3.2. Biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ ở các trường mầm non
3.2.3. Thiết kế môi trường và chuẩn bị đồ dùng đồ chơi hấp dẫn nhằm thu hút trẻ trước khi chơi
* Mục tiêu biện pháp:
- Vấn đề thiết kế môi trường và bố trí các đồ dùng đồ chơi hấp dẫn trong các góc chơi có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với trẻ. Nếu nhƣ thiết kế tốt, sắp xếp những góc thuận lợi nó sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội, nhiều tình huống lựa chọn cách thức, tổ chức hoạt động, mang lại cho trẻ cơ hội phát triển mở rộng, nảy sinh ý tưởng chơi, dự định chơi, khám phá ra nhiều điều mới lạ trong cuộc sống, để trẻ bộc lộ khả năng của mình.
- Môi trường chơi được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng để tạo cảm hứng học hỏi và khám phá cho trẻ. Trong đó, thế giới đồ chơi phong phú sẽ góp phần hình thành và phát triển mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa GV với trẻ với nhau. Đồng thời, là điều kiện cho hoạt động của cô và trẻ thêm hứng thú. Tạo môi trường chơi hấp dẫn là cơ hội để trẻ được giao tiếp và phát triển KNHT trong quá trình trẻ tham gia hoạt động nói chung và TC ĐVTCĐ nói riêng.
- Thực tế hiện nay ở các trường MN, do số lượng trẻ tương đối đông nên không gian cho trẻ chơi chật hẹp, đồ dùng đồ chơi còn thiếu thốn không đáp ứng đƣợc nhu cầu chơi của trẻ. Trong khi đó, việc giáo dục KNHT cho trẻ trong TC ĐVTCĐ lại đòi hỏi phải có một không gian hấp dẫn, rộng rãi, thoáng mát,… với một thế giới đồ chơi phong phú, đa dạng, mới lạ và bầu không khí thân thiện cởi mở… có nhƣ vậy mới kích thích hứng thú chơi và thúc đẩy trẻ rèn luyện các KNHT theo khả năng của mình.
67
- Chính vì thế GV MN không cần phải thường xuyên thay đổi làm mới môi trường chơi, nó luôn luôn vận động, biến đổi và tăng cường bổ sung đồ dùng đồ chơi từ các vật liệu thiên nhiên và các đồ phế liệu trong các góc chơi ĐVTCĐ. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để KNHT của trẻ đƣợc thể hiện và phát triển.
* Nội dung –cách tiến hành:
- Để TC ĐVTCĐ phát huy hết vai trò của mình, GV MN phải nhanh nhạy, linh hoạt, chủ động trong việc tổ chức thiết kế môi trường chơi cho trẻ hoạt động, khuyến khích trẻ mở rộng quan hệ giữa các góc chơi.
- GV cần tạo ra các góc chơi sáng tạo, có mục đích tổ chức rõ ràng. GV lựa chọn vị trí chơi đảm bảo rộng rãi, thoáng mát, thuận tiện, an toàn, vệ sinh phù hợp với TC. Linh động trong môi trường lớp học nhỏ hẹp, tận dụng ban công, hành lang, hoặc các không gian bên ngoài lớp học để tổ chức và tạo các góc hoạt động cho trẻ.
Luôn luôn đảm bảo cho trẻ có một không gian hoạt động tự do thoải mái có nhƣ vậy mới kích thích trẻ bộc lộ và rèn luyện các KNHT.
- Để không gian chơi mang ý nghĩa giáo dục cụ thể, với mỗi chủ đề khác nhau, GV thường xuyên thay đổi cách trang trí, xắp xếp các góc chơi theo chủ đề và mục đích riêng. Bằng sự thay đổi các góc chơi, đồng thời đầu tƣ vào những công cụ vật dụng tái hiện quang cảnh, bối cảnh của TC, cô giúp trẻ dễ dàng hoà nhập vào TC, linh hoạt trong nhận thức về hoàn cảnh, kích hoạt tƣ duy và năng lực nhận biết, hoà nhập và ứng xử ở trẻ.
- GV cần phải sắp xếp vị trí hoạt động của các góc chơi một cách phù hợp để trẻ dễ dàng quan sát, di chuyển. Việc sắp xếp các góc vô cùng quan trọng trong việc phát triển KNHT ở trẻ. Do vậy, cần bố trí các nhóm hoạt động “tĩnh” và nhóm hoạt động “động” xa nhau để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ ở các góc khác nhau. Chẳng hạn, góc “gia đình” sắp xếp cạnh góc “bán hàng”, “bác sĩ” để các gia đình đi mua sắm cửa hàng siêu thị, đi khám bệnh. Còn góc “lớp học” thì nên bố trí xa góc “xây dựng”.
Việc bố trí môi trường cũng thể hiện mục đích và định hướng vào các TC của GV. Đồng thời, việc bố trí đồ dùng ở các góc chơi đòi hỏi phải phù hợp với nội
68
dung, phải an toàn, vệ sinh và GV cũng phải chú ý đến tính mở và xuất phát từ kinh nghiệm, kỹ năng của trẻ. Vì thế ở mỗi buổi chơi, GV tạo tình huống để giới thiệu và cung cấp một số loại đồ dùng mới đƣợc làm từ các nguyên vật liệu và đồ phế liệu khác bên cạnh những đồ chơi mà trẻ vẫn thường dùng. Trong khi trẻ sử dụng đồ chơi mới, GV cần khuyến khích trẻ tích cực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và biết kết hợp các loại đồ chơi với nhau theo ý tưởng của mình.
- GV nên cho trẻ thường xuyên sử dụng nhiều loại đồ chơi và bố trí các nguyên vật liệu thiên nhiên, đồ phế liệu khác nhau trong các góc chơi để kích thích hứng thú và duy trì thói quen cũng nhƣ cách sử dụng cho trẻ. Khi trẻ chơi, nên đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ về các nguyên vật liệu mà trẻ đang sử dụng, hỏi trẻ về những ý tưởng mới lạ của chúng.
Ví dụ: GV có thể chuẩn bị ở góc bán hàng một số nguyên vật liệu thiên nhiên như: lá cây, hoa tươi, cát, sỏi, vỏ sò, quả thông, rơm rạ... và các đồ phế liệu như: vỏ hộp, vỏ bao, thìa nhựa, ống hút... sau đó đƣa ra tình huống: “Cửa hàng mới nhập về rất nhiều hàng hoá, chúng ta có thể đến xem và mua về”. Khi trẻ đi “mua”, GV gợi ý để trẻ nhận biết và lựa chọn những nguyên vật liệu mới lạ đó và trao đổi, gợi ý để trẻ suy nghĩ và thảo luận cùng các bạn trong nhóm chơi, tìm cách sử dụng các nguyên vật liệu mới kết hợp với các đồ chơi đã có. Hướng dẫn, khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến, dự định chơi của mình với các loại đồ chơi.
- GV luôn khuyến khích trẻ nghĩ ra các cách sử dụng các đồ chơi mới lạ và độc đáo vào TC của mình.
Ví dụ: “Các con thử nghĩ xem, với các nguyên vật liệu mới lạ đó các con sẽ làm gì nhỉ?”. Hoặc: “Khu trại chăn nuôi, các con có thể sử dụng rơm rạ để làm mái lợp không?”; “Các bác sẽ dùng những thìa nhựa này nhƣ thế nào để làm đƣợc hàng rào chắc chắn?”. Nhƣ vậy trẻ sẽ rất tích cực trao đổi, bàn bạc với nhau để cùng đƣa ra ý tưởng chơi độc đáo khi sử dụng các nguyên vật liệu mới lạ đó.
- Việc bố trí, sắp xếp các đối tƣợng là việc làm quan trọng và cần thiết trong việc tạo môi trường chơi cho trẻ hoạt động. Vì vậy, đồ chơi phải được sắp xếp sao
69
cho thuận tiện cho việc lấy và cất đồ chơi, bố trí các đối tƣợng hợp lý, khoa học đẹp mắt là góp phần tăng hiệu quả hoạt động.
- Với mỗi chủ đề khác nhau, GV lại cùng trẻ trang trí, bổ sung cho môi trường chơi trở nên sinh động, hấp dẫn và phù hợp với chủ đề chơi đó. Luôn luôn đảm bảo môi trường chơi cho trẻ phải hấp dẫn, sinh động và mang tính hợp tác.
- Trong khi chơi, nếu chúng còn lúng túng các thao tác với các đồ chơi đó, cô giáo gợi ý, hướng dẫn thêm để trẻ thực hiện một cách thuận lợi hơn. Việc cung cấp nhiều đồ chơi với các chủng loại khác nhau nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển KNHT cho trẻ khi tham gia chơi ĐVTCĐ.
+ Môi trường chơi hấp dẫn bao gồm cả việc tạo dựng mối quan hệ thân thiện, cởi mở, gần gũi giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với GV. Sự chân tình, cởi mở, gần gũi của cô sẽ tạo cảm giác thoải mái, an toàn, dễ chịu và là điều kiện thuận lợi để trẻ đƣợc là chính mình. Đó là cơ sở để tạo cho mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn trẻ luôn tự tin, mạnh dạn, chủ động và tích cực khi tham gia TC.
Trẻ duy trì mối quan hệ tốt với bạn thì đó là điều kiện rất thuận lợi để có thể chơi cùng nhau, hợp tác gắn bó với nhau. Để làm đƣợc điều này, GV cần đặt mình vào suy nghĩ, ghi nhận về cảm xúc của trẻ, cùng chơi cùng gợi mở các hướng chơi…để tạo cho trẻ cảm giác cô chính là “bạn” của trẻ. Từ đó bộc bạch lòng mình, mạnh dạn bày tỏ quan điểm của bản thân, khuyến khích trẻ cùng hoạt động, giao tiếp, bàn bạc, chia sẻ ý tưởng với bạn trong khi chơi.
Mặt khác, cô giáo cũng cần có sự động viên, khuyến khích cần thiết đối với những nỗ lực và thành quả của trẻ trong việc thực hiện nhiệm vụ chơi. GV phải đóng vai trò người tổ chức, hướng dẫn, là “điểm tựa”, là “thang đỡ” cho trẻ, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
* Điều kiện vận dụng:
- Cần có sự đầu tư và quan tâm thích đáng đến việc xây dựng môi trường chơi cho trẻ. Lớp học phải có không gian vừa đủ để trẻ dễ dàng hợp tác với nhau.
70
- Tạo nên một môi trường vui chơi tự do, thoải mái với nhiều loại đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng về nguyên liệu, đảm bảo đẹp, vệ sinh và an toàn cho trẻ cả về tinh thần lẫn vật chất.
- GV cần có lòng nhiệt tình và dạy trẻ tìm kiếm những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để cùng nhau tạo ra sản phẩm khi tham gia chơi.
- GV phải có tâm huyết khi hướng dẫn trẻ cùng trẻ tham gia hoạt động.