổng hợp được 12 test đánh giá kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng, bao gồm:
- Bật xa tại chỗ (cm) - Chạy 30m xuất phát cao (s)
- Bật xa 3 bước (cm) - Chạy 30m tốc độ cao (s) - Bật xa 5 bước (cm) - Chạy 60m xuất phát cao (s) - Bật xa 7 bước (cm) - Chạy 60m tốc độ cao (s) - Bật xa 10 bước (cm) - Chạy 100m xuất phát cao (s) - Bật cao tại chỗ (cm) - Nhảy xa toàn đà (m)
Với mục đích lựa chọn được các test phù hợp để đánh giá kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho đối tượng nghiên cứu, bằng phương pháp phỏng vấn (phụ lục 3). Đối tượng phỏng vấn là 30 chuyên gia, HLV, giáo viên TDTT.
Trong đó PGS.TS là 10 người, chiếm 33,33%; Thạc sĩ là 12 người, chiếm 40%
và cử nhân là 8 người, chiếm 26,67% (thời điểm phỏng vấn tháng 01/2010).
Cấu trúc trình độ của những người được phỏng vấn được giới thiệu ở biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1. Cấu trúc trình độ của người được phỏng vấn Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.5.
BẢNG 3.5. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LỰA CHỌN TEST ĐÁNH
GIÁ KỸ THUẬT CHẠY ĐÀ VÀ GIẬM NHẢY BƯỚC BỘ CHO NỮ VĐV NHẢY XA LỨA TUỔI 13 – 15 (n = 30)
TT Nội dung test
Rất quan
trọng Quan trọng Không quan trọng Số
người
chọn % Số
người
chọn % Số
người
chọn %
1 Bật xa tại chỗ (cm) 30 100 0 0.0 0 0.0
2 Bật xa 3 bước (cm) 28 93.3 2 6.7 0 0.0
3 Bật xa 5 bước (cm) 10 33.3 8 26.7 12 40.0
4 Bật xa 7 bước (cm) 9 30.0 10 33.3 11 36.7
5 Bật xa 10 bước (cm) 11 36.7 9 30.0 10 33.3
6 Bật cao tại chỗ (cm) 25 83.33 5 16.67 0 0
7 Chạy 30m xuất phát cao (s) 10 33.33 10 33.33 10 33.33
8 Chạy 30m tốc độ cao (s) 30 100 0 0.0 0 0.0
9 Chạy 60m xuất phát cao (s) 20 66.7 6 20.0 4 13.3
10 Chạy 60m tốc độ cao (s) 8 26.7 12 40.0 10 33.3
11 Chạy 100m xuất phát cao (s) 6 20.0 13 43.3 11 36.7
12 Nhảy xa toàn đà (m) 30 100 0 0 0 0
Từ kết quả thu được ở bảng 3.5 cho thấy: Để đánh giá kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ trong quá trình huấn luyện VĐV Nhảy xa, đa số các đối tượng được phỏng vấn đều lựa chọn các test sau đây:
- Bật xa tại chỗ (cm) - Bật xa 3 bước (cm) - Bật cao tại chỗ (cm)
- Chạy 30m tốc độ cao (s) - Chạy 60m xuất phát cao (s) - Nhảy xa toàn đà (m)
Đa số các ý kiến lựa chọn các test trên đều xếp chúng ở mức độ rất quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa (từ 86.7% ) trở lên.
3.1.4.1. Xác định tính thông báo của các test đánh giá kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng
Để xác định tính thông báo của các test đã lựa chọn, đề tài tiến hành xác định mối tương quan giữa các test đã lựa chọn với thành tích thi đấu của đối tượng nghiên cứu (thành tích thi đấu của đối tượng nghiên cứu được lấy từ giải vô địch các lứa tuổi toàn quốc vào tháng 6 năm 2009). Đề tài đã tiến hành kiểm tra trên đối tượng nghiên cứu (18 nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 - 15) ở 5 test đã lựa chọn. Kết quả được trình bày tại bảng 3.6.
Từ kết quả thu được ở bảng 3.6 cho thấy:
- Cả 6 test lựa chọn đều thể hiện mối tương quan mạnh, có đầy đủ tính thông báo (|r| > |0.8| với P < 0.05) có thể ứng dụng trong thực tiễn đánh giá kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng.
3.1.4.2. Xác định độ tin cậy của các test đánh giá kỹ thuật chạy đà giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng
Sau khi xác định tính thông báo, đề tài tiến hành xác định độ tin cậy của các test thông qua kiểm tra 2 lần trên đối tượng nghiên cứu trong điều kiện quy trình, quy phạm như nhau. Thời điểm kiểm tra vào tuần đầu tiên và tuần thứ hai tháng 01/2010. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7.