CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TỰ GIÁC TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
1.4.3. Về tính tự giác, tích cực trong Giáo dục thể chất trường học
Theo quan điểm triết học: “Tính tự giác, tích cực là sự tự vận động của vật chất. Sự vận động này, biến đổi này có thể nhận thấy ngay ở mức độ tốt nhất của sự vật, giúp cho sự vật thoát khỏi trạng thái nằm im”.
Tính tự giác, tích cực là sự phát triển, biến đổi các trạng thái bên trong, dưới ảnh hưởng của tác động vật chất bên ngoài. Đa số các tác giả đều quan
niệm: “Tính tự giác, tích cực là sự kết hợp các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài, yếu tố bên trong giữ vai trò quyết định”.
Thuật ngữ “tính tự giác, tích cực” bao hàm:
- Trạng thái hoạt động của chủ thể với môi trường.
- Tính chủ động của chủ thể, trong hoạt động sống và quan hệ xã hội.
Qua nghiên cứu một số quan điểm về tính tự giác, tích cực, đề tài nhận định: “Tự giác, tích cực là hình thức biểu hiện năng lực của con người, hiểu rõ và thể hiện hoạt động của mình phù hợp với các quy luật khách quan. Tức là hành động không tùy tiện, vô lối mà nó có mục đích rõ rệt”.
Tự giác, tích cực là mức độ thể hiện hoạt động của con người trong công việc, mức độ này dao động rất rộng từ sự “tự giác” đến „tích cực”. Tính
“tự giác, tích cực” chỉ đạt hiệu quả cao, khi cả hai cùng thống nhất trong hoạt động.
1.4.3.2. Khái niệm tính tự giác, tích cực trong môn học Giáo dục thể chất
Học tập môn GDTC là học kỹ năng thực hành trên cơ sở những tri thức khoa học - bắt chước, tìm tòi cách giải quyết nhiệm vụ vận động. Từ đó, dẫn tới, sự sáng tạo, tìm ra cách giải quyết mới độc đáo và hữu hiệu hơn để hoàn thành nhiệm vụ vận động một cách tốt nhất.
Tác giả Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn đƣa ra khái niệm về tính tự giác, tích cực học tập môn GDTC nhƣ sau: “Tính tích cực học tập môn Thể dục là hoạt động tự giác, gắng sức nhằm hoàn thành những nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Tính tự lập là hình thức cao nhất của tính tích cực, biểu hiện qua hoạt động hăng hái để tự giải quyết các nhiệm vụ do kích thích nội tâm của từng người tạo nên” [26].
Tính tự giác, tích cực vận động trong giờ học Thể dục còn đƣợc thể hiện ở lƣợng vận động, thái độ hợp tác giúp đỡ trong nhóm tập, trong lớp của học sinh.
1.4.3.3. Vai trò của tính tự giác, tích cực trong giờ học Giáo dục thể chất
GDTC trường học là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân. Môn GDTC có một vị trí và vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe, thể lực của học sinh, chuẩn bị cho lớp người lao động tương lai, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tính tự giác, tích cực có vai trò to lớn đối với công tác GDTC trường học. Nó hình thành cho học sinh những nhận thức sâu sắc về tác dụng của môn học, tạo nên hứng thú bền vững, làm cho học sinh xác định đúng động cơ. Cho nên, sẽ nảy sinh nhu cầu đối với hoạt động TDTT, giúp cho người học có thói quen gắng sức để hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện. Từ đó, tạo cho người học thói quen chủ động, hăng hái giải quyết các nhiệm vụ học tập, tự nguyện tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa và các hoạt động khác của Nhà trường.
GDTC là một môn học có tác động không những đến thể lực mà còn cả các tác động đến trí lực của học sinh. Do đó, khi giảng dạy môn GDTC cũng phải tuân thủ theo các phương pháp dạy học nói chung, song nó cũng mang một sắc thái đặc thù riêng. Mọi hoạt động của quá trình dạy học đều tác động đến thể chất và tinh thần của học sinh. Chính vì vậy, tính tự giác, tích cực của học sinh trong giờ học GDTC có vai trò nâng cao hiệu quả giờ học.
Tính tự giác, tích cực trong trong giờ học GDTC có ý nghĩa giúp hình thành ở người tập sự tư duy sâu sắc, hứng thú bền vững và có nhu cầu đối với hoạt động thể thao, đồng thời tạo nên sự tích cực phù hợp.
Trong giờ học GDTC, áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực người học, lấy người học làm trung tâm (tự học tập, tự tìm tòi, tự sáng tạo...).
Giáo viên đóng vai trò cố vấn, tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động học tập cho người học. Nếu người học tự giác, tích cực, chủ động trong khâu chuẩn bị dụng cụ trước, trong và sau giờ học, có thói quen tự tập luyện động
tác ở nhà thì hiệu quả của giờ học sẽ đạt rất cao. Sự chủ động, tự nguyện của một học sinh tích cực sẽ có ảnh hưởng tốt đến các học sinh khác trong nhóm, trong lớp, đồng thời sẽ tạo nên sự cộng hưởng tích cực.
Tính tự giác, tích cực không những giúp học sinh có thói quen, nhu cầu đƣợc tập luyện, mà còn hình thành động cơ và hứng thú bền vững với hoạt động TDTT ở các em.
Tính tự giác, tích cực giúp các em không chỉ hoàn thành nhiệm vụ vận động ngay trên lớp, mà còn tạo ra sự gắng sức thi đua của các em trong tập luyện, tạo nên không khí tập luyện sôi nổi, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập - từ đó hình thành và phát triển nhóm tự học hỏi, nhóm tự tập luyện. Đây cũng là một động lực quan trọng để tạo nên những thành tích cao trong học tập và những kỳ tích trong Thể thao học đường.
Tính tự giác, tích cực của học sinh trong giờ học GDTC có ý nghĩa quyết định hiệu quả tập luyện. Nhờ tính tự giác, tích cực học sinh có thể đạt đƣợc nhiều tiến bộ trong học tập, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động. Do vậy, hình thành và phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh trong giờ học là một nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu của giáo viên giảng dạy môn GDTC.