Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
* Khái quát về khảo nghiệm Mục đích khảo nghiệm
Nhằm đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục ý về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô trong thời gian đến, từ đó chứng minh giả thuyết khoa học ban đầu
Đối tượng khảo nghiệm
Để đánh giá được tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp giáo dục ý về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô trong thời gian đến, tác giả đã lấy ý kiến đánh giá của 24 người người cán bộ quản lý, công chức, nhà quản lý văn hóa, quản lý giáo dục có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn vững vàng trong huyện.
Quy trình tiến hành
- Bước 1: Lập mẫu phiếu điều tra: Nội dung điều tra về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở các mức độ:
Đánh giá về tính cần thiết của 04 biện pháp được đề xuất ở 03 mức độ:
Cần thiết: 3 điểm;
Ít cần thiết: 2 điểm;
Không cần thiết: 1 điểm.
Đánh giá về tính khả thi của 04 biện pháp được đề xuất ở 03 mức độ:
Khả thi: 3 điểm;
Ít khả thi: 2 điểm;
Không khả thi: 1 điểm.
- Bước 2: Chọn đối tượng điều tra - Bước 3: Phát phiếu điều tra
- Bước 4: Thu phiếu điều tra và xử lý số liệu.
* Kết quả nghiệm - Về mức độ cần thiết:
Bảng 3.2. Đánh giá của khách thể nghiên cứu là cán bộ quản lý, nhà quản lý về tính cấn thiết của các biện pháp
Biện pháp cụ thể
Mức độ cần thiết
Số lượng người chọn
∑ X
Thứ Cần bậc
thiết
Ít cần thiết
Không cần thiết Biện pháp 1: Tăng cường đổi mới
công tác quản lý Nhà nước đối với bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Đông Hòa.
17 70,8%
7
29,2% 0 65 2,71% 1
Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô.
16 66,7%
8
33,3% 0 64 2,67% 2
Biện pháp 3: Xây dựng đội ngũ tình nguyện viên và tập huấn cho các tình nguyện viên về nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền cho cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô.
15 62,5%
7 29,2%
2
8,3% 64 2,67% 2
Biện pháp 4: Huy động các nguồn lực từ cộng đồng để gắn kết chặt chẽ di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô với phát triển du lịch ở huyện Đông Hòa.
17 70,8%
6 25%
1
4,2% 64 2,67% 2
Điểm trung bình chung của X 2,68
70.8
29.2
0
66.7
33.3
0
62.5
29.2 8.3
70.8
25
4.2 0
10 20 30 40 50 60 70 80
Biện pháp 1
Biện pháp 2
Biện pháp 3
Biện pháp 4
Cần thiết ít cần thiết Không cần thiết
Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các giải pháp
Qua bảng 3.2 cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết, thể hiện điểm trung bình X = 2. 68. Cả 04 biện pháp đề xuất đều đánh giá ở mức độ cần thiết đối với X từ 2.67 đến 2.71.
Qua biểu đồ 3.1 cho thấy các biện pháp đưa ra đều được đánh giá rất cao về tính cần thiết, chứng tỏ việc áp dụng các biện pháp này và quản lý là một cách yêu cầu cần thiết đối với nhà quản lý.
- Về mức độ khả thi:
Bảng 3.3. Đánh giá của khách thể nghiên cứu là cán bộ quản lý, nhà quản lý về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
Biện pháp cụ thể
Mức độ cần thiết Số lượng người chọn
∑ X Thứ bậc
Khả thi
Ít khả thi
Không khả thi Biện pháp 1: Tăng cường đổi mới
công tác quản lý Nhà nước đối với bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Đông Hòa
15 62,5%
9
37.5% 0 63 2.63% 1
Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô.
14 58,3%
8 33,3%
2
8,3% 60 2,5% 2
Biện pháp 3: Xây dựng đội ngũ tình nguyện viên và tập huấn cho các tình nguyện viên về nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền cho cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô.
10 41,6%
8 33,3%
6
25% 52 2,17% 4
Biện pháp 4: Huy động các nguồn lực từ cộng đồng để gắn kết chặt chẽ di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô với phát triển du lịch ở huyện Đông Hòa.
12 50%
9 37,5%
3
12,5% 57 2,37% 3
Điểm trung bình chung của X 2,42
Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp
Qua bảng 3.3. cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là khả thi, thể hiện ở điểm trung bình X = 2.42. Cả 4/4 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ cao khả thi với X từ 2.17 đến 2.63.
Qua biểu đồ 3.2. cho thấy tỉ lệ đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp là khá cao, ngoại trừ biện pháp 3 được đánh giá ở mức độ thấp hơn.
Điều này chứng tỏ các biện pháp có tính khả thi cao và có khả năng áp dụng đạt kết quả rất lớn.
62.5
37.5
0
58.3
33.3
8.3
41.6 33.3
25 50
37.5
12.5
0 10 20 30 40 50 60 70
Biện pháp 1
Biện pháp 2
Biện pháp 3
Biện pháp 4
Khả thi Ít
Không khả thi
Tiểu kết chương 3
Từ việc phân tích SWOT có thể thấy, di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô đang sở hữu nhiều điểm mạnh và cơ hội để phát triển hơn nữa trong tương lai;
đồng thời, cũng qua kết quả phân tích SWOT, ta thấy các điểm yếu và thách thức đối với di tích này không phải là ít. Điều quan trọng là, kết quả phân tích SWOT đã chỉ ra được những điểm yếu và điểm mạnh, cơ hội và thách thức cũng như sự kết hợp các yếu tố với nhau để đưa ra các định hướng trong thời gian tới trên nhiều phương diện cho di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô.
Dựa vào kết quả phân tích SWOT cùng với kết quả của những cuộc điền dã tại Vũng Rô tác giả luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số định hướng và giải pháp mang tính chiến lược đối với các cơ quan hữu quan như: Tăng cường đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô ở huyện Đông Hòa; tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô; xây dựng đội ngũ tình nguyện viên và tập huấn cho các tình nguyện viên về nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền cho cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô; huy động các nguồn lực từ cộng đồng để gắn kết chặt chẽ di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô với phát triển du lịch ở huyện Đông Hòa.
Tựu chung lại, có thể nói, xã hội Việt Nam đang bước vào giai đoạn chín muồi của hiện đại hóa và công nghiệp hóa, do đó, vấn đề giáo dục ý thức về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích cho cộng đồng, trong đó có di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô lại cần thiết hơn bao giờ hết, bởi vì, di tích là tài sản vô giá mà ông cha ta đã dày công xây dựng, gìn giữ cho thế hệ chúng ta, di tích biến mất thì không thể nào tìm lại được. Do đó, chúng ta phải hết sức gìn giữ và phát huy tốt nhất giá trị của các di tích nhằm phục vụ nhân dân và khách du lịch, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội Việt Nam nói chung, các địa phương có di tích nói riêng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Đông Hòa là mảnh đất giàu tiềm năng văn hóa, là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Có thể thấy, di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô có dấu ấn rất quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ giữa năm 1964 đến đầu năm 1965 nơi đây đã tiếp nhận nhiều chuyến tàu vận chuyển vũ khí viện trợ từ miền Bắc XHCN chuyển vào, chiến sĩ, cán bộ và đồng bảo Phú Yên đã tập trung sức lực, mồi hôi xương máu chịu đựng tàn phá của địch, vừa lo mình vừa làm nhiệm vụ chi viện cho các tỉnh bạn.
Để di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô được tồn tại lâu dài với thời gian và phát huy các giá trị của di tích trong đời sống cộng đồng, thì hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Vũng Rô cần được chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, dù đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia nhưng công tác quản lý, bảo tồn và tôn tạo di tích vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, quảng bá và giới thiệu giá trị di tích còn yếu và chưa phát huy có hiệu quả vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, chưa phát huy được thể mạnh của du lịch thông qua di tích. Vì vậy, để hoạt động giáo dục ý thức về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ngày càng có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay thì cần thực hiện các biện pháp như: Tăng cường đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô ở huyện Đông Hòa; tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô;
xây dựng đội ngũ tình nguyện viên và tập huấn cho các tình nguyện viên về nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền cho cộng đồng nhằm bảo tồn
và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô; huy động các nguồn lực từ cộng đồng để gắn kết chặt chẽ di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô với phát triển du lịch ở huyện Đông Hòa.
Có thể nói, vấn đề giáo dục ý thức về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích cho cộng đồng, trong đó có di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô lại cần thiết hơn bao giờ hết, bởi vì, di tích là tài sản vô giá mà ông cha ta đã dày công xây dựng, gìn giữ cho thế hệ chúng ta, di tích biến mất thì không thể nào tìm lại được. Do đó, chúng ta phải hết sức gìn giữ và phát huy tốt nhất giá trị của các di tích nhằm phục vụ nhân dân và khách du lịch, qua đó sẽ góp phần to lớn trong sự nghiệp phát triển toàn diện huyện nhà trong giai đoạn 2010 – 2015 theo Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa X và tạo những bước đột phá trong giai đoạn 2015 – 2020.
KHUYẾN NGHỊ
Trước hết UBND huyện Đông Hòa cần kiện toàn bộ máy quản lý văn hóa thống nhất từ huyện đến cơ sở, lựa chọn nguồn nhân lực có đầy đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ quản lý văn hóa, nhất là trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Hướng công tác kiểm tra, giám sát tới các cơ sở có biểu hiện vi phạm để kịp thời chấn chỉnh hoạt động. Phòng VH&TT huyện hướng dẫn UBND xã Hòa Xuân Nam (nơi có di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô) cần có sự đầu mối, phối hợp với Ban quản lý di tích để làm tốt công tác trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát gia giá trị di tích.
UBND huyện Đông Hòa cần tăng cường sự quản lý đối với các nhà máy công nghiệp đóng trên địa bàn, kiểm tra mức độ gây ô nhiễm môi trường và dự đoán những tác động xấu đến di tích lịch sử, sự hình thành nhân cách của cá nhân để có những giải pháp tích cực hạn chế thấp nhất những tác động không mong muốn.
UBND huyện Đông Hòa cần đề xuất với UBND tỉnh Phú Yên có phương án quy hoạch địa giới nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô, đây cũng sẽ là một điểm đến có giá trị cho mọi tầng lớp nhân dân khu có nhu cầu nghiên cứu, khám phá về lịch sử - văn hóa ở huyện Đông Hòa.
UBND xã Hòa Xuân Nam (nơi có di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô) cần tiến hành rà soát đánh giá sơ bộ tình hình di tích, cũng như những hiện vật và kinh nghiệm dân gian của mình để có phương án đề xuất thực hiện với cấp trên, cơ quan có thẩm quyền những đề xuất những phương án nhằm giáo dục ý thức cho cộng đồng về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Vũng Rô.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Bính (2010), Văn hóa Việt Nam trên con đường đổi mới những thời cơ và thách thức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Nguyễn Chí Bền (2007), “Bảo tồn DSVH phi vật thể ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (7/127).
3. Nguyễn Chí Bền, Lâm Văn Biền, Nguyễn Minh San (2009), Hỏi – đáp về văn hóa Việt Nam... – NxbVăn hóa dân tộc.
4. Chính phủ (2002), Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa.
5. Chính Phủ (2010), Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa
6. BCH Trung ương Đảng khóa XI (2014), Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Thông tư quy định chi tiết về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
8. Nguyễn Đăng Duy (1993), Bảo tồn di tích lịch sử -Văn hóa, Nxb Văn hóa – Thông tin.
9. Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Nxb Trường đại học văn hóa Hà Nội.
10. Trịnh Minh Đức, Phạm Thu Hương (2007), Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2010), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Danh Hạnh (2016), Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tiêu biểu ở Phú Yên, Nxb Thông tin và Truyền thông.
13. Nguyễn Quốc Hùng (2003), “Giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh”, Tạp chí di sản, số 04.
14. Nguyễn Thế Hùng (2007), “Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước”, tạp chí văn hóa, số 20.
15. Hoàng Đạo Kính (2002), Di sản văn hoá bảo tồn và trùng tu, Nxb Văn hóa thông tin.
16. Phạm Quang Nghị (2003), “Di sản văn hóa nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước”, Tạp chí di sản, số 04.
17. Quốc hội (2001), Luật di sản văn hóa.
18. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.
19. Nguyễn Hoài Sơn (2003), Tuy Hòa – Môi trường văn hóa và phát triển.
20. Trần Ngọc Thêm (1996 – 2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, in lần thứ 04, Nxb tổng hợp.
21. Ngô Đức Thịnh (2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Lưu trần Tiêu (2002), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
23. Lưu Trần Tiêu (2007), “Con đường tiếp cận di sản văn hóa”, Tạp chí Khoa học xã hội, (6).
24. Anh Tuân ( 2006), “Vài suy nghĩ về việc bảo tồn vững chắc và phát huy bền vững giá trị di sản tại nước ta hiện nay”, Tạp chí di sản, số 4(17), tr 05 – 12.
25. UBND tỉnh Phú Yên (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học sự kiện tàu không số Vũng Rô.
26. Hoàng Văn Vinh (1997), Một số vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc.
27. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, tái bản lần 09, Nxb Giáo dục.
28. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy nghẫm, Nxb văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn học nghệ thuật.
Một số website:
- http://anninhthudo.vn/phong-su/tim-ve-huyen-thoai-tau-khong-so- vung-ro/660111.antd
- http://dantri.com.vn/xa-hoi/ky-niem-50-nam-ngay-ben-vung-ro-don- chuyen-hang-dau-tien-cua-tau-khong-so-1417873937.htm
- http://trianlietsi.vn/new-vn/goc-luu-niem/740/tau-khong-so-tren-ben- vung-ro.vhtm
- http://dulichphuyen.info/di-tich-lich-su-vung-Ro---di-tich-lich-su- van-hoa-cap-quoc-gia-68.html.
- http://www.baophuyen.com.vn/343/60917/vung-ro-trong-toi.html - https://vi.wikipedia.org/wiki/Vũng_Rô.
-http://blogdulich.com.vn/v62/VUNG-RO--CANH-SAC-PHU YEN.html
- http://news.zing.vn/vinh-vung-ro-hung-vi-va-nen-tho-ost581215.html - http://donghoa.phuyen.gov.vn/portal/Home/default.aspx
- http://www.bvhttdl.gov.vn - http://www.dsvh.gov.vn - http://dangcongsan.vn - http://vi.wikipedia.org.
- https://www.google.com.vn/search?q= Swot