CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.6. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Nâng cao tính tự giác, tích cực của học sinh trong học tập là nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp giáo dục- vấn đề này đã đƣợc nhiều nền giáo dục trên thế giới quan tâm. Có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả ở trong và ngoài nước về tính tự giác, tích cực của học sinh trong học tập, cụ thể:
1.6.1. Trên Thế giới
Từ những năm 469 - 399 trước công nguyên, triết gia Xôcrat- Hy Lạp đã quan niệm: “Con ngưòi luôn luôn phải suy nghĩ để tìm tòi mục đích, ý nghĩa thiết thực của cuộc sống tự lực, tự cường”.
Nhà giáo dục, nhà văn hóa lớn Khổng Tử- Trung Quốc (551-479) đã quan tâm đến việc dạy học làm sao phải phát huy đƣợc tính tự giác, tích cực của học trò. Ông yêu cầu học trò cần cố gắng tự suy nghĩ trong học tập: “Học mà không suy nghĩ thì uổng công vô ích, suy nghĩ mà không học thì nguy hiểm”.
Ở Liên Xô (cũ) các nhà lý luận dạy học Xô Viết hết sức quan tâm và chỉ ra nhiều phương hướng, biện pháp thích hợp cho từng bậc học. Đối với bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, có nhiều công trình nghiên cứu như: NV-Xukharep, IP-KhaLaMôp, IU-Kbabanski. Ở các trường ĐH và CĐ có các công trình nghiên cứu của SI-Ballasep, SI-Ackhanghenxki ...Các công trình này đã đặt ra và giải quyết một loạt vấn đề về độc lập học tập, nghiên cứu con đường tìm tòi sáng tạo của người học như thế nào là tối ưu? Trong đó nổi bật là công trình của RA-Nhizamop, ông đã nêu tư tưởng: “Trong quá trình dạy học, thầy và trò là hai chủ thể tích cực, tính tích cực thể hiện trong hành động dạy, hành động học và đề ra phương hướng để giúp người học phát huy được cao độ tính tích cực nhận thức”.
Tại Anh và Mỹ, trong thế kỷ XX, nhiều nhà sư phạm có ý tưởng sáng tạo và đạt được các thành quả về phương pháp dạy học mới. Tiêu biểu phải kể
đếnlà các công trình nghiên cứu của: Jdawey, Crogen-Jdawey kêu gọi -
“Dành tự do cho người học” và cần chú ý đến các nhu cầu của họ. Ông đƣa ra câu châm ngôn giáo dục nổi tiếng sau - “Học bằng hành động” (Learning by doing)- ý tưởng này đã đặt nền móng cho dạy học phát huy tính tự giác, tích cực nhận thức của học sinh ở thời kỳ đó.
Ở Pháp, trong thế kỷ 20, hàng loạt các nhà lý luận dạy học đã dấy lên phong trào:“Giáo dục mới”. Cụ thể Angela-Medici tổng kết trong cuốn
“Phương pháp giáo dục mới”, hay “Phương pháp tích cực” - đồng thời khẳng định phương pháp này có thể áp dụng cho mọi bậc học. Theo Angela-Medici,
“Phương pháp tích cực, học sinh sẽ được hỗ trợ để thu lượm tri thức bằng quan sát và cố gắng cá nhân, giáo viên gợi sự chú ý của học sinh, khuyến khích thúc đẩy hoạt động của học sinh xuất sắc và của cả lớp”.
Theo quan điểm của các nhà lý luận dạy học hiện đại, lấy học sinh làm trung tâm không có nghĩa là hạ thấp vai trò của giáo viên. Vì bất cứ học sinh nào cũng không vƣợt qúa tầm của thầy. Nghiên cứu về việc ứng dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học trong lĩnh vực TDTT cũng có nhiều học giả quan tâm. Nổi bật là các công trình nghiên cứu của Muler (Đức), Henry (Mỹ), Nhiếp Lâm Hồ (Trung Quốc)...Các tác giả đều khẳng định, tính hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, vào việc dạy học GDTC và huấn luyện TT.
1.6.2. Ở Việt Nam
Lý luận dạy học được đưa vào nước ta cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới. Nhu cầu đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trở thành vấn đề bức xúc của nền giáo dục Việt Nam.
Nhiều học giả trong nước quan tâm nghiên cứu, điển hình là các công trình nghiên cứu của Phạm Minh Hạc (1991,1993), đã nêu lên thực trạng bất cập của việc dạy và học ở nhà trường các cấp và đều xác định: “Cần phải phát động phong trào cải tiến dạy học theo hướng phát triển tính tích cực, độc lập,
sáng tạo của học sinh. Vì đó là phẩm chất rất cơ bản mà giáo dục muốn hình thành”.
Tiếp đó, hàng loạt các công trình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Trần Kiều (1997), Nguyễn Kế Hào (1996), Trần Bá Hoành (1997), Nguyễn Kỳ (1997), Nguyễn Văn Đạo (2001)...Các tác giả đã nghiên cứu từ nhiều góc độ và đối tƣợng khác nhau, đều khẳng định tính ƣu việt, của phương pháp dạy học phát huy tính tự giác, tích cực nhận thức của người học.
Tiêu biểu trong lĩnh vực GDTC, có kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Thục và Hồ Đắc Sơn, năm 2006 với đề tài: “Định hướng đổi mới phương pháp thực hiện chương trình môn học GDTC, nhằm tích cực hóa người học ở các trường THCS quận Cầu Giấy, Hà Nội”. Đây là một trong những công trình nghiên cứu lý luận và ứng dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập môn Thể dục của học sinh THCS, ở một quận nội thành Hà Nội [23].
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu của bộ môn lý luận chuyên ngành GDTC như: Đỗ Hữu Trường (2005); Đồng Văn Triệu (2006);
Trần Thanh Tùng (2007); Phan Thanh Tin (2009); Nguyễn Song Tuấn Hải (2010); Nguyễn Thị Thương (2011);... Kết quả nghiên cứu của các công trình này là xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn và hệ thống các bài tập phát triển tố chất thể lực chung cho học sinh. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trên, dù ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, song kết quả nghiên cứu cũng đã xác định đƣợc cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở khoa học, và đƣa ra được những luận điểm trong lĩnh vực vận dụng phương pháp dạy học phát huy tính tự giác, tích cực học tập vào giảng dạy môn GDTC trong nhà trường các cấp.
CHƯƠNG 2