Hệ thống pháp luật về quản lý trại giam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý trại giam bền vững nghiên cứu trường hợp trại giam quảng ninh (Trang 33 - 40)

1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.3.1. Hệ thống pháp luật về quản lý trại giam

Hệ thống pháp luật về quản lý trại giam của Nhà nước ta là tập hợp toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đang có hiệu lực thi hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thi hành của những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền và việc chấp hành bản án của người bị kết án tù có thời hạn hoặc tù chung thân.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Nhà nước Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau Nhà nước ta đã ban hành những văn bản pháp luật tương ứng để quản lý xã hội đương đại, trong đó có pháp luật về thi hành án phạt tù. Cùng với sự phát triển của các ngành luật có quan hệ trực tiếp nhƣ luật Hình sự, luật Tố tụng hình sự, pháp luật thi hành án hình sự nói chung, thi hành án phạt tù nói riêng của Nhà nước ta có quá trình phát triển lâu dài cùng với sự phát triển của đất nước.

a. Lịch sử hình thành pháp luật thi hành án phạt tù của Nhà nước Việt Nam

- Thời kỳ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước ngày ban hành Pháp lệnh Thi hành án phạt tù (8/3/1993)

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, hệ thống tƣ pháp của chế độ cũ bị xóa bỏ và đƣợc thay thế bằng hệ thống tƣ pháp của chính quyền cách mạng. Do điều kiện mới giành được chính quyền, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tạm thời sử dụng luật lệ của chế độ cũ. Sắc lệnh 10/10/1945 giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam Bộ cho đến khi ban hành các luật lệ thống nhất trong toàn quốc. Theo điều 10 của Sắc lệnh này “Các luật lệ cũ đƣợc tạm giữ lại chỉ thi hành khi nào không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể Dân chủ cộng hòa”

Thực hiện chính sách nhân đạo và phù hợp với yêu cầu của cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố Sắc lệnh số 52/SL ngày 20/10/1945 xá tội các phạm nhân, Sắc lệnh số 40/SL ngày 29/3/1946 về việc bảo vệ tự do cá nhân, có quy định về việc bắt, giam giữ người rất cụ thể.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thấy rõ vị trí quan trọng của các trại giam trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc và yêu cầu giam giữ cải tạo người phạm tội, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công bố Sắc lệnh số 150/SL ngày 7/11/1950 về tổ chức các trại giam. Sắc lệnh này có giá trị quan trọng trong lịch sử phát triển của pháp luật thi hành án phạt tù. Nó thể hiện chính sách mới trong việc giáo dục cải tạo người phạm tội. Điều 1 của Sắc lệnh ghi rõ: “Phạm nhân phải giam giữ trong các trại giam để trừng trị và giáo hóa”.

Việc giáo dục phạm nhân đƣợc tổ chức trong trại giam bằng công tác lao động và đời sống tập thể, được học tập văn hóa và hướng dẫn nghề nghiệp…

Phạm nhân phải lao động một ngày là 8 giờ (trừ ngày chủ nhật, ngày lễ hoặc ốm đau), trong trường hợp cần thiết có thể làm thêm giờ. Mỗi trại giam có một chánh giám thị và hai phó giám thị chịu trách nhiệm quản lý toàn diện về trại giam bao gồm: tổ chức sắp xếp và đảm bảo đời sống đặt dưới quyền kiểm soát của Ủy ban kháng chiến tỉnh hoặc Ủy ban hành chính liên khu. Công tác bảo vệ do công an và quân đội bảo vệ.

Ngày 07/7/1962, Hội đồng Chính phủ ra chỉ thị số 15/VP về tăng cường công tác trại giam; chỉ thị số 02/CP ngày 01/4/1982 của Bộ Nội vụ quy định việc tiến hành phân cấp quản lý cải tạo phạm nhân toàn quốc; thông tƣ số 01-TT/LB ngày 16/2/1984 của Liên bộ Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ về việc thi hành nghiêm chỉnh các bản án phạt tù giam hoặc tử hình đã có nhắc nhở các Tòa địa phương và cơ quan công an trong việc tổ chức thi hành án phạt tù; ngày 28/6/1988, Quốc hội thông qua bộ luật Tố tụng hình sự và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1989. Bộ luật đã dành phần thứ năm quy định về trình tự thi hành án và quyết định của tòa án, trong đó có chế định về thi hành án phạt tù.

- Thời kỳ sau khi ban hành Pháp lệnh thi hành án phạt tù (08/3/1993) Trải qua 48 năm, từ tháng 8/1945 đến tháng tháng 3/1993 Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật về công tác thi hành án phạt tù. Những văn

bản pháp luật này là cơ sở pháp lý cho các hoạt động thi hành án phạt tù của Nhà nước ta. Kết quả của công tác thi hành án phạt tù góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật thi hành án phạt tù của Nhà nước ta trong thời gian này vẫn là những văn bản pháp luật thiếu tính đồng bộ, lẻ tẻ, giá trị pháp lý chưa cao, điều đó làm ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật thi hành án phạt tù trên thực tiễn, chất lƣợng và hiệu quả công tác thi hành án phạt tù còn có những hạn chế, bất cập cần đƣợc khắc phục. Vì vậy, trong thời gian này Nhà nước ta đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật về thi hành án phạt tù, cụ thể:

+ Pháp lệnh Thi hành án phạt tù (Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 9 thông qua ngày 08/3/1993). Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 gồm 6 chương, 37 điều, quy định về thi hành án phạt tù ở Việt Nam.

Pháp lệnh thi hành án phạt tù được ban hành ngày 08/3/1993 là một bước phát triển quan trọng của khoa học pháp lý về thi hành án phạt tù, đáp ứng tình hình thực tiễn phù hợp với sự phát triển về chính trị - xã hội của đất nước góp phần quan trọng vào việc thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới.

+ Quy chế trại giam (ban hành theo Nghị định số 60/CP ngày 16/9/1993 của Chính phủ). Quy chế trại giam gồm 8 chương, 35 điều Quy định về tổ chức trại giam;

Quy chế trại giam quy định cụ thể, chi tiết các thủ tục thi hành án phạt tù;

chế độ giam giữ phạm nhân theo 3 loại trại giam (trại giam loại 1, loại 2, loại 3) + Các Bộ, Ngành chức năng đã ban hành các thông tƣ, quyết định… để hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thi hành án phạt tù.

* Thông tƣ số 03/TTLT ngày 30/6/1993 của liên ngành Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ - Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh 1993.

* Quyết định số 458/BNV (V19) ngày 13/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về quản lý Nhà nước công tác thi hành án phạt tù trong lực lượng CAND.

* Thông tƣ số 11/TTLB ngày 20/12/1993 của liên bộ: Bộ Nội vụ - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn việc giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, dạy văn hóa, dạy nghề; chế độ sinh hoạt giải trí cho phạm nhân.

* Thông tƣ số 12/TTLB ngày 20/12/1993 của Liên Bộ: Bộ Nội vụ - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn việc giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, dạy văn hóa, dạy nghề; chế độ sinh hoạt giải trí cho phạm nhân.

* Quyết định số 482-BNV/V26 ngày 10/8/1995 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành nội quy trại giam (nội quy trại giam loại 1; nội quy trại giam loại 2; nội quy trại giam loại 3 thuộc hệ thống trại giam do Bộ Nội vụ quản lý).

+ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thi hành án phạt tù (Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 12 thông qua ngày 19/10/2007).

Trải qua 14 năm thi hành Pháp lệnh thi hành án phạt tù (08/3/1993) đã phát huy tác dụng tích cực và có hiệu quả trong lĩnh vực quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân, góp phần quan trọng trong phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của toàn diện đất nước, của cải cách tư pháp, cải cách hành chính theo đường lối của Đảng, Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 và ban hành những văn bản pháp luật mới về lĩnh vực thi hành án phạt tù là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm 2007 đã sửa đổi 16/37 điều, bãi bỏ 2 điều và bổ sung thêm 1 điều mới.

+ Quy chế trại giam (ban hành theo Nghị định số 113/2008/NĐ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ).

+ Nội quy trại giam (ban hành theo Thông tƣ số 69/2009/TT-BCA-V19 ngày 30/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an).

b. Hệ thống pháp luật thi hành án phạt tù của Nhà nước ta hiện nay

Trong chiến lược cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung và xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh và đồng bộ. Hệ thống pháp luật thi hành án phạt tù đến nay đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao, làm cơ sở cho các hoạt động thi hành án phạt tù trong giai đoạn hiện nay.

+ Luật Đặc xá (Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007)

Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt họ có quá trình cải tạo tốt, ăn năn, hối cải và có ý thức chấp hành pháp luật. Đặc xá thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch nước. Đặc xá thể hiện truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội đã ăn năn, hối cải. Ngày 21/11/2007 tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XII đã thông qua luật Đặc xá, ban hành theo quyết định số 07/2007/QH12 ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2008. Luật Đặc xá có 6 chương, 36 điều.

+ Luật Tương trợ tư pháp (Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2008. Luật Tương trợ tư pháp có 7 chương, 72 điều. Quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp.

+ Luật Thi hành án hình sự (Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/6/2010) có hiệu lực từ ngày 01/7/2011.

Luật Thi hành án hình sự có 15 chương, 182 điều. Quy định nguyên tắc, trình tự, tổ chức nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành bản án, quyết định của Tòa án đối với các hình phạt của Bộ luật Hình sự.

- Để phù hợp với những quy định của Luật thi hành án hình sự, Luật đặc xá và Luật tương trợ tư pháp của Quốc hội ban hành Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ với chức năng, thẩm quyền đã ban hành các văn bản pháp luật sau:

+ Ngày 28/7/2011 Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2011/NĐ-CP quy định về biện pháp thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh (Nghị định gồm 4 chương, 16 điều).

+ Ngày 16/9/2011 Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2011/NĐ-CP quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt tù (Nghị định gồm 5 chương, 33 điều).

+ Ngày 15/12/2011 Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2011/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân (Nghị định gồm 4 chương, 17 điều).

+ Ngày 17/2/2012 Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2012/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của Luật Thi hành án hình sự (Nghị định gồm 3 chương, 15 điều).

+ Ngày 20/3/2012 Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2012/NĐ-CP quy định về cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự. (Nghị định gồm 4 chương, 18 điều). Quy định về xây dựng, thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự.

- Để hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật thi hành án hình sự và các Nghị định của Chính phủ mới ban hành các Bộ, ngành chức năng đã ban hành các thông tư để hướng dẫn thực hiện như sau:

+ Ngày 12/01/2010 Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tƣ liên tịch số 04/2010/TTLT-BTC-BCA-BQP thực hiện chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động, dạy nghề của phạm nhân trong các trại giam.

+ Ngày 06/2/2012 Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tƣ pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tƣ liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP- BGDĐT hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân.

+ Ngày 13/02/2012 Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT- BCA-BQP-BNG hướng dẫn việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân.

+ Ngày 28/3/2011 Bộ Công an ban hành Thông tƣ số 13/2011/TT-BCA quy định về quản lý, trang bị, khai thác sử dụng hệ thống kiểm soát an ninh các cơ sở giam giữ trong CAND.

+ Ngày 14/4/2011 Bộ Công an ban hành Thông tƣ số 16/2011/TT-BCA quy định về công tác Cảnh sát Quản giáo.

+ Ngày 26/5/2011 Bộ Công an ban hành Thông tƣ số 36/2011/TT-BCA ban hành Nội quy trại giam.

+ Ngày 03/6/2011 của Bộ Công an ban hành Thông tƣ số 37/2011/TT- BCA quy định về phân loại và giam giữ phạm nhân theo loại.

Thông tư số 37/2011/TT-BCA gồm 5 chương, 17 điều. Nội dung của Thông tƣ ngoài việc quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tƣợng áp dụng, nguyên tắc phân loại và tổ chức giam giữ còn quy định cụ thể 04 căn cứ phân loại phạm nhân. Việc phân loại phạm nhân phải đƣợc tiến hành trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận phạm nhân. Phạm nhân đƣợc phân thành 03 loại: A, B, C. Loại A đƣợc phân thành 04 loại: Ađb, A1, A2, A3. Loại B đƣợc phân thành 04 loại: Bđb, B1, B2, B3. Loại C đƣợc phân thành 04 loại: Cđb, C1, C2, C3.

Mỗi loại ký hiệu đƣợc quy định rất cụ thể. Hàng năm, căn cứ vào kết quả cải tạo của phạm nhân các trại giam, trại tạm giam phải tiến hành xét nâng, hạ loại đột xuất cho phạm nhân. Việc tổ chức giam giữ phạm nhân ở trại giam đƣợc tổ chức giam giữ theo 02 khu. Khu 1, giam giữ những phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc loại tái phạm nguy hiểm. Khu 2, giam giữ những phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống, phạm nhân có mức án tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù còn dưới 15 năm, phạm nhân, phạm nhân Ađb, Bđb, Cđb không thuộc các trường hợp giam giữ tại khu 2. Phạm nhân đƣợc chia thành đội để giam giữ và quản lý khi học tập, lao động, học nghề và sinh hoạt. Phạm nhân bị giam giữ trong các buồng giam, giam giữ theo loại ký hiệu. Phạm nhân là nữ, là người chưa thành niên, là người nước ngoài, bị mắc các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần, phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy trại giam,

phạm nhân có biểu hiện, hành vi câu kết, móc nối với phạm nhân khác hoặc các đối tƣợng bên ngoài tìm cách chống phá, trốn trại giam, có hành vi chống đối quyết liệt…phải đƣợc giam giữ riêng. Ngoài ra, Thông tƣ còn quy định cụ thể về việc quản lý phạm nhân trong khi lao động, học nghề, khám điều trị tại bệnh viện, cơ sở y tế.

+ Ngày 27/6/2011 Bộ Công an ban hành Thông tƣ số 40/2011/TT-BCA quy định về tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân.

Thông tư số 40/2011/TT-BCA gồm 3 chương, 14 điều. Nội dung của Thông tƣ quy định cụ thể 04 tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù. Căn cứ vào việc chấp hành 04 tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù của mỗi phạm nhân trại giam, trại tạm giam tiến hành xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân.

Căn cứ vào kết quả thi đua chấp hành án phạt tù phạm nhân đƣợc xếp loại cải tạo tương xứng: loại tốt, loại khá, loại trung bình và kém. Việc xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đƣợc tiến hành theo định kỳ và định kỳ:

tuần, tháng, quý, 6 tháng và 1 năm.

+ Ngày 30/6/2011 Bộ Công an ban hành Thông tƣ số 46/2011/TT-BCA gồm 6 chương, 15 điều: quy định việc phạm nhân thăm gặp thân nhân; nhận, gửi thƣ, nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân nhân.

+ Ngày 09/8/2011 Bộ Công an ban hành Thông tƣ số 58/2011/TT-BCA gồm 7 điều, quy định về đồ vật cấm đƣa vào trại giam và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm.

+ Ngày 07/10/2011 Bộ Công an ban hành Thông tƣ số 68/2011/TT-BCA gồm 4 chương, 25 điều, quy định về hoạt động vũ trang bảo vệ trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ và dẫn giải phạm nhân.

Các văn bản pháp luật nêu trên là nền tảng cơ sở pháp lý cho các hoạt động thi hành án phạt tù của Nhà nước ta trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên hoạt động thi hành án phạt tù là một loại hoạt động phức tạp, nhiều quan hệ xã hội, hành vi phát sinh trong lĩnh vực thi hành án phạt tù cần đƣợc các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu ban hành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý trại giam bền vững nghiên cứu trường hợp trại giam quảng ninh (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)