Các yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá vũng rô cho cộng đồng huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 71 - 75)

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VŨNG RÔ

2.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô

Mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác bảo tồn và huy giá trị di tích – lịch sử văn hóa, như ban hành luật Di Sản và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật di sản nhưng các chính sách của huyện Đông Hòa chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Vì vậy huyện Đông Hòa cần phải tăng cương đổi mới công tác quản lý Nhà nước về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện.

- Ngày nay, trong đất nước ta trong thời kỳ đổi mới thì ý thức của người dân về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa được nâng lên một cách đáng kể, nhưng vẫn còn một bộ phận người dân còn chưa ý thức được trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa của dân tộc tại địa phương, họ chỉ nghĩ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa là việc của các cấp chính quyền mà họ không thấy được việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sự văn hóa đó là nghĩa vụ của toàn dân.

- Qua bảng khảo sát 2.4 thì ta thấy 63,8% ý kiến tham gia bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô ở mức độ bình thường và không tích cực, 57,4% ý kiến tham gia bảo vệ di tích ở mức độ bình thường và không tích cực và 53,2% ý kiến tham gia giữ gìn cảnh quan di tích ở mức độ là bình thường và không tích cực. Đối tượng này là những người không chú ý nhiều đến vấn đề phải bảo tồn di tích văn hóa. Hầu hết là những người là những thanh niên, những người dân làm nghề đi biển, nuôi trồng thủy sản hoặc buôn bán… Những người dân làm việc nặng nhọc, cơm áo gạo tiền thường ngày đã chiếm trọn thời gian. Chính vì thế, họ không nghĩ rằng trách nhiệm của chính bản thân họ là phải có ý thức bảo tồn những giá trị di tích nơi mình sinh sống. Thậm chí, họ còn cho rằng việc làm đó do các cấp quản lý có thẩm quyền thực hiện.

Như vậy, theo kết quả khảo sát ở trên thì người dân ở đây chưa có ý thức được tầm quan trọng của mình trong việc bảo tồn di tích, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đến việc giáo dục ý thức cho về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô cho cộng đồng huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

Công tác tuyên truyền về di tích chưa được chú trọng, thông tin về di tích còn hạn chế. Hoạt động tổ chức giới thiệu tại di tích chưa được làm một cách khoa học, bài bản, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp

trong việc tổ chức quảng bá di tích trên các phương tiện truyền thống đại chúng. Vì thế, cộng đồng cư dân chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa của huyện nhà. Những cán bộ ngành văn hóa phái giúp nhân dân hiểu rõ về vai trò của di sản văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo ông (NVH) – Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đông Hóa cho biết: Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi. Nhưng những cán bộ Phòng Văn hóa – thông tin không có chuyên môn về lĩnh vực bào tồn và trùng tu di tích. Những việc làm này, đòi hỏi người cán bộ phải học chuyên ngành về Bảo tồn, Bảo tàng thì mới đáp ứng được nhu cầu công việc. Việc phát huy di tích, đội ngũ cán bộ Phòng VHTT huyện phải làm thật tốt trong công tác tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa không chỉ là nhiệm vụ của ngành văn hóa mà nó còn là trách nhiệm chung của các đoàn thể chẳng hạn như Đoàn Thanh niên huyện. Công tác thanh niên đã giúp được phần nào giáo dục truyền thống cho thế hệ tương lai, những mầm non của đất nước. Thông qua việc chỉ đạo các liên đội khối trường học đưa nội dung tuyên truyền tư tưởng yêu nước qua các di tịch lịch sử bằng những chuyến về nguồn, những bài giảng nói về các di tích lịch sử văn hóa. Việc làm đó, đã đạt được những hiệu quả nhất định, đẩy mạnh nhận thức cho bộ phận thanh thiếu nhi của huyện nhà (phụ lục hình 4).

Thực chất, các cấp các ngành chưa thực sự hiểu về vai trò và ý nghĩa của di tích nên chưa cụ thể hóa bằng những hành động thiết thực trong sách lược bảo tồn và phát huy các giá trị di tích. Đôi khi còn lúng túng trong việc xử lý một cách hài hòa các mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Tiểu kết chương 2

Đông Hòa là mảnh đất giàu tiềm năng văn hóa, là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Có thể thấy, di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô có dấu ấn rất quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ giữa năm 1964 đến đầu năm 1965 nơi đây đã tiếp nhận nhiều chuyến tàu vận chuyển vũ khí viện trợ từ miền Bắc XHCN chuyển vào, chiến sĩ, cán bộ và đồng bảo Phú Yên đã tập trung sức lực, mồi hôi xương máu chịu đựng tàn phá của địch, vừa lo mình vừa làm nhiệm vụ chi viện cho các tỉnh bạn.

Để di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô được tồn tại lâu dài với thời gian và phát huy các giá trị của di tích trong đời sống cộng đồng, thì hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Vũng Rô cần được chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, dù đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia nhưng công tác quản lý, bảo tồn và tôn tạo di tích vẫn còn nhiều bất cập. Hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, quảng bá và giới thiệu giá trị di tích còn yếu và chưa phát huy có hiệu quả vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, chưa phát huy được thể mạnh của du lịch thông qua di tích. Vì vậy, để hoạt động giáo dục ý thức về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ngày càng có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, hơn ai hết cần sự chung tay góp sức của các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục và toàn thể cộng đồng xã hội.

Chương 3

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá vũng rô cho cộng đồng huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)