Tổ chức TC ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 33 - 42)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI CÓ CHỦ ĐỀ

1.3. Lý luận về giáo dục KNHT cho trẻ 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ

1.3.3. Tổ chức TC ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non

Hoạt động vui chơi mà trung tâm là TC ĐVTCĐ là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Thông qua vui chơi giúp trẻ hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý trong nhân cách của trẻ.

Thực tế hiện nay ở các trường mầm non tại địa bàn thành phố Tuy Hoà, hầu hết GV thường xuyên tổ chức TC ĐVTCĐ phù hợp và đã tạo môi trường thuận lợi cho trẻ “Chơi mà học, học bằng chơi”.

24

TC thường tổ chức bắt đầu từ một câu chuyện gợi mở hướng trẻ vào chủ đề chơi bằng hệ thống câu hỏi, sau đó GV tổ chức hướng dẫn trẻ chơi theo kế hoạch

- Bước 1: Hướng dẫn trẻ vào TC (gợi nhớ, phân vai quyết định mình đóng gì…).

- Bước 2: Quá trình tiến triển TC: GV là người cố vấn dạy trẻ cách chơi kết hợp quan sát trẻ chơi (giảng giải, bổ sung đồ chơi..).

- Bước 3: Kết thúc chơi (nhận xét cụ thể rút kinh nghiệm cho buổi chơi sau)

* Đánh giá việc tổ chức TC ĐVTCĐ ở các trường MN:

+ GV xây dựng tổ chức TC ĐVTCĐ theo lịch sinh hoạt hàng ngày phù hợp với từng độ tuổi, GV thiết kế và xây dựng môi trường chơi, trang trí các góc chơi hấp dẫn, cùng với tên gọi và hình ảnh phù hợp, phù hợp với chủ đề, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất (diện tích phòng học, đồ dùng, đồ chơi trong lớp) cũng nhƣ sự phát triển của lứa tuổi mẫu giáo lớn. Tùy vào nội dung và phương pháp tổ chức của mỗi lớp mà có thể thiết kế nội dung chơi khác nhau (gia đình, bệnh viên, lớp học, xây dựng…).

+ GV luôn triển khai TC ĐVTCĐ có nội dung phong phú, luôn thay đổi theo từng chủ đề cụ thể một cách linh hoạt sáng tạo, luân phiên, thay đổi theo từng giai đoạn,…Thông qua đàm thoại đặt câu hỏi, cô có thể nhập vai vào TC đóng vai trò cố vấn gợi ý, mở rộng nội dung chơi cho trẻ hay giải quyết các tình huống xảy ra một cách hợp lý.

Mặc dù TC ĐVTCĐ đối với các cô và trẻ không có gì lạ, tuy nhiên đánh giá sâu vào nội dung khi quan sát hoạt động thì còn nhiều hạn chế:

+ Cách thoả thuận phân vai của trẻ trong quá trình chơi còn mang tính hình thức, GV luôn định hướng là chính chứ trẻ chưa chủ động, các kỹ năng xã hội chưa đƣợc quan tâm đúng mức, mang tính chất dàn trải.

+ GV chưa hướng dẫn phát huy sáng kiến của trẻ, tạo cơ hội để phát triển khả năng tự giải quyết các tình huống mà GV lo trẻ không thực hiện đƣợc nên vội vàng giúp đỡ và thực hiện thay,…

+ GV chƣa tạo cơ hội cho trẻ tự chọn những hoạt động mà mình thích và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Ví dụ: góc phân vai trong chủ đề “Gia đình” khi trẻ đóng vai người mẹ, trẻ nhập vai và thao tác vai chơi thành thạo, làm công việc của mẹ

25

nhƣ: chăm sóc em bé, nấu cơm, đi chợ... GV động viên khuyến khích trẻ để trẻ thể hiện vai chơi tốt hơn nhƣng kỹ năng phối hợp chƣa có.

+ Động viên khuyến khích khen thưởng chưa kịp thời, thường là cuối giờ chứ ít ở trong quá trình chơi.

1.3.4. Những biểu hiện KNHT và tiêu chí đánh giá KNHT của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi Theo L.X.Vuwgotxky “ Hành vi con người là sản phẩm là sản phẩm của một hệ thống các mối liên hệ, quan hệ xã hội, các hình thức, hành vi có tính chất tập thể và hợp tác xã hội”… tức các chức năng tâm lý con người được hình thành trong quá trình tương tác xã hội giữa các cá nhân. Khi tham gia hoạt động tập thể thì ta dễ dàng thấy những biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ 5-6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ.

- Một là, biết thảo luận đưa ra ý tưởng chơi, dự định chơi, phân công nhiệm vụ chơi: khi chơi trẻ phải biết thảo luận, bàn bạc để cùng thống nhất về mục đích, về kết quả cuối cùng cần đạt của cả nhóm. Ngoài ra, thảo luận còn để thống nhất nội dung và kế hoạch thực hiện những công việc chung, giao tiếp giữa các vai để thực hiện hành động chơi. Trong khi chơi trẻ phải dùng từ để chỉ những hành động của mình, thể hiện ý định, ý tưởng nảy sinh trong quá trình chơi.

Việc thảo luận là giải pháp tìm kiếm phương tiện thực hiện dự định chơi, bầu nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ chơi cho từng thành viên trong nhóm và nó được diễn ra nhịp nhàng hơn… và giao tiếp trong lúc này có ý nghĩa quan trọng trong TC ĐVTCĐ, trong quá trình chơi trẻ sử dụng lời nói làm công cụ giao tiếp, để phối hợp hành động chơi, để giao ước với những người cùng tham gia.

Quá trình thảo luận chỉ đi tới thống nhất khi đƣợc sự đồng thuận giữa các thành viên – gọi là nhóm, tức trẻ biết lắng nghe và trao đổi ý kiến của mình với các bạn. Vì vậy, kỹ năng hợp tác sẽ giúp trẻ hiểu đƣợc giá trị của sức mạnh tập thể (trẻ biết đặt lợi ích của tập thể lên trên); thái độ tôn trọng bạn bè và sẵn sàng hợp tác vì mục tiêu chung sẽ giúp trẻ ngày càng thân thiện hơn.

Các nhóm chơi luôn thể hiện sự đa dạng về kỹ năng, thể hiện đƣợc cái nhân cách giữa các thành viên. Khi tham gia hoạt động cùng nhau, trẻ phải biết tự đánh giá đƣợc bản thân mình (sở thích, nguyện vọng) và khả năng của bạn trong nhóm, từ đó đƣa ra những ý kiến phù hợp nhất với việc phân công các phần việc cụ thể cho

26

từng bạn, đảm bảo phát huy điểm mạnh, tài năng của mình về điểm đó, hỗ trợ điểm yếu cho các thành viên khác, từ đó hoạt động nhóm trở nên hoàn hảo hơn.

Hai là, biết phân công, phối hợp hành động chơi, thiết lập quan hệ chơi:

Phối hợp hành động chơi trong TC ĐVTCĐ là sự thống nhất nỗ lực của các bên tham gia nhằm đạt đƣợc mục đích chung. Để hợp tác thì các thành viên phải hiểu những hành động phối hợp, tức những hành động chung cùng hướng tới để hoàn thành các nhiệm vụ trong quá trình chơi. Có nhiều cách thức khác nhau trong việc phối hợp hành động trong quá trình chơi. Điều này phụ thuộc vào cấu trúc của nhiệm vụ chơi. Trẻ có những biểu hiện phối hợp hành động trong khi chơi TC ĐVTCĐ, cụ thể:

+ Phối hợp hành động chơi theo kiểu Mục tiêu – kết quả”. Ví dụ: khi bé cùng nhau tập đóng kịch “Hai anh em” để có quà tặng sinh nhật mẹ, thì hai anh em sẽ phối hợp với nhau để trao đổi về từng vai câu chuyện, ai đóng vai gì. Sau đó hai bé sẽ độc lập tập lời thoại cho vai của mình. Cuối cùng hai bé sẽ cùng nhau phối hợp để thể hiện câu chuyện. Như vây hai bé đã phối hợp hành động theo kiểu

“mục tiêu – kết quả”.

+ Phối hợp hành động theo kiểu “Dây chuyền sản xuất”. Ví dụ: Trong TC

“Sinh nhật Bác gấu” các bé cùng nhau “làm bánh” để tặng sinh nhật bác Gấu. Bé sẽ nhồi bột-> đưa bột cho một bạn tiếp->xếp dải bánh thành hình trái tim, bạn tiếp theo -

> xếp bánh hình trái tim vào khay bánh ->bạn đưa khay bánh vào lò nướng… Như vậy các bé đã phối hợp hành động với nhau để làm bánh theo kiểu “dây chuyền”.

+ Hành động theo kiểu “Phối kết hợp, trẻ sẽ lên kế hoạch công việc và thực hiện công việc theo cặp trước để kết thúc một phần công việc, sau đó sẽ phối hợp cùng để đạt đƣợc kết quả cuối cùng.

Về biểu hiện thiết lập mối quan hệ chơi, khi chơi trẻ cùng tham gia quan hệ thực và quan hệ chơi. Quan hệ thực là mối quan hệ qua lại giữa các trẻ cùng tham gia TC, còn quan hệ chơi là những mối quan hệ đƣợc thiết lập theo chủ đề và vai chơi. Muốn phát triển mối quan hệ thực trẻ phải có ý thức chơi, biết chọn bạn chơi

27

phù hợp. Phát triển quan hệ chơi thì trẻ phải có vốn hiểu biết về cuộc sống xã hội, có trí tưởng tượng phong phú, có vốn ngôn ngữ tích cực.

- Ba là, biết lắng nghe và tuân thủ yêu cầu của nhóm chơi: Trẻ phải biết học cách lắng nghe, nghe để học. Đây là một kĩ năng cần thiết cho trẻ khi học ở bất kỳ môi trường học tập nào. Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ thiết lập mối quan hệ bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.

Ở mẫu giáo, trẻ thường rất hiếu động và khả năng tập trung chú ý trong một khoảng thời gian không lâu. Đồng thời, “cái tôi” của trẻ rất lớn và thích thể hiện

“cái tôi” của mình vì muốn chứng tỏ mình đã lớn. Thái độ này xuất phát từ sự ích kỷ, vị kỷ trong mỗi trẻ nói riêng và trong mỗi con người chúng ta nói chung. Chính

“cái tôi” đã làm cho khả năng chú ý lắng nghe lời cô giáo nói và các bạn bị hẹp lại;

trẻ luôn nghĩ mình đã biết, nên không cần quan tâm đến những vấn đề mà người khác đang nói hay tiêu cực hơn là trẻ nghe và để phản bác lại, điều này làm cho kiến thức trẻ bị kiềm hãm phát triển.

Vì thế, trẻ biết chú ý lắng nghe lời cô giáo giải thích, hướng dẫn để biết tổ chức cách chơi theo nhóm hiệu quả và trong khi chơi trẻ phải biết lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm chơi, để tránh những mâu thuẫn, xung đột, những bất đồng ý kiến xảy ra trong khi chơi là điều cần thiết mà các cô giáo nên chú ý khi trẻ tham gia chơi.

- Bốn là, biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, trải nghiệm cùng nhau trong khi chơi: Khi cùng tham gia chơi chung trong nhóm trẻ phải biết phối hợp, giúp đỡ, và cùng với các bạn trong nhóm giải quyết những xung đột. Cần biết chấp nhận sự phân công và thực hiện tốt nhiệm vụ nhóm giao, đồng thời phải phối hợp chặt chẽ các thành viên khác trong nhóm. Sự phối hợp này không chỉ dừng lại ở việc thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung mà còn bao gồm sự quan sát, đánh giá hoạt động của các bạn và giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn, hoặc nhờ bạn hỗ trợ nếu cần…

Khi chơi, trẻ phải biết trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc để đƣa ra thảo luận, bàn bạc. Chấp nhận ý kiến trái chiều, kiềm chế bản thân, tôn trọng bạn cũng nhƣ ý kiến của bạn.

Giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm, ý tưởng, thông tin đem lại sự thoải mái, cởi mở, tinh thần đoàn kết ở trẻ, giúp trẻ hiểu nhau hơn, thân thiết hơn, hạn chế những xung đột, mâu thuẫn. Điều đó giúp cho trẻ đi đến mục đích dễ dàng hơn, hiệu

28

quả công việc trở nên tốt đẹp hơn. Trẻ cần biết cách phối hợp cùng nhau trải nghiệm những tình huống thực tế nảy sinh trong khi chơi, tìm cách giải quyết chung nhất.

- Năm là, Cùng nhau giải quyết xung đột: Quá trình trẻ hoạt động cùng nhau trong nhóm rất thường xảy ra xung đột. Mỗi trẻ phải có khả năng tự kiềm chế, phục tùng những quy định chung, biết cách giải quyết mâu thuẫn trên cơ sở tôn trọng và nhường nhịn lẫn nhau. Xung đột thường xảy ra do: ý tưởng chơi không giống nhau, vì hành động chơi không trùng khớp, vai chơi, đồ chơi… Xung đột là hiện tƣợng tất yếu xảy ra trong hoạt động chung, vì thế trẻ biết cách tự giải quyết xung đột để trò chơi đƣợc tiếp tục.

* Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá về kỹ năng hợp tác của trẻ 5-6 tuổi trong TC ĐVTCĐ.

Dựa trên những biểu hiện KNHT của trẻ trong TC ĐVTCĐ, luận văn có thể xây dựng tiêu chí và thang đánh giá KNHT của trẻ 5-6 tuổi trong TC ĐVTCĐ ở trường mầm non như sau:

- Tiêu chí 1: Biết cùng thỏa thuận và chấp nhận sự phân công nhiệm vụ chơi của nhóm chơi.

- Tiêu chí 2: Biết lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi với các bạn.

- Tiêu chí 3: Biết phối hợp hành động chơi với các bạn khi thực hiện TC.

- Tiêu chí 4: Biết giải quyết xung đột xảy ra trong khi chơi để cùng thực hiện công việc chung.

- Tiêu chí 5: Biết thiết lập mối quan hệ với các bạn cùng chơi, vai chơi, nhóm chơi.

Tiêu chí Mức độ thấp (0-1.2 điểm)

Mức độ trung bình (1.3-2.1 điểm)

Mức độ cao (2.2-3 điểm) 1. Biết cùng thỏa

thuận và chấp nhận sự phân công nhiệm vụ chơi của nhóm chơi.

Trẻ thờ ơ với việc thỏa thuận cùng bạn về nhiệm vụ chơi. Trẻ không chấp nhận sự phân công của nhóm nếu không thích.

Trẻ có thỏa thuận với nhau về nhiệm vụ chơi nhƣng đôi lúc còn cần sự trợ giúp của người lớn. Trẻ chấp nhận sự phân công nhiệm vụ của nhóm nhƣng còn thụ động.

Trẻ luôn tích cực, sẵn sàng chấp nhận sự phân công nhiệm vụ của nhóm. Trẻ luôn thỏa thuận cùng nhau về công việc đƣợc giao để thực hiện nội dung chơi

29

một cách hiệu quả.

2 Biết lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi với các bạn.

Chƣa biết lắng nghe bạn và chƣa biết chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi với các bạn.

Không biết hỗ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ trợ khi gặp khó khăn.

Lắng nghe bạn, song thỉnh thoảng chƣa biết chờ đến lƣợt mình. Đôi khi không hiểu lời bạn nói, chƣa mạnh dạn hỏi lại bạn.

Biết chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi với các bạn khi GV nhắc nhở. Biết hỗ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ trợ nhƣng đôi khi còn cần sự góp ý của GV.

Biết lắng nghe bạn và chờ đến lƣợt mình nói. Khi chƣa hiểu biết hỏi lại bạn.

Biết chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi với bạn trong nhóm. Chủ động hỗ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ trợ mình.

3. Biết phối hợp hành động chơi với các bạn khi thực hiện trò chơi.

Chƣa phối hợp hành động trong quá trình hoạt động, quá trình hoạt động diễn ra kế cạnh nhƣng không cùng nhau.

Có biểu hiện vài bước phối hợp hành động trong quá trình hoạt động, còn lại là hoạt động song song.

Phối hợp hành động trong suốt quá trình hoạt động bằng cách sử dụng thích hợp cách thức phối hợp nhƣ “mục tiêu – kết quả”, “dây chuyền sản xuất”,

“phối kết hợp”.

4 Biết giải quyết xung đột xảy ra trong khi chơi để cùng thực hiện công việc chung.

Trẻ không biết cách giải quyết xung đột, trẻ thường chán, bỏ chơi, hoặc đánh bạn gây gỗ, nhờ cô can thiệp khi xung đột xảy ra trong quá trình chơi.

Trẻ biết thương lượng giải quyết xung đột trong khi chơi nhƣng đôi khi còn nhờ sự can thiệp cuả GV.

Luôn cố gắng tìm cách giải quyết chung nhất để tránh xảy ra xung đột.

Khi xung đột xảy ra trẻ biết thương lƣợng, giải quyết xung đột theo hướng tích cực để tiếp tục cuộc chơi.

5. Biết thiết lập mối quan hệ với các bạn cùng chơi,

Trẻ chƣa biết cách thiết lập mối quan hệ chơi giữa các

Trẻ có thiết lập mối quan hệ chơi vơi nhau, giữa các vai

Trẻ chủ động thiết lập mối quan hệ giữa các vai chơi,

30 vai chơi, nhóm

chơi.

vai chơi và nhóm chơi khác.

chơi và các nhóm chơi song còn sự hổ trợ của GV.

bạn cùng chơi và nhóm chơi khác.

1.3.5. Mối quan hệ giữa TC ĐVTCĐ với KNHT của trẻ

Tham gia vào hoạt động vui chơi, trẻ có thể chơi nhiều TC khác nhau và TC ĐVTCĐ là đáng chú ý nhất. Đây là TC mang hình thức độc đáo của sự tiếp xúc giữa trẻ em với cuộc sống với người lớn. Trong khi chơi trẻ tái tạo lại đời sống xã hội và qua đó trẻ học làm người.

TC ĐVTCĐ là con đường thuận lợi để giáo dục KNHT cho trẻ. Điều này thể hiện rõ nét trong bản chất TC ĐVTCĐ mang bản chất xã hội. Tính xã hội của TC ĐVTCĐ đƣợc thể hiện ở:

- Nguồn gốc xuất hiện của TC: sự xuất hiện của TC trẻ em gắn liền với nhu cầu xã hội của loài người (Tác giả G.V. P lekhanov) “Tâm lí học TC” .

- Lịch sử phát triển TC: Bắt nguồn từ điều kiện xã hội trong cuôc sống của trẻ.

- Nội dung của TC phản ánh, mô phỏng lại một cách sinh động, đa dạng, sáng tạo, các mối quan hệ xã hội với những chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán… mà xã hội quy định, phản ánh cách thức lao động, hoạt động của người lớn.

- Đồ chơi của trẻ là bạn đồng hành của trẻ. Đồ chơi phản ánh đời sống xã hội sự khác nhau ở các dân tộc của thời đại cũng nhƣ của dân tộc.

- Quá trình hình thành và phát triển hoạt động chơi của trẻ: Ở mẫu giáo, mâu thuẫn một bên là nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu muốn đƣợc làm nhƣ người lớn với một bên khả năng còn rất hạn chế trở nên gay gắt sâu sắc. Hoạt động với đồ vật đến bây giờ không đáp ứng đƣợc nhu cầu này của trẻ. Để giải quyết mâu thuẫn, trẻ phải tìm đến TC ĐVTCĐ, ở đó trẻ có thể thỏa mãn đƣợc mong muốn, khao khát được làm người lớn. Ở tuổi nhà trẻ, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo sang tuổi mẫu giáo thay thế bằng hoạt động chơi mà trung tâm là TC ĐVTCĐ.

Nhƣ vậy, khi tham gia vào TC ĐVTCĐ, trẻ phải biết chơi cùng nhau, biết hợp tác với nhau trong quan hệ thực (trẻ - trẻ) và quan hệ chơi (vai - vai) trong một

“xã hội trẻ em”. Thông qua đó các kỹ năng xã hội đƣợc hình thành và phát triển như: thoả thuận thống nhất, chia sẻ, biểu lộ tình cảm với người khác, biết nhường nhịn, biết vì mọi người… Nếu như ở hoạt động với đồ vật, trẻ chủ yếu là hành

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)