CHƯƠNG 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN HOANG CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH
3.2.1. Giọng điệu thương cảm xót xa
Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh hôm nay bên cạnh những gam giọng chính vốn có của tiểu thuyết chiến tranh nhƣ hào hùng, quyết liệt, thành kính… từ cảm hứng bi kịch, mảng tiểu thuyết này còn mang một giọng điệu mới, giọng điệu xót xa thương cảm. Đó là sự đau buồn trước những mất mát hy sinh của cả hai phía “ta” và “địch” – vấn đề muôn thưở của chiến tranh. Đó là nỗi đau buồn của những người hậu phương mỏi mòn chờ đợi. Đó còn là nỗi đau buồn của những người lính sau cuộc chiến tranh với những mất mát về thể xác lẫn tâm hồn…
Nằm trong lớp tiểu thuyết chiến tranh trong thời đại mới, tiểu thuyết Miền hoang không nằm ngoài giọng điệu này. Xuyên suốt chiều dài của bộ tiểu thuyết người đọc nhận thấy vô vàn những lời văn nhuốm màu sắc cảm
thương: “Một trành đất đè lên mặt, một trành đất đè lên đùi. Thêm một cái đap chân giữa bụng. Thêm một cái đạp nữa… Cô tiến sĩ nông học tương lai biến vào bùn đất nhƣ chƣa từng tồn tại trên đời…. Kon top Việt Nam có nhìn thấy thằng bé khoảng mười hai mười ba tuổi đang dật dờ tìm mẹ kia không?
Nó chết bởi một lƣỡi cuốc bổ toác đầu” [38; tr. 570]. Những hành động dã man chẳng khác nào thời Trung cổ đã gây ra hàng triệu cái chết thương tâm cho những người dân vô tội, đặc biệt là với nhưng người trí thức. Bởi lẽ, theo bọn chúng trí thức chính là “bọn ăn trắng mặc trơn, chẳng làm ra ngô khoai gì”. Gia đình Sa Ly cũng là một thành phần trí thức trong xã hội Campuchia trước chiến tranh diệt chủng. Cũng như bao gia đình khác, họ phải chịu sự li tan, tang tóc: “Nhƣng rồi cái hạnh phúc bình dị ấy một ngày tan nát. Quân lính áo đen Khmer Đỏ tràn về thành phố. Tất cả nháo nhác. Tất cả bị xới tung lên. Lệnh ban bố từ những cái loa sắt ông ổng: Mọi người phải ra khỏi thành phố đi về nông thôn trong vòng 24 tiếng đồng hồ để tránh bom hạt nhân của Mỹ. Vỡ chợ. Tiếng khóc ai oán nổi lên. Quân lính áo đen xồng xộc đến từng nhà gí mũi súng vào đầu, lôi xềnh xệch tống cổ từng người ra đường” [38; tr.
519]. Chiến tranh đã phá vỡ đi hết cuộc sống bình dị vốn có, đẩy những người dân vô tội thành kẻ vô gia cư và không người thân thích, người chết như ngả dạ, cả một thành phố, một phum không chết chóc không có người sinh sống.
Cái giá của chiến tranh là quá lớn, quá đau xót với cả địch và ta, biết bao gia đình phải li tán, bao người mẹ mất con, bao người lính mất đi sự bình yên trong tâm hồn, thậm chí có những con người đã trở thành loài thú dữ chỉ biết sống bằng bản năng… nỗi đau ấy, mất mát ấy thật khó có thể thống kê đƣợc bằng con số chính xác.
Giọng điệu cảm thương trong tiểu thuyết chiến tranh thể hiện ở nhiều cung bậc, mức độ khác nhau. Đó còn là thái độ của nhà văn đối với một mối tình đẹp bị lỡ dở. Đoạn văn xót xa về nỗi nhớ của Tùng dành cho Thùy: “Tôi lại nhớ đến Thùy, cái cổ Thùy cao và trắng lắm. Thùy ơi, cái ảnh chúng mình
và nhật kí, tiểu thuyết… mất hết rồi. Cái túi đựng Claymore đựng mấy kỉ vật ấy bị bỏ lại chỗ bọn tàn quân Pol Pot ăn thịt người hết rồi, Thùy ơi! Tôi ứa nước mắt! Tôi muốn về quê hương. Tôi muốn về với mẹ, về với Thùy…” [38;
tr. 617]. Giữa họ là một tình cảm mới mẻ trong sáng là một tình yêu chớm nở chƣa thành hình. Tùng mang tình cảm đó vào cuộc kháng chiến để làm niềm tin, làm động lực mong ngày trở về quê nhà. Anh đâu biết rằng con đường về nhà lại vời vợi, xa xôi đến vậy. Tùng nghẹn ngào. Cay nghiệt cho đời, khi nhớ lại quãng thờ gian mình còn ở bên gia đình, bên mối tình đầu chớm nở. Giữa muôn vàn sự lựa chọn Tùng chọn khoác lên mình màu áo xanh đi làm nghĩa vụ quốc tế, trong khi bạn bè chọn đi du học bên bầu trời khác. Nhƣng khi ra đi anh đâu có ngờ đƣợc chiến tranh lại tàn nhẫn nhƣ vậy: “Tùng cay đắng nhận ra rằng mình không sung sướng hạnh phúc như những thằng bạn đang dập dìu bạn gái bên dòng sông Đa- núyp xanh, sông Von – ga, dưới đêm trăng Matxcova, hoặc ngồi dưới tượng Sô-phanh…”[38; tr. 581].
Với những người lính quân tình nguyện Việt Nam, tác giả chỉ dành riêng một chương để miêu tả về cảnh chiến đấu của các anh trong một lần bị địch vây. Còn lại bóng dáng hình ảnh của các anh ẩn hiện trong từng lời kể kí ức của Tùng. Chỉ vậy thôi Sương Nguyệt Minh cũng đã làm dấy lên trong lòng người đọc niềm thương cảm sâu sắc về số phận của những người lính chiến đấu trên đất bạn. Họ là những người chiến sĩ ngoan cường, bất chấp hi sinh bám trụ giữa lòng địch để mong ánh sáng văn minh đƣợc trở lại với những người dân vô tội đất bạn. họ phải chiến đấu với sự ấu trĩ về nhận thức của kẻ thù, đấu tranh vừa kiên quyết vừa khô khéo với kẻ địch mưu mô, xảo quyệt, vừa khát máu dã man. Sương Nguyệt Minh đã có những trường đoạn viết về giọng cảm thương sâu sắc về sự hi sinh của anh đại đội trưởng Du cùng bao chiến sĩ cách mạng kiên trung khác. Trong cuộc chiến đấu ác liệt, sự hi sinh của cả phía “ta” và “địch” là điều thường thấy, nhưng có những sự hy sinh, những cái chết khiến người đọc day dứt, thương xót, đớn đau. Xuyên
suốt Miền hoang người đọc bị ám ảnh bởi những cái chết không toàn vẹn thân xác. Có lẽ đây là sự thảm khốc của chiến tranh, điều mà từ trước tới nay số lƣợng tác phẩm đề cập tới còn hiếm. Những cái chết ở nơi đất khách không đƣợc toàn vẹn thân xác vì bom mìn vì bị thú dữ ăn thịt “chỉ còn một ống chân trong chiếc giày thêu chữ Du” nghe thật bi thương và xót xa. Tác giả đã dùng giọng điệu cảm thương xót xa, những hình ảnh bi tráng để nói lên cái bi hùng của cuộc chiến không cân sức giữa ta và địch giữa lòng dũng cảm và đê hèn.
Số phận của những con người trong chiến tranh là điều được nhà văn quan tâm. Mỗi cuộc đời dường như đều có phần “không trọn vẹn” bởi sự tồn tại của cuộc chiến: Người con gái bị cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh, bị chà đạp cả về thể xác và tâm hồn, một cậu thanh niên chƣa biết mùi đời đã cầm súng ra trận. Hay ngay cả những tên lính áo đen xuất hiện trong tiểu thuyết cũng không có một cuộc sống trọn vẹn: một kẻ nhút nhát, tự ti sợ bị mang ra làm trò đùa khát khao đƣợc thể hiện mình, có đƣợc quyền lực, một kẻ chỉ sống cho bản năng sinh tồn, hoang dã bằng những bữa ăn qua ngày tin vào quy luật “mạnh đƣợc yếu thua”… Nhà văn sử dụng giọng điệu của mình khiến bạn đọc cũng phần nào cảm thương với cả những nhân vật phản diện trong cuộc chiến. Âu cũng là do hoàn cảnh chiến tranh chi phối. Thì ra chiến tranh không chỉ là sự máu lửa, sự tàn phá mất mát… mà nó còn len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống để phá hoại những hạnh phúc bình thường nhất của con người, có khi bắt con người ta phải trở thành kẻ tha hóa khác với bản chất của mình..
Khai thác tính chất bi kịch này không phải là bi quan hay là một cái nhìn một chiều phấn diện về chiến tranh mà đó là sự thật. Và cái giá trị phổ quát của nó cao hơn ý nghĩa tả thực, nó hướng tới một điệu khúc: chúng ta phải trả giá bằng máu để có những ngày tự do nhƣ ngày hôm nay, những người sống ở ngày hôm nay phải biết ơn những người ngã xuống, phải biết trân trọng quá khứ và giữ gìn hòa bình. Chiến tranh là thế, nếu chỉ nhìn vào
ánh hào quang chiến thắng thì làm sao có thể thấy đƣợc những bi kịch xót xa đến vậy.
3.2.3. Giọng điệu tra vấn hoài nghi
M. Bakhtin từng cho rằng tiểu thuyết là thể loại mà tinh thần của nó
“luôn luôn có sự nhân thức lại, đánh giá lại mọi thứ” nghĩa là nó luôn có sự hoài nghi, luôn dặt ra những câu hỏi đòi hỏi người ta phải suy nghĩ, tìm tòi, nhận thức. Nguyễn Thị Bình trong Vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975 cho rằng: “Có thể ở một khía cạnh nào đó, giọng hoài nghi là khúc xạ của tâm lý thất vọng, là “âm vang của một xã hội”
nhƣng trên bình diện hình thức ngôn ngữ nó cũng có thể là khát vọng về chân lý, thái độ bình đẳng và tin cậy của nhà văn đối với bạn đọc” [8; tr. 121]
Trong Miền hoang giọng tra vấn, hoài nghi xuất hiện khi nhân vật đứng trước những sự kiện không tin đƣợc dù đó là sự thật: “Chả biết đâu mà lần”; “biết bao nhiêu” “Thế là thế nào?” Chả lẽ”…
Miền hoang được viết lên dưới nhiều điểm nhìn khác nhau và mỗi điểm nhìn lại tạo cho lời văn trần thuật vọng ra từ nội tâm nhân vật mang đậm sự hoài nghi, giọng tra vấn. Bản thân sự hoài nghi đã là câu hỏi lớn, chúng đƣợc tái hiện trong tác phẩm giữa người kể chuyện với nhân vật, giữa nhân vật với nhau và đặc biệt là nhà văn và độc giả. Đó cũng là cách mà người kể chuyện khéo léo đưa người đọc tiến gần với quá trình đồng sáng tạo tác phẩm văn học. Những đoạn văn chứa đựng sự hoài nghi được Sương Nguyệt Minh sử dụng với mật độ dày đặc: Tùng là nhân vật chứa đựng nhiều sự hoài nghi nhất, có lẽ bởi đối với những người bạn cùng đường anh là một kẻ ngoại đạo, khác tiếng nói, là một tên tù binh sự sống nằm trong tay của kẻ khác, nên anh luôn hoài nghi trước một hành động nào khác lạ của người khác. Trước hành động Sa Ly có ý định giải cứu cho mình, anh đã nghi ngờ cô y tá câm này có một ý định gì đó nên hoài nghi và khiến cho cô gái câm không khỏi e ngại. Tùng nghĩ: “Sao tử tế thế nhỉ? Cái điệu bộ van lơn ấy khiên tôi hãy trốn thật lẹ, thật
khéo…Suốt cuộc chiến tranh chống bọn Lon Nol, quânn giải phòng Việt Nam viện trợ gạo và muối, vũ khí đạn dƣợc, huấn luyện tác chiến cho quân đội Khmer đỏ, củ sắn chia đôi ca nước uống cùng. Vậy mà đùng một cái chúng quay lưng đánh lại bạn thầy. Phản trắc không phải là tính cách của người Khmer, nhƣng tình thế nào, hoàn cảnh nào, nguyên nhân sâu xa nào khiến bọn Khmer Đỏ thay lòng đổi dạ, lật lọng bỏ bạn giữ đường rồi biến bạn thành thù? Chả tin đƣợc cái cô Sa Ly này” [38; tr. 117]. Tùng đã tự tra vấn mình và suy nghĩ lại về mối quan hệ cũng như tính cách của người Khmer để hoài nghi lời nói của cô gái câm. Đó là khi mới bắt đầu hành trình, càng về sau càng chứng tỏ Sa Ly là một cô gái lương thiện và cũng là người bạn tốt thực sự với Tùng trong suốt hành trình vƣợt khỏi Miền hoang. Khi bất ngờ gặp lại chiếc balo sau bao ngày lưu lạc của mình Tùng lại hoài nghi về sự xuất hiện của một người nào đó ngoài bốn người họ:“Chả lẽ có con khỉ, con tinh tinh, dã nhân hay kẻ nào đó lấy chộm balo của anh? Chả nhã nó lục trong balo, lấy lương khô của anh rồi chén một cách ngon lành khiến anh phải chịu cảnh đói khát, dở khóc dở mếu thế này?” [38; tr. 243]. Trong cuộc hành trình Miền hoang, Tùng gặp không ít những tình huống dở khóc dở cười. Từ một cậu học sinh trong sáng, Tùng phải chứng kiến những việc làm hết sức bản năng của con người. Tận mắt chứng kiến cảnh Rô hiếp Sa Ly hay Lục Thum lấy thân xác của Sa Ly để làm liều thuốc giảm đau cho mình. Với bản năng của một người đang tuổi trưởng thành, Tùng không tránh khỏi những tò mò nhất định, tuy nhiên trong suy nghĩ còn e ngại thẹn thùng, chính vì vậy Tùng không dám nhìn mà chỉ nghe tiếng động, nhìn cỏ cây rung là tự đặt câu hỏi hoài nghi trong lòng. Chính sự hoài nghi đã tạo nên những tình huống bất ngờ cho toàn bộ tiểu thuyết.
Với nhân vật Rô và Lục Thum, giọng điệu tra vẫn hoài nghi chủ yếu ở những phần hai nhân vật này toan tính những vấn đề sống còn bản năng cho bản thân mình. Rô một kẻ chỉ biết đến lợi ích trước mắt, và một lòng tin tưởng
vào Ông Lớn vào chế độ xã hội chủ nghĩa “không cần trí thức”. Sauk hi thắc mắc không hiểu Ông Lớn giữ lại mạng sống của tên tù binh để làm gì và đƣợc Ông Lớn nói bóng gió về việc ăn thịt lẫn nhau để tồn tại thì hắn ngầm nghĩ rằng: “Vậy là thằng tù binh nhƣ một đồ ăn dự trữ?” [38; tr. 253]. Câu hỏi thể hiện sự hoài nghi của nhân vật tuy nhiên cũng cho người đọc thấy được bản chất dã man của quân đội Pol Pot. Bị trở thành gánh nặng của đồng đội, tuy nhiên Lục Thum có một cái đầu sáng suốt, từng trải. Trên tay cầm một khẩu súng mà không ai biết còn bao nhiêu đạn và đó chính là lí do vì sao Lục Thum vẫn nắm quyền chỉ huy của đám tàn quân. Tuy nhiên khi cái đói cái khát đã quá khắc nghiệt, lúc này mạng sống của mỗi người đề nằm ở miếng ăn, ngụm nước, thì Lục Thum lại có nỗi lo bị bỏ lại rừng hoang và trong lòng xuất hiện những hoài nghi lo lắng liệu rằng những kẻ dưới quyền của mình có bỏ mình lại nơi Miền hoang này không. Giọng điệu tra vấn hoài nghi tái hiện những băn khoăn, trăn trở dằn vặt của nhân vật, bắt nhân vật phải trả lời, độc giả phải trả lời. Giọng tra vấn của Miền hoang xuất hiện khi hướng vào bản thân mỗi nhân vật, thôi thúc sự suy tƣ và qua giọng điệu này chân dung tâm hồn con người được hiện lên một cách cụ thể hơn, sinh động hơn. Hệ thống ngôn từ với giọng điệu tra vấn đã góp phần làm hiện lên những tâm hồn suy tƣ một cách chân thực nhất, sống động nhất. Tất cả những hoài nghi đời thương của nhân vật được dưa vào trong tác phẩm một cách tự nhiên. Trong quãng đường vượt Miền hoang, mỗi người đều mang một suy nghĩ riêng, một toan tính riêng về quyền lợi và mạng sống của mình. Chính vì vậy giọng điệu tra vấn có thể khiến người đọc thâm nhập vào tầng sâu nhận thức của nhân vật và hoài nghi: Phải chăng vì giữ mạng sống của mình mà con người có thể vô tình, tàn nhẫn vói nhau đến vậy?
Miền hoang là khúc thương ca, tâm ca hãi hũng bi thảm về cuộc sông và cõi chết, về quá khứ và tương lai. Để tạo ra giọng tra vấn, Sương Nguyệt Minh đã sử dụng hàng lại những tính từ có tính chất phỏng đoán, những từ để
hỏi “Chắc là‟, “có lẽ là”, “chẳng hiểu”…; những cụm từ khẳng định sự bất lực
“khó có thể biết”, “chẳng biết”… Có thể nói, ở một khía cạnh nào đó, giọng hoài nghi tra vấn là khúc xạ tâm lý thất vọng, là âm vang của một khủng hoảng xã hội – thảm họa diệt chủng chƣa từng có. Nhƣng về hình thức ngôn ngữ nó cũng là thái độ bình đẳng và tin cậy của nhà văn đối với bạn đọc. Với giọng tra vấn bên cạnh việc tạo ra ấn tượng về việc con người không làm chủ được hoàn cảnh, là nạn nhân của hoàn cảnh, Sương Nguyệt Minh còn muốn nói rằng: Có rất nhiều điều trong cuộc sống còn là bí mật đối với con người.
Con người không những phải tìm câu trả lời cho chính những việc mình làm, những hành động, những suy nghĩ của mình. Giọng tra vấn trong Miền hoang không phải là tiếng nói lạc điệu, nó xuất hiện nhƣ một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển không ngừng của văn học Việt Nam thời đổi mới.
3.2.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình nhận xét: “Hứng thú nghiên cứu đời sống và trình bày trải nghiệm cá nhân cũng thái độ hoàn toàn tự tin về mình đã đem lại giọng điệu từng trải, chiêm nghiệm” [8].
Đối với mỗi nhà văn, tác phẩm luôn đƣợc coi là nơi trò chuyện, tâm tình về các vấn đề trong cuộc sống, cái hiện thực của cuộc sống, con người luon là điểm xuất phát cho những ý tưởng, những suy nghĩ, những triết lí của nhà văn.
Chất giọng triết lí luôn gắn với sự từng trải, bởi triết lí chính là những gì đƣợc đúc kết qua năm tháng. Giọng điệu triết lí thấy ở những nhà văn trẻ tuổi sôi nổi, nhƣng nó lại là điều không thể thiếu ở những nhà văn đã chịu nhiều thử thách của thời gian. Nó nhƣ thứ men say đã lắng lại, luôn hấp dẫn, lôi cuốn người đọc ở bất cứ thế hệ nào.
Thực ra, văn học thời kỳ đổi mới với ý thức nhận thức lại hiện thực nên chứa đựng rất nhiều băn khoăn trăn trở của nhà văn trước cuộc đời và con người. Sự băn khoăn trăn trở ấy đã thành giọng chiêm nghiệm đầy tính triết lý trong văn Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp… và đƣợc tiếp nối ở các nhà văn