Xây dựng quy trình giáo dục KNHT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 69 - 76)

3.2. Biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ ở các trường mầm non

3.2.1. Xây dựng quy trình giáo dục KNHT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ

* Mục tiêu của biện pháp

Trước đây GV vẫn tổ chức việc giáo dục KNHT qua TC ĐVTCĐ và có thể tích hợp giáo dục kỹ năng này cho trẻ trên tất cả các hoạt động, tuy nhiên chỉ theo cảm tính, chƣa có một quy trình cụ thể để giúp trẻ hình thành và phát triển nó, bởi vậy, GV không biết trẻ có đạt đƣợc KNHT hay chƣa và đạt ở mức độ nào. Điều giúp GV có thể nhìn, có thể hiểu rõ cách thức hướng dẫn, thiết kế tổ chức hoạt động, biết lựa chọn nội dung, phương pháp, đánh giá các KNHT theo đúng mức độ đạt của trẻ là cần "Xây dựng quy trình giáo dục KNHT thông qua TC ĐVTCĐ cho trẻ 5-6 tuổi".

* Nội dung –cách tiến hành:

Trong quá trình tổ chức TC ĐVTCĐ cho trẻ 5-6 tuổi, GV thực hiện theo các bước kế tiếp nhau. Kết thúc của bước này là điểm xuất phát cho bước tiếp sau đó cao hơn, tương ứng với logic của quá trình hoạt động và quá trình nhận thức, thực hiện các kỹ năng của trẻ.

60

Một quá trình gồm nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn lại có một chức năng riêng. Sự sắp xếp các giai đoạn của một quá trình theo một trật tự nhất định trong một chỉnh thể sẽ tạo nên cấu trúc chức năng quy trình của TC mang tính hợp tác nhằm tạo điều kiện cho việc giáo dục KNHT ở trẻ đạt hiệu quả hơn.

Về cơ bản hoạt động giáo dục KNHT của trẻ đƣợc tiến hành theo các giai đoạn sau:

Các bước có tính chất cơ động, mặc dù có tính độc lập riêng song chúng vẫn có thể thực hiện xen kẽ, bổ sung cho nhau.

Những giai đoạn giáo dục KNHT đƣợc cụ thể hoá nhƣ sau:

- Bước 1: Lập kế hoạch- tổ chức hoạt động (Làm việc chung cả lớp) + GV sử dụng các tình huống thu hút trẻ và giới thiệu chủ đề chơi cho cả lớp thảo luận và nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ chung trong toàn giờ hoạt động.

GIÁO VIÊN TRẺ

Lên kế hoạch,tổ chức hoạt động, giao nhiệm vụ.

Tiếp nhận nhiệm vụ hoạt động

Làm việc nhóm: hướng dẫn định hướng trẻ hoạt động hợp tác

Thoả thuận, phân vai, lên kế hoạch, thống nhất ý tưởng

Ra quyết định:

Quan sát, hướng dẫn, điều khiển:

- Hướng dẫn trẻ nêu ý tưởng chơi.

- Cách giải quyết xung đột. Biết chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.

- Xây dựng các tình huống chơi, phát triển các mối hệ chơi-> phát triển KNHT cho trẻ.

- Hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo

- Liên kết phát triển các mối quan hệ chơi

- Tiếp nhận ý kiến của giáo viên và các thành viên nhóm. Linh hoạt sử dụng quyết định giải quyết các tình huống.

Kết luận, đánh giá Tự đánh giá, tự điều chỉnh, phát triển KNHT

Sơ đồ 2.1: Quy trình giáo dục kỹ năng hợp tác

61

+ Tổ chức hoạt động: dành thời gian trò chuyện và định hướng cho trẻ trước khi chơi, giao nhiệm vụ cho các nhóm chơi, quy định nội dung chơi và phân công nhiệm vụ chơi cho các thành viên trong nhóm. Ở giai đoạn này các thành viên trong nhóm chơi còn rụt rè, còn tìm kiếm những vị trí của mình phù hợp với công việc gì của nhóm chơi nào; lúc này trẻ chƣa bộc lộ nhu cầu của những năng lực cá nhân và các thành viên còn tìm kiếm cho nhóm mình “người thủ lĩnh”. Giai đoan này GV luôn đóng vai trò là người hướng dẫn quan trọng, người cố vấn để giúp các nhóm chơi định hướng tốt hơn, lưa chọn được các TC của nhóm mang tính hợp tác cao, chẳng hạn: TC tổ chức sinh nhật – chủ đề gia đình,…

- Bước 2: Làm việc nhóm

Việc lập kế hoạch và thoả thuận quy tắc làm việc cho các nhóm có lẽ là giai đoạn khó nhất của trẻ. Điều này phụ thuộc vào năng lực linh hoạt của các cô giáo nhưng phần nhiều là ở trẻ vì các thành viên thường chưa có kinh nghiệm làm việc nhƣ một nhóm thật sự: có thể dễ bị áp đặt máy móc, hình thức và trẻ có thể tranh cãi nhau về những công việc phân công khi chƣa đúng sở thích. Hay chƣa thống nhất nhau về ý tưởng, tranh nhau về đồ chơi…tất cả những điều này khiến chúng cảm giác không thoải mái. Có thể nói chúng thường gây xung đột hơn là tập trung lại và hướng tới mục tiêu chung.

Như vậy vai trò người GV trong bước này là gì?

- GV cần: theo dõi và giải quyết linh hoạt các xung đột; hướng dẫn trẻ phối hợp các hành động chơi; khuyên trẻ biết lắng nghe ý kiến của nhau; đồng thời yêu cầu trẻ thoả thuận với nhau trước khi chơi….

- GV định hướng các nhóm chơi đi vào đúng chủ đề chơi và yêu cầu các nhóm phân công trên tinh thần tự nguyện của mỗi cá nhân, các thành viên đƣợc giao việc phù hợp với năng lực của mỗi người, mỗi người một nhiệm vụ khác nhau…

Ví dụ: Cho trẻ thảo luận theo tổ để cùng nhau nhận xét về đặc điểm của 1 đối tƣợng nào đó trong các hoạt động, tạo những cảm nhận giúp trẻ tôn trọng những quyền lợi của trẻ khác qua việc chia sẻ, hướng dẫn trẻ cư xử lịch sự với bạn khác.

62

Tuy nhiên, GV cần định hướng bố trí sắp xếp hoạt động cho các thành viên một cách khéo léo để nhóm ổn định dần và tất cả các nhóm chơi đều xoay quanh một chủ đề chơi để nhóm chơi duy trì ổn định hơn trong suốt giờ hoạt động. Khi đó, trẻ có thể tập trung hơn cho công việc và bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể trong hiệu quả công việc.

Ví dụ: Thảo luận về sự hợp tác: Cô trò chuyện với trẻ có sử dụng câu hỏi:

“Con và bạn cùng nhau làm những việc gì? TC nào con thích hơn khi có bạn cùng chơi? Tại sao con phải hợp tác cùng bạn, một mình con có làm đƣợc việc này không? Điều gì con cảm thấy vui khi chơi cùng bạn?...”.

Qua trò chuyện giúp trẻ hiểu hợp tác là có nhiều người cùng thực hiện một việc gì đó, cùng vui thích khi làm việc với nhau.

Trong bước này, GV còn tạo cơ hội cho trẻ thiết lập, tham gia vào nhiều mối quan hệ với các trẻ khác, cụ thể: nếu trẻ tương tác với nhau một cách phù hợp, qua đó sẽ học được các quy tắc ứng xử trong xã hội. như vậy việc thường xuyên định hướng cho trẻ các TC tập thể trong TC ĐVTCĐ: Sinh nhật bạn, bán hàng, lớp học,… Trong quá trình hoạt động luôn khuyến khích trẻ giao tiếp thoả thuận cùng bạn chơi, biểu lộ mong muốn một cách thích hợp, biết giúp bạn khi cần thiết.

- Bước 3: Ra quyết định

+ Khi mọi người đã cởi mở nhau và tin tưởng nhau hơn, rất nhiều ý tưởng, ý kiến hay đƣợc đƣa ra thảo luận cho công việc chung của nhóm. Giai đoạn này trẻ không còn e ngại nhƣ lúc đầu. Trẻ linh hoạt sử dụng quyết định của mình nhƣ một công cụ để hiện thực hoá ý tưởng, ưu tiên những nhiệm vụ cần thiết và giải quyết những vấn đề khúc mắc. Rất nhiều việc đƣợc hoàn thiện và sự gắn bó giữa các thành viên trong nhóm rất cao.

+ Mỗi tình huống khó khăn xảy ra mà trẻ gặp phải các tình huống này sẽ có tác dụng giúp lĩnh hội kiến thức kinh nghiệm xã hội, vì thế GV luôn theo dõi quá trình hoạt động của trẻ và gợi ý để trẻ tìm ra cách giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả.

63 - Bước 4. Tổng hợp nhận xét

Các nhóm - đại diện trưởng nhóm có thể trình bày ý tưởng của nhóm cho mọi người nghe khi được chất vấn. GV tổng hợp và nhận xét về kết quả của nhóm.

Nhƣ vậy, KNHT nhóm của trẻ đạt hiệu quả là nhờ tổng hợp nhiều yếu tố: lập kế hoạch, giao tiếp, lắng nghe, chia sẻ, thảo luận, giải quyết vấn đề… Muốn hợp tác thành công thì mỗi cá nhân trong nhóm cần chú trọng phát triển vai trò của bản thân và tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu chung “mình vì mọi người” và “mọi người vì mình”, đặc biệt là các GV cần thực hiện tuân theo quy trình các bước để việc giáo dục KNHT cho trẻ thông qua TC ĐVTCĐ đƣợc hiệu quả hơn.

3.2.2. Xây dựng nội dung, thiết kế các tình huống chơi, hoàn cảnh chơi mang tính hợp tác

* Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng nội dung và tình huống, hoàn cảnh chơi trong TC ĐVTCĐ là điều kiện để giáo dục và phát triển KNHT. Các nội dung phải mang tính giáo dục trẻ thái độ thiện cảm với người khác, có tinh thần hợp tác, chia sẻ với nhau như:

cùng học, cùng chơi, cùng làm việc… đây là một nội dung giáo dục cực kỳ quan trọng đối với trẻ MG đặc biêt là trẻ MG 5-6 tuổi.

- Thường trong quá trình tham gia TC ĐVTCĐ, trẻ chỉ tập trung nhóm mình với nhiệm vụ riêng, chứ không xuất hiện các tình huống đa dạng nhƣ trong số hoạt động chơi khác. Mặc dù, trong quá trình chơi thì bản thân TC ĐVTCĐ cũng đã nảy sinh các tình huống chơi khác nhau. Tuy nhiên, các tình huống chơi này còn nghèo nàn chƣa thể hiện đƣợc các kỹ năng một cách hợp lý. Chính vì thế, muốn trẻ thể hiện và phát triển tốt đƣợc các kỹ năng thì phải cho trẻ tham gia các mối quan hệ trong TC ĐVTCĐ. Biện pháp hiệu quả nhất chính là việc tạo ra các “tình huống chơi”, “hoàn cảnh chơi” trong quá trình chơi.

- Tính vấn đề của các “tình huống chơi” và “hoàn cảnh chơi” trong TC kích thích sự hứng thú ở trẻ và duy trì hứng thú trong suốt quá trình chơi. Những tình huống này nảy sinh trong quá trình chơi khiến trẻ phải đặt câu hỏi, kích thích trí tò mò ham hiểu biết và sự khao khát, mong muốn chinh phục, muốn làm những việc có nghĩa nhƣ:

64

Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, nhường nhịn giữa các thành viên trong nhóm lớp cũng như với mọi người xung quanh, từ đó KNHT của trẻ cũng được phát triển.

* Nội dung –cách tiến hành:

+ Nội dung:

- Trong quá trình trẻ tham gia vào TC ĐVTCĐ, GV tạo tạo tình huống chơi hấp dẫn mang tính nêu vấn đề, lôi cuốn thu hút trẻ vào tình huống đó. Ngoài ra, GV cần khơi gợi ở trẻ lòng khao khát, mong muốn đƣợc làm việc với nhau, cùng đàm phán, thoả hiệp, giúp đỡ chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với nhau để cùng thực hiện công việc chung. Các tình huống đƣợc nảy sinh từ các mối quan hệ diễn ra trong quá trình tổ chức TC.

- Các tình huống dƣợc nảy sinh từ các mối quan hệ diễn ra trong quá trình tổ chức TC nhằm kích thích sự phát triển trẻ ở tính tích cực hợp tác giữa các vai chơi với nhau.

+ Cách tiến hành:

- GV theo dõi, quan sát ở từng nhóm chơi để kịp thời phát hiện ra những tình huống nảy sinh trong quá trình chơi, gợi mở, kích thích, và yêu cầu trẻ giải quyết tình huống. Qua đó GV chủ động tạo ra các tình huống chơi cho trẻ theo diễn biến cuộc chơi.

- Các tình huống đƣa vào trong quá trình chơi phải khéo léo, linh hoạt nhằm mở rộng nội dung chơi, vai chơi, hoàn cảnh chơi, tạo điều kiện để trẻ liên kết các nhóm chơi với nhau để trẻ phản ánh các mối quan hệ phức tạp trong cuộc sống người lớn trong TC vào TC, đồng thời thông qua đó trẻ có cơ hội thể hiện mình và biết cách ứng xử hợp tác với bạn.

Ví dụ: Ở nhóm chơi "Bác sĩ" thì có "bác sĩ" khám bệnh, kê đơn cho "bệnh nhân", y tá phát thuốc hoặc tiêm cho bệnh nhân. Nếu chỉ có những thao tác nhƣ vậy thì TC rất đơn điệu, nên GV tạo ra tình huống có "bệnh nhân" cần cấp cứu do chảy máu, ngộ độc thức ăn... để hoạt động trong nhóm chơi đƣợc phong phú hơn.

- Ở nhóm chơi "Gia đình" cũng vậy, GV tạo ra tình huống tổ chức bữa tiệc sinh nhật cho con, sau đó các chuyên gia đầu bếp, các thành viên trong gia đình, bạn

65

bè cùng tổ chức bày tiệc, cùng chuẩn bị thì nhóm chơi sẽ hứng thú hơn, mọi người trong nhóm sẽ liên kết hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc.

- Các tình huống đƣợc đƣa vào trong quá trình chơi, GV không nên vội đƣa ra cách giải quyết cụ thể mà phải khéo léo tạo điều kiện khuyến khích trẻ tự tìm cách giải quyết nhằm mở rộng nội dung chơi, vai chơi, hoàn cảnh chơi, giúp trẻ biết liên kết giữa các hành động chơi của các trẻ với nhau và lúc này trẻ sẽ phản ánh các mối quan hệ phức tạp của cuộc sống người lớn vào trong TC, đồng thời thông qua mối quan hệ đó trẻ sẽ có cơ hội đƣợc hợp tác với các bạn và các mối quan hệ khác nhau của vai chơi một cách hợp lý.

Ví dụ: Ở nhóm chơi “Bán hàng” xảy ra tình huống chen lấn, xô đẩy nhau khi mua hàng, lúc này với vai trò cố vấn cho người “bán hàng”, GV có thể điều chỉnh bằng cách yêu cầu trẻ trong vai người “bán hàng” hãy cho các “bác mua hàng” xếp hàng theo thứ tự, ưu tiên cho những cụ già và những người có con nhỏ, đồng thời nếu thấy cháu nào có biểu hiện vui vẻ nhường chỗ cho bạn mua trước thì khen ngợi, động viên ngay để trẻ khác noi gương làm theo. Cụ thể: “Tôi thấy “bác M” đã vui vẻ nhường chỗ cho “bác H” mua hàng trước vì “bác H” mang theo “con nhỏ” đang khóc vì đứng đợi lâu rồi”, thật đáng ca ngợi.

- Một công việc góp phần mang lại thành công cho giáo dục KNHT cho trẻ là GV phải luôn có trong cuộc chơi của trẻ, luôn quan sát để kịp thời đƣa ra những tình huống phù hợp nhằm mở rộng nội dung chơi, vai chơi, hoàn cảnh chơi,... qua đó khuyến khích trẻ bộc lộ nhu cầu hợp tác của mình và có định hướng giáo dục đúng đắn.

Ví dụ: Kết thúc buổi chơi, GV thông báo: “Các bạn ơi, giờ chơi đã kết thúc rồi nhƣng cô thấy đồ chơi của các bạn ở nhóm “Gia đình” còn nhiều quá, có cách nào để các bạn trong nhóm chơi “Gia đình” kịp giờ ăn trƣa không?”.

GV kịp thời động viên, khích lệ những trẻ có những biểu hiện của KNHT trong khi tham gia TC cũng nhƣ giải quyết các tình huống để các trẻ các noi theo.

Nhƣ vậy, tận dụng tình huống và tạo ra tình huống trong TC là vô cùng hấp dẫn đối với trẻ, chúng ta phải lựa chọn và sử dụng biện pháp này cho phù hợp với đặc điểm của trẻ và diễn biến của tiến trình chơi. Làm đƣợc nhƣ vậy sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao trong việc phát triển KNHT trong TC ĐVTCĐ ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

66

* Điều kiện vận dụng:

- Tạo sự giao tiếp gần gũi, thân thiện giữa trẻ với trẻ, trẻ với GV và trẻ với những người xung quanh.

- Trẻ phải có vốn hiểu biết phong phú về các mối quan hệ xã hội.

- Các tình huống tạo ra phải phù hợp với vốn kinh nghiệm, sự hiểu biết và hứng thú của trẻ để trẻ có thể tự mình giải quyết đƣợc tình huống.

- Các tình huống tạo ra không gò bó, áp đặt trẻ. Tình huống phải đảm bảo tính tự nhiên gắn liền với cuộc sống thực hằng ngày của trẻ, phản ánh đƣợc mối quan hệ đa dạng phong phú trong xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)