Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá vũng rô cho cộng đồng huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 80 - 83)

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT

3.2. Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô

3.2.2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô

* Mục đích của biện pháp

Trong các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, biện pháp tốt nhất là để di tích được “sống” trong lòng cộng đồng. Muốn như vậy phải làm cho nhận thức của cộng đồng được nâng cao nhằm mỗi con người trong cộng đồng có thái độ, hành vi ứng xử, tôn trọng di sản văn hóa.

Muốn bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô, trước hết cần nâng cao nhận thức hiếu biết của con người về lĩnh vực này, từ đó có cơ sở để điều chỉnh hành vi xã hội của mỗi cá nhân con người và toàn thể cộng đồng, cần nâng cao nhận thức cho người dân về mối quan hệ biện chứng giữa bảo tồn, phát huy giá trị di tích – văn hóa Vũng Rô với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Đông Hòa, nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của mối quan hệ hai chiều nói trên, thực hiện tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội mà vẫn bảo tồn, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Những năm qua ở huyện Đông Hòa, Phòng VH&TT huyện đã phối hợp các ban ngành liên quan và địa phương đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa theo phương thức xã hội hóa. Nhiều hoạt động được triển khai, huy động nguồn lực và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, thể hiện rõ nhất ở việc tu bổ di tích, khôi phục các hoạt động văn hóa. Nhiều hình thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được mở rộng như: thành lập các câu lạc bộ đàn và hát dân ca, hoạt động độc lập, hiệu quả bằng chính nguồn lực và khả năng của cộng đồng mà không phải dựa vào kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, qua đó nhận thức của nhân dân về di tích lịch sử - văn hóa đã có những chuyến biến đáng kể, ý thức chấp hành pháp luật ngày càng được nâng cao.

Thực hiện hiệu quả xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa – văn hóa trong thời gian tới các ngành chức năng cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản văn

hóa trong mọi tầng lớp nhân dân, giúp họ chủ động tham gia, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Đông Hòa thường xuyên chỉ đạo các liên đội khối trường học đưa nội dung giáo dục DSVH vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức báo công, kết nạp Đoàn viên – Đội viên tại khu di tích lịch sử - văn hóa (Phụ lục hình 5, và hình 6); ngoài ra còn tổ chức các hội thi, hội diễn sân khấu khóa có chủ đề về truyền thống quê hương…để đẩy mạnh giáo dục nhận thức của bộ phận thanh thiếu nhi về các DSVH của huyện nhà. Ðặc biệt, Phòng VH&TT huyện cần quan tâm và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về DSVH, chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn vi phạm ở địa phương. Bên cạnh đó tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy công tác xã hội hóa; khuyến khích các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đóng góp kinh phí để tu bổ di tích, tổ chức các hoạt động truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể. Cần có những quy định cụ thể về ưu đãi đầu tư, hỗ trợ, giảm hoặc miễn thuế cho các hoạt động được thực hiện từ các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước. Việc xây dựng và ban hành chính sách quản lý và sử dụng các nguồn tài chính xã hội hóa như tiền tài trợ, tiền kinh doanh dịch vụ... cần được triển khai theo hướng ưu tiên sử dụng cho mục đích bảo vệ và phát huy di tích; đồng thời sớm ban hành chính sách tôn vinh những nghệ nhân có nhiều đóng góp trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, vững chuyên môn, chắc nghiệp vụ để làm tốt công tác tuyên truyền và tham mưu trong việc tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát huy di tích lịch – văn hóa, nhất là việc tu bổ, tôn tạo di tích cần có tính khoa học để không làm biến dạng và nguy cơ mất đi di tích trên địa bàn toàn huyện.

Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bào tồn và phát huy giá trị di tích mới ban hành cần được kịp thời phổ biến trên các phương tiện

thông tin đại chúng để nhanh chóng cập nhật những quy định của pháp luật về DSVH đến với đông đảo nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của họ về vấn đề này và thu hút được sự tham gia tích cực của toàn xã hội, tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân đối với bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá vũng rô cho cộng đồng huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)