3.2. Biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ ở các trường mầm non
3.2.4. Tạo điều kiện thuận lợi để trẻ cùng chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng, thương lượng hợp tác, thoả thuận giữa các trẻ với nhau khi tham gia chơi
* Mục tiêu biện pháp:
Trên thực tế trong các hoạt động hàng ngày của cô và trẻ đã có sự giao tiếp và cùng làm việc với nhau ở một mức độ nào đó, tuy nhiên phần lớn các hoạt động đó mới dừng lại ở mức độ tương tác, chứ chưa phải là KNHT, do đó để đạt được mức độ KNHT, GV là người đặt ra các hoạt động “có vấn đề”, đưa ra một nhiệm vụ chung hấp dẫn đòi hỏi trẻ phải cùng suy nghĩ và chia sẻ ý tưởng, bàn bạc, thoả thuận, thống nhất, phân chia nhiệm vụ và phối hợp hành động giữa các trẻ để giải quyết vấn đề.
ĐVTCĐ là một TC đòi hỏi ở trẻ sự hợp tác cao, sự mạnh dạn hợp sức với các bạn trong nhóm chơi cũng nhƣ liên kết với các nhóm chơi khác. Vì lí do đó mà GV phải luôn hoạt động, khuyến khích để trẻ mạnh dạn hoà mình với các bạn, tránh tình trạng để trẻ e dè, sợ sệt và lo lắng khi tham gia vào TC.
Hơn thế nữa là đối với trẻ khi tham gia TC, trẻ luôn mong muốn đƣợc mọi người tôn trọng mình, được thể hiện tính tự nguyện, độc lập, sáng tạo, tự nói ra ý tưởng kinh nghiệm chơi…. Trẻ hứng thú và say mê chơi khi được chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng của bản thân cho các bạn trong môi trường phong phú đầy tính kích thích và hấp dẫn. Tất cả những điều đó đã tạo nên sự phấn chấn tích cực chủ động ở trẻ khi tham gia TC, cố gắng nỗ lực thực hiện ý đồ chơi của mình, thoả thích bày tỏ mơ ƣớc của bản thân. Đây là điều kiện thuận lợi biểu lộ một cách thực tế những chuẩn mực và quy tắc hành vi đã đƣợc lĩnh hội, phát huy và bộc lộ KNHT trong tập thể bạn cùng tuổi.
71
Khi trẻ tiến hành những việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tế thì ở trẻ sẽ hình thành kỹ năng về hợp tác, đối mặt với những vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình hợp tác, cụ thể: bất đồng quan điểm, ý tưởng chơi, xung đột, mâu thuẫn giữa các bạn chơi, gây khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ,… Từ những vấn đề đó, GV sẽ nhận thấy đƣợc năng lực hợp tác của mỗi em, từ sự lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, đến năng lực phối hợp hoạt động chặt chẽ nhịp nhàng.
Đƣa ra nhiệm vụ chơi để trẻ tự bộc lộ năng lực của bản thân, song song với việc quan sát GV tạo điều kiện bằng cách đưa ra sự gợi ý, hướng dẫn và hỗ trợ, giúp các em thực hiện nhiệm vụ một cách thuận lợi, theo một quy trình và đảm bảo những yêu cầu cơ bản của hợp tác, từ những cách thực hành cụ thể để tạo thành KNHT cho trẻ theo hướng tích cực.
* Nội dung –cách tiến hành:
- Trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, GV cần làm cho trẻ cảm nhận mình là người đặc biệt và quan trọng đối với các bạn, có vai trò nhất định trong TC, không áp đặt trẻ chơi theo ý tưởng của cô, tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ được chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau trong các buổi chơi. Đây là điều kiện quan trọng để trẻ có thể bộc lộ và phát triển KNHT của mình, biết thể hiện sức mạnh của tập thể, tăng tính cộng đồng của trẻ.
- GV cần đặt ra những chủ đề chơi đa dạng, mới mẻ, kích thích sự hứng thú, GV đặt câu hỏi gợi mở và lắng nghe ý kiến của trẻ và mong muốn chơi cùng trẻ.
Mỗi chủ đề đi kèm với nó là nhiệm vụ của hoạt động cụ thể, rành mạch, tập trung hướng trẻ hoạt động nhóm cùng nhau. Ví dụ góc đóng vai như: Cùng cô làm bánh, các bạn cùng làm cooktai, cùng làm chè sâm bổ lƣợng…
- Hay GV tạo tình huống chơi hấp dẫn, mang tính có vấn đề khơi gợi trẻ lòng khát khao, mong muốn đƣợc bộc lộ và thể hiện các kinh nghiệm của bản thân để cùng thực hiện các công việc chung. GV phải tạo tình huống liên kết nhóm chơi
“Hôm nay lớp mình sẽ tổ chức một buổi hội chợ”, qua đó trẻ sẽ phải bàn bạc, thảo luận với nhau cần phải thêm những vai mới để phục vụ cho khách đƣợc hài lòng…
72
- GV luôn để dành cho trẻ khoảng thời gian tự chủ, ở đó trẻ suy nghĩ, bàn bạc với các thành viên trong nhóm để đưa ra phương án tối ưu nhất. Đồng thời, GV luôn tạo điều kiện cho trẻ hợp tác cùng nhau ở mọi lúc mọi nơi nhƣ: cùng nhau kê bàn ghế chuẩn bị bữa tiệc, cùng nhau làm đồ chơi trang trí các góc… GV luôn có sự hỗ trợ, động viên kịp thời nếu nhóm chơi không thống nhất được phương án giải quyết.
Trong quá trình chơi, vai trò GV rất quan trọng đối với trẻ. Ở các TC, GV luôn có cử chỉ nhẹ nhàng, tôn trọng, tin tưởng và chấp nhận các ý tưởng tốt của trẻ và nhƣ vậy sẽ tạo cho trẻ niềm tin vào bản thân mình khi tham gia vào các hoạt động. Đồng thời, GV còn luôn khơi gợi hứng thú và khuyến khích trẻ chia sẻ ý tưởng kinh nghiệm chơi với các bạn một cách hiệu quả.
- Để tạo ra cảm giác thoải mái, hứng thú chơi hết mình và khuyến khích trẻ chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm của bản thân, GV phải biết lắng nghe trẻ. Cô có thể hướng mắt nhìn vào mắt trẻ, nở nụ cười với trẻ, đồng thời đưa ra lời khen ngợi khi cần thiết. Chẳng hạn: GV có thể khuyến khích trẻ: “Cô thấy ý tưởng con rất hay, con hãy mạnh dạn chia sẻ cùng với các bạn mình đi, cô luôn ủng hộ con”. Qua đó tạo cho trẻ niềm vui hân hoan sẵn sàng chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm của bản thân và mối quan hệ tốt với GV và các bạn cùng nhóm chơi.
- Mỗi khi trẻ có hành động nào đó thể hiện sự chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau, GV đừng quên tuyên dương, khen ngợi trẻ đúng lúc kịp thời. Điều đó sẽ khiến trẻ hào hứng hành động tiếp cho lần sau. Ví dụ: “Hôm trước cô rất vui vì bạn H. và M đã nghĩ ra cách trang trí chiếc bánh sinh nhật đẹp để chuẩn bị sinh nhật bạn”. Như vậy trẻ sẽ ghi nhớ rằng, việc trẻ chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm chơi cùng nhau khiến cô giáo vui lòng, còn trẻ thì đƣợc chơi thật thỏa mái. Trẻ hiểu đƣợc rằng chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau hợp tác, thoả thuận giữa các trẻ với nhau để làm tốt công viêc đó là điều cần phát huy.
Có thể thấy rằng, việc khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau, hợp tác với nhau… thông qua các buổi chơi sẽ kích thích sự hứng thú, sự tự tin của trẻ vào quyết định của mình. Đáp ứng nhu cầu hứng thú cho trẻ sẽ tạo điều kiện để trẻ tích cực hợp tác với nhau trong quá trình chơi.
73
* Điều kiện vận dụng:
- Phải tạo cho trẻ thực sự thích thú tham gia vào TC.
- Mối quan hệ giữa cô giáo và trẻ, giữa các trẻ với nhau phải mang tính cởi mở, chân tình, không gò bó, áp đặt, bắt buộc trẻ vào các vai chơi, nhóm chơi mà trẻ không thích.
- GV phải hiểu đƣợc nhu cầu, nguyện vọng, khả năng của trẻ đối với các vai chơi.
- Trẻ có khả năng tham gia vào các vai chơi.