Phương pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá vũng rô cho cộng đồng huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 66 - 71)

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VŨNG RÔ

2.5. Thực trạng giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô cho cộng đồng huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên

2.5.2. Phương pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô

Các ngành liên quan cần phối hợp xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục di sản, như hướng dẫn tổ chức học tập ở các bảo tàng, di tích, thư viện, danh lam thắng cảnh; biên soạn tài liệu giới thiệu di sản vật thể và phi vật thể một cách hoàn chỉnh.

Cần nâng cao chất lượng phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Khuyến khích các địa phương tiếp tục chủ động, sáng tạo những mô hình mới, sáng kiến mới trong giáo dục di sản và tổ chức tổng kết, phổ biến các kinh nghiệm hay, lời nói phải…

2.5.2. Phương pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô

Thực tiễn đã chứng minh không ai có thể giữ gìn di sản văn hóa tốt hơn, hiệu quả hơn chính chủ nhân của các loại hình di sản văn hóa ấy. Di sản văn hóa không thể đứng ngoài sinh hoạt của cộng đồng dân cư, hoặc đứng ngoài không gian văn hóa của nó. Ðể có thể duy trì sức sống cho di sản văn hóa vốn đã được nhân loại tôn vinh, thì trước hết, các di sản văn hóa ấy phải được bảo tồn như nó vốn có, phải được "sống", được tôn vinh, được người dân thừa nhận ngay trong chính đời sống của cộng đồng. Cho nên, cần ứng xử với di sản văn hóa bằng lòng tự hào dân tộc, bằng hiểu biết và niềm đam mê cái đẹp, bằng cái cảm thụ sự tinh túy của các di sản văn hóa.

Trong những năm qua, UBND huyện Đông Hòa đã chỉ đạo cơ quan chức năng như: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về giá trị của di LS – VH vào trong nhà trường thông qua các chương trình học tập nghiên cứu giúp học sinh góp phần vào việc hoàn thiện

nhân cách, đạo đức, hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của địa phương; Huyện đoàn thanh niên tổ chức dã ngoại về nguồn cho đoàn viên, thanh niên tham quan di tích LSVH Vũng Rô, qua tham quan trực tiếp tại các di tích sẽ giáo dục truyền thống lịch sử vẻ vang của Di tích; Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức tuyên truyền cho người dân tham gia giữ gìn cảnh quan di tích LSVH Vũng Rô bằng các hình thức như tuyên truyền trực quan, panô, khẩu hiệu và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di tích LSVH Vũng Rô từ đó giúp mọi người biết quý trọng những giá trị mà các thế hệ trước đã truyền lại.

Bảng 2.5. Ý kiến của khách thể nghiên cứu về phương pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô

Phương pháp

Mức độ sử dụng Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Ít thường xuyên

Không sử dụng Lồng ghép các hoạt động tuyên

truyền về giá trị của di LS – VH vào trong nhà trường.

24 28,9%

30 36,1%

29

35% 0

Tổ chức dã ngoại cho đoàn viên, thanh niên tham quan di tích LSVH Vũng Rô, qua đó giáo dục truyền thống lịch sử vẻ vang của di tích.

30 36,1

32 38,6%

21

25,3% 0

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di tích LSVH Vũng Rô.

29 34,9%

32 38,6%

22

26,5% 0

Tổ chức tuyên truyền cho người dân tham gia giữ gìn cảnh quan di tích LSVH Vũng Rô.

11 13,3%

29 34,9%

43

51,8% 0

Huy động các nguồn lực từ cộng đồng để gắn kết chặt chẽ di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô với phát triển du lịch

9 10,8%

20 24,1%

41 49,4%

13 15,7%

Chúng tôi trưng cầu ý kiến của 83 người, bao gồm 36 cán bộ các cơ quan chức năng và 47 người dân tại xã Hòa Xuân Nam, nơi có di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô. Kết quả thể hiện ở bảng 2.5:

- Có 65% ý kiến cho rằng nhà trường đã thường xuyên và rất thường xuyên lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về giá trị của di LSVH vào trong nhà trường.

- 74,7% ý kiến khẳng định, Huyện đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức dã ngoại cho đoàn viên, thanh niên tham quan di tích LSVH Vũng Rô.

Đây vừa là hình thức, vừa là phương pháp giáo dục truyền thống lịch sử rất có ý nghĩa đã được thực hiện thường xuyên ở địa phương.

- 73,5% số người được hỏi cho rằng, địa phương đã thường xuyên và rất thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di tích LSVH Vũng Rô.

Trong khi đó, có 51,8% số ý kiến khẳng định Phòng VHTT huyện cũng như UBND xã Hòa Xuân Nam ít sử dụng phương pháp tổ chức tuyên truyền cho người dân tham gia giữ gìn cảnh quan di tích LSVH Vũng Rô, 34,9% ý kiến thường xuyên sử dụng, và chỉ có 13,3% ý kiến cho rằng sử dụng rất thường xuyên phương pháp tuyên truyền này.

Khi được hỏi về phương pháp huy động các nguồn lực từ cộng đồng để bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô, có 65,1%

ý kiến cho rằng ít thường xuyên và hầu như chưa sử dụng phương pháp này trong thực tế ở địa phương. Chỉ có 34,8% số ý kiến trong số người được hỏi cho rẳng đây là phương pháp rất thường xuyên và thường xuyên sử dụng ở nơi này.

Như vậy qua bảng 2.5 thì ta có thể thấy được trong thời gian qua huyện Đông Hòa đã sử dụng các phương pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô, như: Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về giá trị của di LS – VH vào trong nhà trường, tổ chức dã ngoại về nguồn cho đoàn viên, thanh niên tham quan di tích LSVH Vũng Rô, qua đó giáo dục truyền thống lịch sử vẻ vang của di tích, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di tích LSVH Vũng Rô là tương đối có hiệu quả; còn các phương

pháp giáo dục ý thức, như: Tổ chức tuyên truyền cho người dân tham gia giữ gìn cảnh quan di tích LSVH Vũng Rô, huy động các nguồn lực từ cộng đồng để gắn kết chặt chẽ di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô với phát triển du lịch chưa thực sự có hiệu quả đối với cộng đồng dân cư.

- Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích – lịch sử văn hóa, như ban hành luật Di Sản và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật di sản nhưng các chính sách của huyện Đông Hòa chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Vì vậy huyện Đông Hòa cần phải tăng cường đổi mới công tác quản lý Nhà nước về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện.

- Trong đất nước ta trong thời kỳ đổi mới thì ý thức của người dân về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa được nâng lên một cách đáng kể, nhưng vẫn còn một bộ phận người dân còn chưa ý thức được trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa của dân tộc tại địa phương, họ chỉ nghĩ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa là việc của các cấp chính quyền mà họ không thấy được việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sự văn hóa đó là nghĩa vụ của toàn dân.

- Huyện Đông Hòa có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, thắng lam thắng cảnh phong phú, đa dạng và độc đáo nhưng hiện tại chưa phát huy thế mạnh của địa phương về du lịch.

Những hạn chế và bất cập trong công tác giữ gìn và phát huy di tích lịch sử- văn hóa Vũng Rô ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên hiện nay tập trung chủ yếu ở các khía cạnh sau đây:

- Bên cạnh những chính sách hợp lý thì chính quyền và các nhà quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên chưa có một chính sách toàn diện và hài hòa đối với việc nghiên cứu, giữ gìn và phát huy giá trị

di tích lịch sử văn hóa của tất cả các thời kỳ lịch sử ở huyện Đông Hòa. Phải nói rằng đây là một vùng đất có bề dày lịch sử, với các “vỉa tầng” di tích lịch sử văn hóa giàu có, nối tiếp nhau qua các thời kỳ. Tuy nhiên, chính sách và sự đầu tư của tỉnh Phú Yên và huyện Đông Hòa dường như ít quan tâm, hoặc quan tâm không đáng kể.

- Trong quá trình triển khai việc giữ gìn và phát huy di tích LS - VH chúng ta còn lúng túng để xử lý một cách hài hòa mối quan hệ giữa giữ gìn và phát triển, chưa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của di tích đối với quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, cá biệt có lúc vẫn tồn tại xu thế thương mại hóa di tích, đặt các mục tiêu, dự án phát triển kinh tế cao hơn các mục tiêu về bảo vệ di tích, thậm chí có những dự án về phát triển kinh tế được triển khai tại khu vực có di tích nhưng dự án không hề đề xuất bất cứ biện pháp nào để giữ gìn di tích.

- Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn thiếu định hướng, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Các nguồn lực do dân đóng góp chưa được qui tụ dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước, nên không được định hướng để sử dụng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá vũng rô cho cộng đồng huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)