Người trần thuật ngôi thứ nhất

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết miền hoang của sương nguyệt minh từ góc nhìn trần thuật học (Trang 45 - 62)

CHƯƠNG 2. NGƯỜI TRẦN THUẬT VÀ KĨ THUẬT TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN HOANG CỦA SƯƠNG NGUYỆT

2.1.1. Người trần thuật ngôi thứ nhất

M.Bakhtin cho rằng: “Trần thuật ngôi thứ nhất là tương tự với sự trần thuật của người kể chuyện. Đôi khi hình thức này do dụng ý dựa trên lời kể của kẻ khác quy định; đôi khi nhƣ lối kể của Tuôcghenhiep nó có thể tiếp cận và cuối cùng là hòa nhập với lời kể trực tiếp của tác giả, tức là hoạt động với lời một giọng của ngôi thứ hai” [4; tr. 35]. Với lối trần thuật này, người kể chuyện lội diện trực tiếp với đại từ nhân xƣng “tôi” (tao, tui, ta). Nhân vật

“tôi” ấy có thể đóng vai trò người dẫn chuyện trong tác phẩm hoặc một phần tử trong hệ thống nhân vật tham gia vào các tình huống của truyện. “Tôi” vừa là người kể chuyện về các nhân vật khác, đồng thời là đối tượng nhận thức trở lại chính mình. Các nhân vật xuất hiện trong câu chuyện của nhân vật “tôi”

cũng đƣợc thể hiện trong sự kết hợp giữa việc miêu tả hành động, lời nói với những diễn biến tâm lí phức tạp bên trong của nhân vật. Người kể chuyện trong trường hợp này chỉ nhìn từ một phía, một điểm. Nghĩa là không biết hết, bình đẳng đối thoại với bạn đọc để bộc lộ những suy tư, trăn trở trước những biến cố cuộc đời. Ở đây, các nhân vật đảm nhận vai trò là người kể chuyện, đồng thời cũng là một nhân vật trong truyện. Có thể thấy với vai trò này nhân vật vừa là yếu tố thúc đẩy, tiếp tục chuỗi lời kể trước đó của người kể chuyện vừa là yếu tố tạo ra khoảng không bất ngờ về một câu chuyện sắp đƣợc kể.

Bởi khi chuyển vai trò cho nhân vật, tác giả không còn giữ vai trò là “thƣợng đế toàn thông” nữa. Lúc này, câu chuyện sẽ không tuân theo sự sắp xếp của tác giả. Trong tác phẩm, “tôi” – người kể chuyện thường có sự trao đổi điểm nhìn với các nhân vật khác trong khi kể chuyện, đồng thời xuất hiện hiện tƣợng một sự vật, sự việc đƣợc nhìn nhận từ nhiều điểm nhìn khác nhay từ các nhân vật trong truyện. Nhƣ vậy điểm nhìn gắn với ngôi kể thứ nhất có khả năng tác động tới cả lý trí và tình cảm người đọc, cùng lúc khơi dậy nơi họ nhiều cảm xúc và suy ngẫm.

Miền hoang người đọc bị lôi cuốn bởi một lối trần thuật mới mẻ nhà văn không đi theo lối mòn truyền thống mà để những câu chuyện kể đƣợc

lồng ghép đan xen từ năm điểm nhìn khác nhau, qua bốn nhân vật kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. Năm người trần thuật, năm lối sống, quan điểm khác nhau về cuộc chiến, nhưng Sương Nguyệt Minh đã dụng công khéo léo để đồng hiện cùng một lúc trong khuôn khổ của một cuốn tiểu thuyết 631 trang. Khi khảo sát cuốn tiểu thuyết này về người trần thuật, chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết ở 88 chương tiểu thuyết các nhân vật luân phiên nhau giữ vai trò người kể chuyện. Trong đó điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba chiếm 31/88 chương, Lục Thum 6/88 chương, Tùng 33/88 chương, Rô 10/88 chương, Sa ly 8/88 chương. Các nhân vật tự kể những câu chuyện riêng theo điểm nhìn độc lập với người kể. Ở đây điểm nhìn của Tùng (ngôi thứ nhất) và điểm nhìn của người kể chuyện (ngôi thứ ba) chiếm số lượng nhiều nhất, về cuối tác phẩm người đọc thấy chỉ còn tồn tại hai điểm nhìn từ hai đối tƣợng này. Bên cạnh đó nhà văn còn rất “khôn ngoan” khi dùng những bản tin thông tín ngắn gọn làm đề tƣ nhƣ một nhƣ một sự hỗn dung thể loại: văn chương – báo chí, tiểu thuyết tư liệu – tiểu thuyết phưu lưu, bản thân những bản tin đã có sức khơi tạo đƣợc không khí, bối cảnh của sự kiện, tiết kiệm đƣợc công sức của nhà văn.

Khảo sát tiểu thuyết Miền hoang của Sương Nguyệt Minh, ta thấy ông dành sự ƣu ái không nhỏ cho các nhân vật của mình, ông để họ đƣợc trực tiếp nói tiếng nói của họ. Tuy nhiên cái tài ở đây là tác giả không chỉ đơn giản là sử dụng ngôi kể ấy để tái hiện câu chuyện về cuộc đời con người như nhật kí hay tự truyện, mà bằng kĩ thuật khéo léo của mình, các nhân vật truyền tay nhau cây bút để viết lên những quan sát, tình cảm, cảm xúc của mình. Ông đã tạo ra một thứ ma lực đặc biệt cuốn người đọc vào cuộc trải nghiệm với niềm vui và nỗi buồn, sự khổ đau... của nhân vật. Đọc Miền hoang của Sương Nguyệt Minh, khó có thể giấu được niềm thán phục trước một ngòi bút đầy biến hóa, sinh động, khó đoán. Mỗi chi tiết đều là điểm rơi của tư tưởng, chi tiết nào cũng đầy sức gợi và có khả năng kích thích đối thoại rất mạnh.

2.1.1.1. Người trần thuật ngôi thứ nhất tự nói lên những chiêm nghiệm, suy nghĩ của bản thân vể những điều mắt thấy tai nghe.

Nhân vật xuất hiện đầu tiên với vai trò người kể chuyện xưng “tôi/

chúng tôi” đó là nhân vật Tùng. Tùng vừa đóng vai trò là nhân vật chính, trực tiếp tham gia vào diễn biến, sự kiện xảy ra trong tác phẩm, vừa đóng vai trò là người kể chuyện. Thông qua mối quan hệ với các nhân vật khác trong truyện và hoàn cảnh gặp phải nhân vật “tôi” tìm kiếm đƣợc chất liệu để xây dựng lên câu chuyện của mình. Ngoài câu chuyện của “tôi”, xen kẽ trong mạch truyện là những câu chuyện của các nhân vật khác (Lục Thum, Rô, Sa Ly). Mỗi câu chuyện gắn bó với những cảm xúc, ký ức và quan điểm riêng của mỗi con người về chiến tranh, về cuộc đời, về lẽ sống và cả những chiêm nghiệm triết lí riêng tư. Giao phó ngòi bút cho anh lính quân tình nguyện Việt Nam, trước hết tác giả muốn anh là nhân chứng thuật lại một cách trung thành nhất những ác liệt, căng go của cuộc chiến đấu:“Thằng Huy “đen” nằm vắt bụng lên cành cây, chân và đầu gục rũ mà vẫn không chịu rơi xuống. Đất đá mảnh gỗ, mảnh sắt xác người, cánh tay, cẳng chân và thịt người rơi kêu... bịch bịch... xào xào...” [38;tr10]. Đƣa ra những nhận định của bản thân về cuộc chiến đấu không cân sức giữa quân Pon Pot và quân tình nguyện viễn chinh chẳng quen thực địa, đã hết đạn: “Tôi nhận ra tình thế bất lợi, anh Du rất khó kiểm soát tình hình” [38; tr. 15]. Qua lời trần thuât của nhân vật Tùng, bạn đọc còn có thể thâm nhập vào tầng sâu suy nghĩ của một anh bộ đội xuất thân từ trí thức Hà Thành, Tùng đã bộc bạch những suy nghĩ, trăn trở của số phận bị bắt làm tù binh và càng trớ trêu hơn nữa khi cả địch và ta đều bị lạc ở miền rừng hoang Đăng rếck: “Tôi là một tên tù binh thực thụ. Phải làm gì đây để tồn tại giữa bầy sói hoang đói khát và sinh tồn ở núi rừng hoang này? Trốn? Đối kháng quyết liệt? Hay nhẫn nhục chịu để rồi tìm cơ hội thoát thân?”[38; tr.

33]. Ở anh diễn ra cuộc đấu trí với kẻ địch, nhƣng dòng độc thoại nội tâm thể hiện sự phản kháng, đồng thời người đọc nắm bắt được tâm trạng, nỗi sợ hãi

của anh tân binh người Hà Nội khi bị bắt làm tù binh: “Chết cha mày đi! Tôi lẩm bẩm chửi thầm”; “Tôi hơi hoảng, chạm nọc ong đất rồi, mó dại ngữa rồi.

Bọn u tối, man rợ này sẽ chẳng để tôi yên”; “Một lũ rị mọ mê tín. Tôi chửi thầm trong bụng” [38; tr. 36, 37, 60]. Hay: “Nước mắt tôi chảy dòng trên má.

Nỗi lo và sợ hãi đan xen. Không kịp nghĩ đến đồng đội, đơn vị hay nỗi nhớ nhà nữa. Chỉ cảm thấy hơi lạnh toát tỏa ra từ cái lƣỡi lê tuốt trần… xa gần sau lưng” [38; tr. 79]. Là người duy nhất trong tiểu đoàn thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong đợt phục kích của địch, thì Tùng lại phải đối mặt với những hiểm nguy mới của số phận làm tù binh, cái chết có thể dễ dàng đến bất cứ lúc nào nếu làm trái ý kẻ thù. Ban đầu anh cố gắng giao tiếp, hòa nhập, khai sáng văn minh với kẻ thù nhưng rồi phải bất mãn: “Đúng là nước đổ đầu vịt, đàn bầu gẩy tai trâu, tôi thấy mình cần phải im lặng, không thể thuyết phục đƣợc bọn tối tăm man rợ. Không tức giận và cũng chẳng sợ hãi, nhƣng mặt tôi chảy dài bất lực” [38; tr. 39]. Lúc này Tùng đã tự nhớ lại lời dặn dò của anh Du đại đội trưởng khi bị rơi vào tay giặc: “Nếu không may rơi vào tay bọn Khmer Đỏ, bị chúng giết ngay thì “chó chết hết chuyện” không nói làm gì, còn chúng bắt giữ phải tuyệt nhiên: Nhẫn nhục. Chịu đựng. Không trêu tức. Không chống đối. Chấp hành lệnh của chúng một cách khôn khéo, làm tan chảy lòng hận thù. Vì bọn thô lỗ man rợ ấy rất hay nổi nóng, xọc cho một lƣỡi lê, hoặc bổ cho nhát dao quắm là đi đời nhà ma”[38; tr. 82]. Với cách kể chuyện ngôi thứ nhất này, tác giả đã phát huy tối đa những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật để độc giả có thể dễ dàng thấy đƣợc sự phát triển tâm lí của nhân vật, sự thay đổi, trưởng thành trong tính cách của anh lính Việt Nam. Thời gian làm tù binh đã khiến anh biết nhẫn nhịn, chịu đựng, khéo léo hơn trong cách ứng xử với kẻ thù và cũng biết được rằng trong trốn rừng thiêng nước độc hoang vu ấy, nương tựa vào nhau chính là cách để tồn tại.

Tiếp đến là người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tui” - Sa Ly xuất hiện ở chương 7 của tác phẩm. Ngôi kể thứ nhất đã tạo điều kiện cho bạn đọc thâm

nhập vào bên trong suy nghĩ của nhân vật nữ duy nhất của tác phẩm, một cô sinh viên y khoa tội nghiệp, một y tá bất đắc dĩ cho quân đội Khmer Đỏ.

Trước hoàn cảnh “Chỉ còn tui với ba người đàn ông”, cô lại một lần nữa rơi vào trạng thái tuyệt vọng, đau khổ, nhớ lại kí ức ám ảnh ngày trước ở Biển Hồ: “Nỗi bất hạnh khi tuổi thơ lên sáu là nỗi đau thương mất mát người thân ruột thịt; còn nỗi khốn khổ bị ném vào giữa đám đàn ông nhƣ một bầy lang sói đói khát là nỗi đau bẽ bàng, ê chề lại bắt đầu từ một năm trước, tui cố quên đi mà lúc nào cũng hiện ra ám ảnh” [38; tr. 46]. Nỗi thất vọng đƣợc bộc lộ qua hàng loạt các câu cảm thán: “Ôi thần Shiva ơi! Con còn trẻ mà. Sao kiếp nạn con phải bị hủy diệt sớm thế này! Nước mắt tui ứa ra” [38; tr. 46]. Là nhân vật nữ duy nhất trong tác phẩm – đại diện cho phái yếu, ở cô toát lên sự yếu đuối nhân hậu, chẳng có khả năng che chở cho bản thân mình. Phải chung sống với cả dãy đàn ông ham sống và tràn đầy bản năng dục vọng. Trên quãng đường thoát khỏi rừng Miên, người phụ nữ này phải đồng hành cùng ba người đàn ông, hai người đàn ông cùng màu da, cùng tiếng nói nhưng lại man rợ và cộc cằn, một người đàn ông khác chủng tộc nhưng tri thức và hiền lành. Và cô luôn dành những suy nghĩ, tình cảm tốt đẹp nhất cho anh lính quân tình nguyện Việt Nam. Hơn ai hết cô là người nếm trải những man rợ, tăm tối của quân đội Pol Pot và hiểu đƣợc chính nghĩa của quân đội Việt Nam sang giúp dân tộc mình thoát khỏi họa diệt chủng, trong kí ức của cô, cô đã từng đƣợc những anh lính tình nguyện Việt Nam cứu ở Biển Hồ: “Ký ức bị chết đuổi ở Biển Hồ được cứu sống, đâu là gương mặt ân nhân của tui? Chịu! Không nhớ đƣợc. Những hình ảnh ký ức chập chờn không đủ sáng rỡ rõ nét cho tui nhận mặt ai. Dù sao thì tui cũng đã mang ân nghĩa của những người lính Việt Nam cứu sống tôi giữa đường lạc mẹ. Nhưng sao người lính trẻ này vừa lạ vừa quen, vừa xa xăm vừa gần gũi quá thể” [38; tr. 115]. Chính vì thế mà cô luôn bảo vệ kon top Việt Nam, nhiều lần tìm cơ hội cho anh trốn thoát khỏi lũ tàn quân độc ác, man rợ: “Này. Boòng... Boòng ...trốn đi!” [38; tr. 117]. Trong

hoàn cảnh một giọt nước cũng là một cơ hội sống, cô sẵn sàng chia sẻ giọt nước cuối cùng của mình cho Tùng, sẵn sàng mang số lương thực tích trữ, vũ khí và thuốc men còn lại của mình cho anh. Và cũng bỏ đi sự ủy mị của người phụ nữ để lấy thân mình hạ sốt cho anh: “Tui ôm lấy tên tù binh người Việt.

Thân nhiệt nóng hổi lan tỏa sang da thịt của tui. Các lỗ chân lông tui nhƣ nở ra, há to. Tim tui đập thình thịch. Một lát, tui xoay lƣng áp sát vào cơ thể anh ta đang nóng ran ran. Một lát tui đặt hai đùi lên mông tên tù binh và trƣợt dần xuống hai đùi. Tui thấy cơ thể mình nóng dần lên... Cứ nhƣ thể tui là một cái túi mát chườm lên da thịt chàng trai người Việt khốn khổ” [38; tr. 294]. Qua những trang viết Sa Ly là người trần thuật, có thể dễ dàng nhận thấy ánh sáng nhân văn trong suy nghĩ của nhân vật này. Cô là biết tôn trọng lẽ phải và thương người, cô mang trái tim của một người phụ nữ nhân hậu, của một người thầy thuốc từ bi, chính Sa Ly là người đã tận tình cưu mang, chăm sóc, bênh vực anh lính Việt Nam đến ngày thoát khỏi Miền hoang.

Ở nhân vật Rô, thì qua những lần đóng vai là người trần thuật, đa phần người đọc nhận thấy những suy nghĩ ranh mãnh, khôn vặt và độc ác từ con người này. Ngay từ cách xưng hô là “tao” và cứ mở miệng ra là văng tục, chửi thề, đã cho thấy bản năng hoang dã trong con người hắn. Tên lính áo đen đóng vai trò là người trần thuật đã nói lên những suy nghĩ man rợ tăm tối trong con người hắn. Trong cuộc nói chuyện của Rô và Lục Thum, khi biết Rô đã rút xương bánh chè từ xác người lính Việt Nam để nấu cao, Lục Thum cho rằng đó là một việc làm man rợ và sẽ khiến cơ thể “nóng nhƣ lửa cháy”, nhƣng bản thân hắn lại rất lấy làm tự hào bởi chứng tỏ đƣợc sự lì lợm, hắc ám, càng có tiếng tăm: “Mặc cho Lục Thum muốn nghĩ sao thì nghĩ. Càng nghĩ cái mặt tao hắc ám và man rợ, tao càng có giá. Trong đơn vị những thằng trẻ ranh khác mới bị bắt lính còn ngơ ngáo, nghe tiếng tăm tao đã nể phục sợ hãi. Ở đời này mấy khi đƣợc kẻ khác sợ hãi” [38; tr. 69]. Hắn luôn có suy nghĩ muốn tăng uy quyền của mình, muốn được dọa nạt đe nẹt người khác, chính vì vậy

khi bắt đươc Tùng là tù binh, hắn càng muốn ra oai sức mạnh của mình: “Tao nghĩ phải phang toác đầu nó bằng xẻng bộ binh”,Tao trừng mắt nhìn con câm” [38; tr. 23; 25] Để cho tên lính áo đen – Rô đóng vai trò dẫn dắt bạn đọc Sương Nguyệt Minh để tự nhân vật bộc lộ bản chất của mình mà không cần tô vẽ bởi cái nhìn khách quan. Đứng ở vị trí độc lập để kể chuyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất xƣng “tao” này hắn đã thể hiện suy nghĩ riêng của chính hắn về cuộc chiến tranh, về bản năng trước cuộc sống hoang dã, nơi thiếu yêu thương thừa bạo lực. Nhân vật được đào xới ở tận cùng chiều sâu nhân cách, qua đó những câu văn càng có tính chân thực và thuyết phục bạn đọc hơn nhiều lần.

Đến khi nhân vật chỉ huy của đám tàn quân Pol Pot Lục Thum – Ông Lớn là người trần thuật, Sương Nguyệt Minh tiếp tục để bản thân nhân vật tự lột trần những suy nghĩ và toan tính của mình. Hắn xuất hiện trong tình trạng bị thương một chân, và qua những màn độc thoại nội tâm về nỗi đau đớn ở cái chân hoại tử, và nỗi lo đã bị loại khỏi cuộc chiến: “Ta có cảm giác nhƣ mảnh gang vỏ lừu đạn xuyên qua thành ống xương chui vào ống tủy và đang lục sục quấy lộn trong đó. Chỉ một lát tủy sẽ thành cháo bột, sec theo vết thương chảy ra ngoài khiến ta sởn gai ốc” [38; tr. 90]. Nhƣng dù đã là môt phế nhân thì ở hắn vẫn tồn tại “quyền lực” nhờ sự thông minh, bản lĩnh của một tên chỉ huy.

Là một tên chỉ huy có kinh nghiệm dày dạn trên chiến trường, ở Lục Thum người đọc thấy một hình tượng nhân vật gan dạ, mặc dù bị thương nhưng hắn rất tỉnh táo khi đối phó với tên Rô – hành động thì trung thành, nhƣng trong nội tâm thì có sự phản kháng mãnh liệt, khi phải lựa chọn sự sống và cái chết hắn sẵn sàng vứt bỏ sự trung thành. Và tên “tù binh Duol” nhận nhịn tìm cơ hội để chạy trốn. Là người không có khả năng di chuyển, nay lại lâm vào cảnh lang bạt giữa rừng hoang vu, hắn dường như là gánh nặng của cả đội, Lục Thum không còn cách nào khác là cƣ xử khéo léo, ngọt ngào “lạt mềm buộc chặt” đối với những thuộc cấp của mình: “Có lẽ tại ta cả mà thôi. Các em

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết miền hoang của sương nguyệt minh từ góc nhìn trần thuật học (Trang 45 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)