Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT
3.2. Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô
3.2.4. Huy động các nguồn lực từ cộng đồng để gắn kết chặt chẽ di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô với phát triển du lịch ở huyện Đông Hòa
* Mục đích của biện pháp
Thông qua hoạt động du lịch, du khách có được những trải nghiệm đặc biệt, sống động, cảm nhận được các giá trị văn hóa trong những khung cảnh thực của tự nhiên, của di sản, nếp sống truyền thống cộng đồng mà không phương tiện nào có thể chuyển tải đầy đủ được.
DSVH là tài nguyên du lịch đặc biệt, vì chính sự đa dạng, phong phú của bản sắc văn hóa luôn hấp dẫn sự khám phá của các đối tượng khách du lịch; do vậy gìn bảo tồn và phát huy giá trị DSVH là yếu tố góp phần phát triển du lịch bền vững. Ngược lại, du lịch là một phương thức để phát huy các giá trị văn hóa có hiệu quả nhất, đặc biệt đối với du khách trong nước và bạn bè quốc tế. Ai đó đã từng ví von rất sinh động rằng du lịch được xem là “cầu nối” giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa trên thế giới. Ngẫm lại sự ví von đó thật sâu sắc và rất đúng bởi qua hoạt động hướng dẫn du lịch, du khách không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng mà còn được hiểu biết thêm về giá trị các DSVH, thưởng thức văn hóa ẩm thực nơi mình đến.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Nghị quyết số 36/NQ-HĐND, ngày 16/12/2011 của HĐND tỉnh về phát triển du lịch Phú Yên, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 đã được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đề các cấp, các ngành chức năng và chính quyền địa phương có kế hoạch đầu tư kịp thời, đúng mức đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật, góp phần bảo tồn, tôn tạo, khai thác thế mạnh, tiềm năng của di tích, danh thắng cho phát triển du lịch.
Từ sau đại lễ kỷ niệm 400 năm (1611-2011) Phú Yên hình thành và phát triển đến nay, du lịch Phú Yên có bước chuyển biến vượt bậc, thể hiện từ nhận thức đến các việc làm cụ thể; các cấp, các ngành trong tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nội dung, mục đích, ý nghĩa của các chính sách, quy định liên quan đến phát triển du lịch, giúp các tầng lớp nhân dân địa phương nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng môi trường du lịch thân thiện, hiếu khách, có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, danh thắng góp phần phát triển du lịch bền vững. Các địa phương đều tập trung triển khai thi công mới, sửa chữa một số kết cấu hạ tầng quan trọng, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với phát triển du lịch theo hướng bền vững. Mạng lưới và các phương tiện giao thông vận tải của địa phương phát triển rất mạnh.
Bảo vệ, giữ gìn di tích lịch sử - văn hóa mới chỉ là một nữa nhiệm vụ, đương nhiên phải ưu tiên làm trước. Giữ gìn, bảo tồn không đồng nghĩa với cách hiểu “giữ nguyên hiện trạng” hoặc “ôm khư khư”. Việc phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô bằng khai thác phát triển du lịch sẽ đem lại nhiều lợi ích. Văn hóa và du lịch có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp, văn hóa là tiền đề để phát triển du lịch. Đối với tỉnh Phú Yên, muốn bảo vệ sự toàn vẹn cho văn hóa nói chung và di tích lịch sử - văn hóa nói riêng như tăng thêm kinh phí cho tu bổ di tích, tạo thêm công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương, nâng cao đời sống cho những người trực tiếp trong nôm di tích… thì nên lựa chọn giải pháp gắn kết chặt chẽ phát huy các giá trị di tích – lịch sử
với phát triển du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Đứng từ góc độ này, các giá trị được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.
Có nhiều phương thức tiếp cận để phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, tuy nhiên du lịch được xem là phương thức phát huy có hiệu quả nhất, đặc biệt đối với bạn bè quốc tế. Không phải ngẫu nhiên du lịch được xem là “cầu nối” giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa trên thế giới. Qua hoạt động hướng dẫn du lịch, du khách có cơ hội không chỉ được được tận mắt nhìn thấy trong thực tế, mà còn được hiểu về giá trị các di tích lịch sử nơi mình đến du lịch. Nhiều giá trị văn hóa chỉ có thể cảm nhận được trong những khung cảnh thực của tự nhiên, của nếp sống truyền thống cộng đồng mà không thể có phim ảnh, diễn xuất nào có thể chuyển tải được. Và chỉ có du lịch mới có thể đem lại cho du khách những trải nghiệm đặc biệt, sống động.
Ta có thể thấy được mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn với hoạt động phát triển du lịch. Đây là những mối quan hệ biện chứng cần được các cấp chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Yên nhìn nhận một cách khách quan, đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các giá trị di tích lịch sử - văn hóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du lịch có thể có những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, hay nói cách khác việc giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa chính là một định hướng quan trọng nhằm hỗ trợ phát
triển du lịch. Khoản 3 Điều 10 Pháp lệnh Du lịch quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, quá trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”.
Như vậy, nếu làm tốt việc Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và thiên nhiên chính là góp phần giữ gìn và phát huy giá trị nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh Phú Yên.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Cần đẩy mạnh nghiên cứu và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa đặc sắc của huyện Đông Hòa, tình Phú Yên trong quá trình phát triển du lịch
Phát triển du lịch di sản văn hóa cần xây dựng mối liên kết giữa cộng đồng với các hoạt động du lịch ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
Các cấp chính quyền ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền vận động mọi người dân thực hiện đúng những yêu cầu của Nhà nước, các quy tắc của cộng đồng. Trong du lịch, muốn người dân tham gia cụ thể, tỉnh phải có những chính sách hỗ trợ mang tính lâu dài để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp, mua sắm thiết bị phương tiện nhằm sản xuất và phục vụ du lịch.