Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về lý luận Nhà nước và pháp luật:
xã hội loài người từ khi có nhà nước và để bảo vệ sự tồn tại và phát triển, nhà nước đã thành lập các công cụ bạo lực: quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù để trừng trị và trấn áp các lực lƣợng chống lại giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, nhà tù của mỗi nước là công cụ để quản lý và giam giữ những người phạm tội, cách ly họ với xã hội và cộng đồng.
Sau ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, trại giam của Nhà nước ta làm nhiệm vụ quản lý, giam giữ và giáo dục những đối tƣợng là ngụy quân, ngụy quyền, các đối tƣợng trong các tổ chức, đảng phái phản động, bọn tội phạm hình sự nguy hiểm cho an ninh quốc gia (ANQG) và trật tự an toàn xã hội (TTATXH).
Hội nghị trại giam toàn quốc lần thứ 3 (tháng 3/1971) đã xác định trại giam của Nhà nước ta có 3 nhiệm vụ: (1) quản lý, giam giữ; (2) giáo dục, cải tạo; (3) đấu tranh khai thác. Trong đó, nhiệm vụ quản lý, giam giữ có tầm quan trọng đặc biệt, là nền tảng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, cải tạo và đấu tranh khai thác.
Về phương diện pháp lý có thể hiểu: quản lý, giam giữ phạm nhân ở trại giam là hoạt động của lực lƣợng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp
buộc những người có án phạt tù có thời hạn, tù chung thân phải chấp hành án phạt tại trại giam, cách ly họ với xã hội nhằm giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức sống và làm việc theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), một trong những vấn đề có tính nguyên tắc là: bảo đảm pháp chế XHCN, mọi hành vi vi phạm pháp luật phải bị xử lý, các bản án phạt tù và quyết định của tòa án phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Theo luật thi hành án hình sự, những người có án phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân phải vào trại giam để chấp hành án.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giao cho công an và Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ chức năng quản lý công tác thi hành án phạt tù và tổ chức công tác thi hành án phạt tù. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Bộ Công an giao cho Tổng cục cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp giúp Bộ trưởng bộ Công an quản lý và tổ chức thực hiện công tác thi hành án phạt tù trong lực lƣợng công an nhân dân và trực tiếp quản lý, giam giữ phạm nhân ở các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Công an quản lý trên phạm vi cả nước.
Hoạt động quản lý, giam giữ phạm nhân của lực lƣợng cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tƣ pháp vừa là hoạt động thực thi pháp luật, vừa là hoạt động nghiệp vụ của ngành công an, đồng thời cũng là một bộ phận rất quan trọng của công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực ANTT. Đây là một lĩnh vực công tác đặc thù của lực lƣợng cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tƣ pháp, có đặc điểm rất khác trong ngành công an.
Quản lý, giam giữ phạm nhân ở trại giam là thực hiện sự cƣỡng chế của Nhà nước đối với người phạm tội. Trong thời gian chấp hành án phạt tù ở trại giam phạm nhân bị tước quyền tự do và một số quyền công dân và bị hạn chế nhiều quyền công dân khác. Họ bị giam giữ và quản lý chặt chẽ ở trại giam, họ bị cách ly với xã hội bên ngoài và trong suốt thời gian chấp hành án họ phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy trại giam.
Để quản lý, giam giữ nghiêm ngặt, chặt chẽ phạm nhân ở trại giam lực lƣợng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp phải sử dụng tổng hợp các
biện pháp nghiệp vụ của ngành: biện pháp pháp luật, nghiệp vụ, vũ trang, khoa học kỹ thuật, vận động quần chúng, kinh tế, ngoại giao để tổ chức quản lý và duy trì trật tự, kỷ luật chung ở trại giam và bảo đảm an toàn trại giam trong mọi tình huống.
Quản lý, giam giữ phạm nhân ở trại giam là một khâu, một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án phạt tù. Bởi vì nó trực tiếp quản lý, giam giữ hầu hết những phần tử nguy hiểm cho ANQG và TTATXH, cách ly chúng khỏi đời sống xã hội. Nhƣng đồng thời nó làm tiền đề và tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục phạm nhân trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội, ngăn ngừa họ tái phạm tội.
Vì vậy, trong quá trình phạm nhân chấp hành án phạt tù phải đặc biệt coi trọng công tác quản lý, giam giữ nghiêm nghặt, chặt chẽ, không để họ có điều kiện hoạt động chống phá, trốn trại, phạm tội mới. Buộc họ phải chấp hành nghiêm chỉnh Nội quy trại giam. Tuyệt đối không đƣợc chủ quan, mất cảnh giác hoặc có sơ hở, thiếu sót trong quản lý, giam giữ để phạm nhân có thể lợi dụng hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng cho trại giam [4].
1.2.2.2. Nhiệm vụ
Trong tổ chức thi hành án phạt tù ở trại giam, lực lƣợng cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tƣ pháp có nhiệm vụ: quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân thành người lương thiện, có ích cho xã hội, tiến hành đấu tranh khai thác, phát hiện, thu thập các thông tin về tội phạm để mở rộng công tác điều tra, đấu tranh phòng chống tội phạm, cụ thể nhƣ sau:
- Quản lý, giam giữ nghiêm ngặt, chặt chẽ không để phạm nhân có hành động chống phá, trốn trại, phạm tội mới, vi phạm Nội quy trại giam.
Phạm nhân là người đang chấp hành bản án phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân ở các cơ sở giam giữ của Nhà nước. Trong thời gian chấp hành hình phạt tù phạm nhân bị giam giữ nghiêm ngặt, chặt chẽ trong các buồng giam, khu giam. Họ bị tước quyền tự do và một số quyền công dân khác, buộc phải sống cách ly với xã hội, mọi hoạt động phải tuân thủ nội quy trại giam và sự hướng dẫn của cán bộ, chiến sỹ trại giam. Những hành vi vi phạm nội quy trại giam của phạm nhân phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Để quản lý, giam giữ phạm nhân đƣợc nghiêm ngặt, chặt chẽ, không để phạm nhân trốn trại hay thực hiện những hành động chống phá, đƣa vật cấm vào trại giam, liên lạc, móc nối với các đối tƣợng xấu ngoài xã hội, các phần tử chống đối ở nước ngoài hay phạm tội mới, điều trước tiên hệ thống buồng giam, khu giam, các điều kiện vật chất khác để giam giữ phạm nhân phải đƣợc xây dựng kiên cố, vững chắc đảm bảo tính khoa học và đƣợc lắp đặt các thiết bị kiểm soát an ninh theo quy định và mẫu thiết kế.
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm nội quy trại giam của phạm nhân.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý, giam giữ phạm nhân là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trại giam, không để cho phạm nhân thực hiện các hành vi vi phạm Nội quy trại giam, xây dựng môi trường trại giam thành môi trường giáo dục mang tính nhân văn, nhân đạo cao cả, tạo điều kiện để phạm nhân cải tạo tiến bộ nhanh chóng đƣợc tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, một số phạm nhân khi vào trại giam chấp hành án vẫn không hối cải, luôn tìm mọi sơ hở của cán bộ trại giam để thực hiện các hành vi chống đối cải tạo gây mất ổn định môi trường trại giam. Vì vậy, trong công tác quản lý, giam giữ phạm nhân lực lƣợng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp phải chủ động phát hiện sớm các âm mưu và hành động chống phá của phạm nhân, đồng thời có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh những phạm nhân có hành vi vi phạm nội quy trại giam theo đúng quy định của pháp luật.
Việc xử lý những phạm nhân có có hành vi vi phạm nội quy trại giam phải đảm bảo tính công khai, công bằng, nghiêm minh và đúng pháp luật.
- Phát hiện những thông tin về tội phạm, người phạm tội để mở rộng công tác điều tra, tiếp tục đấu tranh chống các loại tội phạm và phục vụ cho công tác giáo dục.
Phát hiện thông tin về tội phạm để mở rộng công tác điều tra, đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ hết sức quan trọng, thể hiện tư tưởng và quan điểm tiến công tội phạm một cách triệt để của lực lƣợng công an nhân dân. Mỗi lực lƣợng công an nhân dân trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình phải quán triệt thật tốt tư tưởng và quan điểm nêu trên.
Quản lý, giam giữ phạm nhân ở trại giam là hoạt động cần thiết, quan trọng nhưng không có nghĩa là tước bỏ tất cả các quyền công dân của họ. Với bản chất nhân đạo xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta đòi hỏi cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tƣ pháp không đƣợc lấy việc quản lý, giam giữ để ngƣợc đãi, hành hạ, nhục hình, tra tấn đối với phạm nhân. Mục đích cuối cùng của công tác thi hành án phạt tù là giáo dục những người lầm đường, lạc lối, có hành vi vi phạm pháp luật thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Vì vậy, công tác quản lý, giam giữ phạm nhân phải dựa trên nội quy trại giam, làm cho phạm nhân nhận thức đƣợc việc tuân thủ Nội quy trại giam là quyền, nghĩa vụ của bản thân họ, là giúp họ tiến bộ, cải tạo tốt để đƣợc hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước.
Hệ thống quản lý trại giam của Nhà nước ta đang quản lý số lượng rất lớn phạm nhân. Đây là những phần tử hết sức nguy hiểm cho an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, trong quá trình quản lý, giam giữ phạm nhân, lực lượng Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp cần chống tư tưởng cho rằng ở giai đoạn thi hành án phạt tù chỉ có nhiệm vụ quản lý, giam giữ và giáo dục phạm nhân mà xem nhẹ các yêu cầu nghiệp vụ của ngành Công an. Phải xây dựng và quán triệt tư tưởng tiến công tội phạm một cách triệt để, không để một thông tin nào liên quan đến tội phạm còn sót lọt có liên quan đến phạm nhân nào không đƣợc làm rõ. Đồng thời phải xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng nghiệp vụ trong ngành Công an và các cơ quan bảo vệ pháp luật [4].
1.2.2.3. Nguyên tắc
Quản lý, giam giữ phạm nhân ở trại giam là một công tác rất quan trọng, có liên quan trực tiếp đến cuộc sống và sinh mạng của hàng vạn phạm nhân đang thi hành án phạt tù ở trại giam. Đồng thời, nó còn liên quan đến đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Để làm tốt công tác quản lý, giam giữ phạm nhân lực lƣợng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo chế độ xã hội chủ nghĩa trong quản lý, giam giữ phạm nhân Đây là một nguyên tắc cơ bản có tính chủ đạo trong hoạt động thực thi pháp luật ở nước ta, đặc biết đối với công tác công an nói chung, công tác trại
giam nói riêng. Thực hiện tốt nguyên tắc này bảo đảm cho pháp luật của Nhà nước được thực thi một cách nghiêm chỉnh.
Để thực hiện đƣợc nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, công tác quản lý, giam giữ phạm nhân cần phải đảm bảo một số nội dung:
+ Phạm nhân phải bị quản lý, giam giữ ở trại giam, những phạm nhân trốn trại phải nhanh chóng bắt lại để tiếp tục chấp hành án ở trại giam.
+ Trong công tác quản lý, giam giữ phạm nhân phải thực hiện đúng những điều quy định trong Luật Thi hành án hình sự, Nội quy trại giam của Nhà nước Việt Nam.
+ Phải quán triệt thật tốt ”nguyên tắc nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trấn áp kết hợp với giáo dục cải tạo”.
+ Trong quản lý, giam giữ phạm nhân phải đảm bảo sự công bằng, công minh, thưởng, phạt nghiêm minh.
Cán bộ Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp là người đại diện cho cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ trực tiếp quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân, do đó, trong cuộc sống hàng ngày phải thể hiện là tấm gương mẫu mực để cảm hóa, giáo dục đối với phạm nhân.
+ Mọi thái độ, cử chỉ, tác phong, lời nói, việc làm của cán bộ Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp phải đúng đắn, có tình, có lý và mang tính nhân văn.
+ Phải tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và các quyền chính đáng của phạm nhân. Tuyệt đối không đƣợc có lời nói hay hành động xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể của phạm nhân.
+ Nghiêm cấm mọi hành vi ngƣợc đãi, tra tấn, nhục hình hay có hành động đối xử tàn nhẫn, hành hạ vô nhân đạo đến thể xác và tinh thần của phạm nhân.
+ Kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm Nội quy trại giam của phạm nhân và những việc làm vi phạm pháp luật, sai nguyên tắc trong công tác quản lý, giam giữ phạm nhân của lực lƣợng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp.
- Kết hợp biện pháp cƣỡng chế với giáo dục trong quản lý, giam giữ phạm nhân
Cƣỡng chế và giáo dục là hai mặt của một vấn đề, cƣỡng chế là thể hiện tính cứng rắn, mạnh mẽ còn giáo dục là thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt. Việc vận dụng kết hợp giữa cưỡng chế với giáo dục là phương pháp khoa học trong giáo dục con người. Phương pháp giáo dục này càng có ý nghĩa quan trọng trong khoa học giáo dục phạm nhân, một lĩnh vực giáo dục đặc thù, giáo dục hoàn lương đối với những con người phạm tội.
Bản chất của Nhà nước Việt Nam khác hẳn so với các Nhà nước của giai cấp bóc lột. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Xuất phát từ truyền thống nhân đạo của Nhà nước Việt Nam mà trong công tác quản lý, giam giữ phạm nhân phải lấy giáo dục là chính. Ông cha ta đã từng dạy “lấy chính nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, đây là tƣ tưởng thể hiện sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Ngày nay, Nhà nước ta xác định mục đích cuối cùng của quá trình tổ chức thi hành án phạt tù là giáo dục những người phạm tội thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội để trả họ về với cuộc sống cộng đồng. Vì vậy, trong quá trình quản lý, giam giữ phạm nhân ở trại giam phải coi trọng việc giáo dục công dân, giáo dục pháp luật…để phạm nhân hiểu rõ đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thấy đƣợc tội lỗi của bản thân, thấy đƣợc việc bị quản lý, giam giữ ở trại giam là một tất yếu để trả giá cho hành động tội lỗi, đây không phải là sự trả thù của Nhà nước đối với họ. Việc giáo dục phạm nhân phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, kiên trì, bền bỉ trong suốt thời gian phạm nhân chấp hành án phạt tù ở trại giam. Đi đôi với việc giáo dục về tư tưởng phải coi trọng sự cưỡng chế bằng pháp luật. Mọi hoạt động trong quản lý giam giữ phạm nhân phải dựa trên cơ sở pháp luật, phải tuân thủ pháp luật, dùng pháp luật để bắt buộc phạm nhân tuân theo nội quy, kỷ luật của trại giam [4].