CHƯƠNG 2. NGƯỜI TRẦN THUẬT VÀ KĨ THUẬT TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN HOANG CỦA SƯƠNG NGUYỆT
2.1.2. Người trần thuật ngôi thứ ba
Bên cạnh việc trần thuật ngôi thứ nhất, trong tiểu thuyết Miền hoang, Sương Nguyệt Minh đã tận dụng triệt để những ưu thế của lối kể chuyện ngôi thứ ba. Người kể chuyện có khi là nhân vật đặt ngoài câu chuyện. Người kể chuyện hòa vào nhân vật để kệ lại câu chuyện dựa vào giác quan, vào sự cảm nhận về thế giới. Câu chuyện đời sống đƣợc diễn ra tự nhiên qua lời kể của một người kể chuyện “vô hình”, được coi là “thượng đế toàn thông” trong tiểu thuyết truyền thống. Anh ta biết mọi thứ cần biết về nhân vật, sự kiện, hoàn toàn di chuyển tự do theo ý muốn trong không gian thời gian và chuyển dời từ nhân vật này sang nhân vật khác. Anh ta bao quát hết mọi diễn biến của câu chuyện đã xảy ra trọn vẹn và thuật lại với chúng ta. Với quan điểm trần thuật này, câu chuyện được kể dưới nhiều góc độ nhiều quan điểm và nhiều cách lí giải khác nhau tạo nên tính chân thực, khách quan, lôi cuốn người đọc, đồng thời giúp nhà văn mở rộng tối đa chân trời sáng tao của mình. Đây là mô hình tự sự có từ truyền thống, trong văn học đổi mới ở Việt Nam, các nhà văn rất ƣa thích lối kể hiện đại từ ngôi thứ nhất và hăng hái thể hiện sự cách tân trong
lối kể chuyện này, nên không ít người xao lãng và “bỏ quên” lỗi kể từ ngôi thứ ba. Tuy nhiên điểm đáng nói là từ hình thức truyền thống đó Sương Nguyệt Minh đã có những sáng tạo mới mẻ của riêng mình để tạo nên sức hút riêng, thể hiện rõ trong Miền hoang.
Nhìn vào hệ thống người kể chuyện trong tác phẩm, ta thấy hứng thú mà tác giả dành cho lối kể chuyện ngôi thứ ba là không hề nhỏ. Trong 88 chương tiểu thuyết có đến 25 lần người kể chuyện “ẩn mình” đóng vai trò là người nhìn từ bên ngoài khách quan và đã thâu tóm toàn bộ cuộc chiến tranh cứu nước Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, cũng như xoay quanh cuộc đời của bốn nhân vật đi lạc rừng Miên khốn khổ. Cái tài của Sương Nguyệt Minh chính là ở chỗ luôn thể hiện sự đan cài khéo léo, người trần thuật ngôi thứ ba vào những chương mang cái nhìn khách quan về cuộc chiến tranh và nhân vật. Ngay từ chương mở đầu, người kể chuyện “ẩn mình” đã cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết, khách quan và trung thực để tạo tâm thế tiếp nhận tác phẩm:
“Bọn học có bốn người Mệt dỉu dả.
Các khuôn mặt hốc hác. Thân hình tàn tạ. Bước thấp bước cao thất thểu. Thời gian đói khát quá lâu đã đánh gục cái vẻ nhẫn nại gồng mình chịu đựng khi sức người có hạn” [38; tr. 5].
Những câu văn đầu tác phẩm, người kể giấu mình đã cung cấp những hình ảnh khách quan đầu tiên về các nhân vật chính mà tiểu thuyết xoay quanh, qua những từ ngữ giàu chất gợi hình, có tác dụng kích thích tính hiếu kì của bạn đọc rất lớn. Tiếp theo người trần thuật giấu mình tiếp tục lí giải bằng những hình ảnh về Campuchia, suốt chục năm trời quằn quại bởi chiến tranh diệt chủng tàn phá: “Phnom Pênh nhƣ một thành phố chết rỗng, không người” [38; tr. 6]. “Xác người cứ dầy thêm” [38; tr. 7]. Những chi tiết hình ảnh xuất hiện ngay từ mở đầu tác phẩm đã có sức ám ảnh hết sức lớn đối với
bạn đọc, khiến bạn đọc muốn khám phá ngay thế giới bên trong câu chuyện đầy hấp dẫn. Chính hình thức kể mở đầu câu chuyện với một điểm nhìn bên ngoài khách quan đã thâu tóm đƣợc toàn bộ câu chuyện.
2.1.2.1. Người trần thuật ngôi thứ ba luôn xuất hiện đúng lúc, đúng hoàn cảnh.
Người trần thuật ngôi thứ ba luôn xuất hiện đúng lúc, đúng những hoàn cảnh cần một cái nhìn khách quan bao quát về cảnh vật từ đó nói lên tâm trạng của từng nhân vật trong chuyến đi không mong muốn. Ở chương 13, sau một vòng để các nhân vật của mình dẫn dắt câu chuyện, Sương Nguyệt Minh lại đan cài người trần thuật ngôi thứ ba vào tạo nên cái nhìn tổng thể, không gian và con người nơi rừng núi hoang vu.
“Đêm trăng đỏ mờ sáng.
Lại có sƣng rơi trong mùa khô mới lạ. Hẳn là khu đất rừng này đang chứa một điều gì đó bí ẩn kì diệu. Ví như một hồ nước ngầm một mạch nước ngầm chẳng hạn đang chờ một thời điểm để ... vỡ ục, trào phun lênh láng nước là nước. Hơi nước từ lòng đất bốc lên? Sương bắt đầu rơi lộp bộp” [38;
tr. 100].
Đan xen giữa những dòng suy nghĩ căng thẳng của mỗi nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba tiếp tục đưa vào những cái nhìn về con người nhỏ bé giữa sự vô cũng của thiên nhiên nơi rừng Miên hoang vu, bí hiểm. Trong không gian đó: “Ông Lớn đã qua cơn mê man, mụ mị, y nằm ngửa, hai chân bất động, thỉnh thoảng rên đau. Máu và dịch vẫn còn thấm ƣớt hết băng gạc”.
“Cô y tá câm thức, âm thầm ngồi canh gác, khẩu súng AK báng gấp tựa vào vai, một tay bó gối còm cõi suốt đêm trường”.Gã lính áo đen ngỗ ngược
“ngáy nhƣ kéo bễ lò rèn”. “Tùng ngồi co ro bên gốc cây dầu cổ thụ” [38; tr.
101] tọng vào họng nắm cơm vắt thấm mồ hôi hơi chua để chống đói và rồi nhớ đến anh Du. Sử dụng lối kể từ ngôi thứ ba, nhưng Sương Nguyệt Minh thường kết hợp điểm nhìn từ nhiều đối tượng để nắm bắt một cách chính xác
bản chất của cuộc sống. Ngòi bút của Sương Nguyệt Minh như một góc máy quay rộng, không chỉ nhìn thấu thiên nhiên vạn vật để từ đó đi sâu vào tâm trạng của bốn con người khốn khổ - nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa.
2.1.2.2. Người trần thuật ngôi thứ ba xuất hiện với cả điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong.
Cứ cách vài chương lại là chương của người trần thuật ngôi thứ ba, thoạt đầu người trần thuật ngôi thứ ba xuất hiện với điểm nhìn bên ngoài, nhưng càng đi vào sâu trong truyện thì hình tượng người trần thuật ngôi thứ ba xuất hiện với điểm nhìn bên trong càng dày đặc. Trong đó thường xuyên xuất hiện hiện tượng lời người trần thuật xen lẫn lời nội tâm của nhân vật. Người trần thuật tựa vào cảm nhận, suy nghĩ, phạm vi ý thức của nhân vật về thế giới xung quanh để kể chuyện. Khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật rất gần, anh ta hiểu về nhân vật nhƣ nhân vật hiểu biết về nó. Những đoạn miêu tả tâm lí nhân vật được bố trí dày đặc trong những phân cảnh của người kể chuyện ngôi thứ ba: “Cô y tá câm lặng người. Không phải lần đầu tiên cô y tá câm nghe ngôn ngữ thô tục bôp chat này, trong cảnh đường cùng chẳng biết thương nhau lại còn sát phạt. Cô bỏ đi đến đám cỏ bên cạnh ngồi, trân trân nhìn cái mặt thƣ sinh (…). Lạ thật nắng mƣa trận mạc không làm cho anh lính Việt thành người từng trải, tầm tã, dãi dầu. Sao lại có gương mặt quen quen đến thế? Cô y tá câm nhắm mắt lại, không dám nghĩ tiếp” [38; tr.72].
Thậm chí người kể chuyện ngôi thứ ba còn nắm bắt được cả những suy nghĩ ẩn chứa trong nội tâm của nhân vật: “Tức giận và ấm ức trong lòng đã dịu đi, nhƣng cũng phải cảnh giác để tránh những cú bạo hành bất ngờ. Tùng nghĩ:
… Đền đài còn tan nát bởi bọn u tối hoang dã thì cái số phận lính thất trận bọt bèo cũng chả khác cái lƣỡi lê tuốt trần” [38; tr. 75]. Nỗi uất ức, tủi nhục và cơ cực của anh lính tình nguyện Việt Nam mới vào chiến trường: “Ứa nước mắt. Tùng ngồi dậy ôm bàn chân tưởng như bị gãy lặt ra. Nhức nhối, cơ cực làm sao! Cha mẹ ơi! Sao con khổ thế này!” [38; tr. 207].
Ở Miền hoang người trần thuật ngôi thứ ba có hiểu biết rất rõ về nhân vật Tùng – nhân vật trung tâm của tác phẩm. Trong những phân cảnh của người kể chuyện ngôi thứ ba, độc giả thường xuyên bắt gặp dòng ý thức của Tùng, thậm chí cả những giấc mơ, những kí ức về tuổi thơ của nhân vật:
“Trong mê man, Tùng mơ thấy mình đang ở nhà trong đêm trước ngày nhập ngũ…” [38; tr. 358]; “Giấc ngủ trôi đi và giấc mơ chợt đến. Tùng trôi vào không gian khu đền tháp đổ nát hoang tàn…” [38; tr. 381]. Đồng thời thấy đƣợc những suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhân vật về lịch sử, về chiến tranh và lẽ sinh tồn. Trong cuộc chiến tranh ác liệt ấy, kẻ yếu liệu có tồn tại đƣợc không? Cái thiện còn đất sống không? – đó là những trăn trở của nhân vật Tùng: “Anh tự giận mình: sao không nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra với cô gái sau khi trốn chạy. Nhƣng rồi anh lại tự nhủ: làm thằng lính chiến không nên ủy mị, yếu đuối nửa vời. Chiến tranh là mạnh đƣợc yếu thua. Phải biết trân trọng từng giọt sống, nhƣng cũng phải biết tận dụng mọi cơ hội sống. Đôi khi trong chiến trường con người phải ác để tồn tại, thì cái thiện ở chiến trường có đất sống không?” [38; tr. 241]. Lúc này điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn nhân vật nhập làm một. Người kể chuyện đại diện cho nhân vật thể hiện những cung bậc cảm xúc, những suy nghĩ thầm kín trong lòng. Người kể chuyện trở thành tri kỉ của nhân vật, tỏ ra thấu hiểu nhân vật nhiều nhất và có khả năng lột tả những tầng bậc sâu xa trong tâm hồn nhân vật.
Nhƣ vậy nhân vật trong tiểu thuyết Miền hoang đƣợc nhìn từ nhiều góc độ, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần, từ chính bản thân nhân vật – người kể chuyện xưng “tôi” đến người kể chuyện ngôi thứ ba (vô nhân xưng). Chính điều này có thể bộc lộ những khía cạnh tâm lí phức tạp. Khi lựa chọn cho mình điểm nhìn bên trong, tập trung vào đời sống bên trong của nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba muốn lột tả đến tận cùng những xung động tinh tế, phong phú trong nội tâm của nó. Song cách hiệu quả nhất để chuyển tải những xung động ấy đến người đọc là tạo ra một sự giao cảm tuyệt đối thông
qua cách miêu tả tinh tế, giàu sức biểu hiện, hơn là thuật tả chi tiết, dài dòng những diễn biến tâm lí của nhân vật. Vì vậy, người kể đã chọn cách kể lại câu chuyện của mình bằng việc thể hiện những ý thức song hành đan xen, hòa quyện vào nhau, kết hợp với ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc… cùng nhịp kể chậm, ngắt quãng. Sự kết hợp này giúp tạo nên những ấn tƣợng sâu sắc, khơi dậy khả năng liên tưởng phong phú nơi người đọc.
Lời nửa trực tiếp thường xuyên được vận dụng trong phân cảnh, trong hệ thống lời kể của người trần thuật ngôi thứ ba ở tác phẩm này.
“Tùng lặng lẽ cúi đầu nhẫn nại. Cảm giác đau tức, thù giận, và sợ hãi đan xen lẫn lộn” [38; tr. 71].
“Ứa nước mắt. Tùng ngồi dậy ôm bàn chân tưởng như bị gãy lặt ra.
Nhức nhối. Cơ cực làm sao! Cha mẹ ơi! Sao con khổ thế này!” [38; tr. 207].
“Tùng giật nẩy mình. Lui lại nhƣ chạm phải lửa, chả lẽ lại trật mông trắng hếu rồi chổng lên cho cô gái câm bôi thuốc?...” [38; tr. 184].
Những lời kể dạng này thể hiện rất rõ sự xâm nhập của ý thức nhân vật vào trong ý thức và cách kể của người kể chuyện ngôi thứ ba. Đôi khi người đọc cảm nhận được sự thống nhất giữa người kể và nhân vật.
Ngoài ra, trong Miền hoang ta còn thấy người kể chuyện nhiều lần bộc lộ thái độ và quan điểm chủ quan của bản thân thông qua những lời bình luận ngoại đề mang đậm tính triết lí về nhân sinh, thế sự. Nhƣ đoạn văn sau: “Cuộc đời nhiều khi rất trớ trêu và phi lí. Quy luật sinh tồn chẳng biết xô đẩy nhau thế nào để dẫn đến những thảm cảnh một gã người Hoa với một anh người Việt khiêng nhùng nhằng một thằng Khmer Đỏ! Cứ nhƣ một trò hề ở sân khấu nhân loại khi các sắc tộc luôn tìm cách săn đuổi thanh toán nhau triền miên hàng ngàn năm chƣa bao giờ dứt. Quy luật mạnh đƣợc yếu thua, văn minh chiến thắng man rợ không phải bao giờ cũng đúng, ít ra là trong hoàn cảnh cụ thể này” [38; tr. 493]. Những lập luận, triết lí này của người kể chuyện thể hiện những ƣu tƣ trăn trở của nhà văn về những vấn đề của đời sống. Nhìn
chung lại, sự đối thoại của nhƣng ý thức độc lập (bốn nhân vật xƣng “tôi” – ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) đã buộc độc giả phải ngẫm nghĩ trước những suy nghĩ hàm súc. Điều đó làm gia tăng tính đa nghĩa cho hình tƣợng nghệ thuật.
2.1.2.3. Người trần thuật ngôi thứ ba có ưu thế trong việc trần thuật câu chuyện một cách khách quan.
Người trần thuật ngôi thứ ba không xuất hiện trực tiếp xưng “tôi” cũng không có cuộc đời số phận cụ thể trong tác phẩm mà chỉ thấp thoáng đứng sau để dẫn dắt câu chuyện. Tuy không gợi ra đƣợc sự trải nghiệm trực tiếp nhƣng lối kể chuyện này có ƣu thế riêng trong việc trần thuật một cách tự nhiên khách quan và cả việc cung cấp những thông tin bổ ích về nhân vật, những sự dẫn dụ cần thiết. Khi Sa Ly tạo điều kiện cho anh lính quân tình nguyện Việt Nam đƣợc giải thoát, tác giả không để cho nhân vật trực tiếp nói lên những cảm xúc lẫn lộn, băn khoăn “trốn hay không trốn” của mình nữa, mà để người kể chuyện giấu mình bắt đầu một chương mới với hình ảnh dẫn dụ bạn đọc:
“Viên chỉ huy bị thương được chất lên vai gầy của cô gái câm... đi trước. Như con nhái bén cõng ễnh ƣơng. Thân mảnh mai gồng lên cõng cái bị thịt đang đến ngày thối hoắc. Đôi chân nhỏ cố bám chắc từng bước đi và hai đầu gối mỏi chồn dần. Và gương mặt đang tái đi, nhẫn nại, chịu đựng...” [38; tr. 217].
Vậy là đám người khốn khổ chỉ còn lại ba người, Tùng đã quyết định thoát khỏi thân phận tù binh sau những suy nghĩ giằng xé trong tâm trạng. Và dĩ nhiên với lối kể này, người kể sẽ không “bỏ rơi” bạn đọc, mà kiên trì dẫn dắt, nhƣ một nhân chứng trung thực chứng kiến sắc thái trên khuôn mặt của các nhân vật. Trước những lời tục tĩu, chửi rủa của tên lính áo đen, vì nghi cô đã thả Tùng ra, Sa Ly vẫn điềm nhiên, bình tĩnh: “Ngƣợc lại, Sa Ly vẫn lặng lẽ âm thầm, nhẫn nhục chịu đựng. Lặng phắc. Vô cảm. Không một tiếng u ơ phản ứng, không một nét cau mày tỏ ra khó chịu. Cứ nhƣ là miệng ai nói người đấy nghe.” [38; tr. 218] Thái độ thờ ơ này của cô y tá câm đã khiến mối
quan hệ đồng bọn trở nên căng thẳng hơn lúc nào hết, xung đột mâu thuẫn cứ tích trữ dần và “Chẳng khác gì trận bão nhiệt đới đang hình thành tích gió, chờ đến đỉnh điểm là quật khởi nổi bão giông”.Do lối kể ngôi thứ ba mà câu chuyện đƣợc hiện lên một cách khách quan, đồng thời những vấn đề nảy sinh dẫn đến tình trạng mâu thuẫn trong đám tàn quân Pôl Pốt cũng đƣợc nhìn nhận một cách trực diện nhất.
Khi trần thuật ngôi thứ ba, bên cạnh việc chọn điểm nhìn từ bên ngoài mang tính khách quan, Sương Nguyệt Minh còn kết hợp với điểm nhìn bên trong để hóa thân vào nhân vật, trải nghiệm những cảm xúc, những nỗi niềm, những đau đớn và những day dứt nhân vật phải nếm trải tạo độ chân thật cho truyện kể. Điều này giúp cho việc khắc họa tính cách nhân vật này một cách chân thực toàn diện nhất. Ta có thể bắt gặp việc sử dụng điểm nhìn này ở trong 25 chương truyện đã nói trên. Ở chương thứ 38, khi ngã xuống hố kh‟la, nhà văn nhƣ “đi guốc trong bụng” gã lính áo đen để miêu tả những trạng thái hoang mang, sợ hãi “vã mồ hôi” của hắn: “Thằng Rô nhƣ trời đày. Ngồi bệt dưới hố chờ chết, gã bất lực và cứ nghĩ mông lung. Đôi lúc tự dặn mình không nghĩ nữa. Nhưng, cứ ngìn thấy nửa gióng xương đùi lại nghĩ đến cái chết của con mụ Dên cave, cứ nhìn xung quanh thành đất dựng là tưởng tượng ra con cọp lồng lộn dưới đáy hồ”[38; tr. 287]. Cứ như vây, có thể thấy khoảng thời gian rơi xuống hố kh‟la là lúc thằng Rô đƣợc sống thật với chính bản thân mình nhất, Ngôi kể thứ ba đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trong hoàn cảnh này và chuyển giao ngòi bút cho bản thân nhân vật tua chậm lại thước phim kí ức tưởng đã rơi vào quên lãng của gã lính áo đen cộc cằn. Gã nhớ lại khoảng thời gian ở trại tị nạn Bô Rai, nhớ lại công việc dắt gái của mình và ám ảnh nhất là nhớ lại mình đã giết hại mụ Dên nhƣ thế nào. Những mảnh kí ức đó đã khiến Rô hoảng sợ đến cực độ, lo sợ mụ Dên trở về báo thù mình, và con người khô cằn, ngỗ ngược trong gã đã bắt đầu biết thế nào là “sợ vã mồ hôi”, biết sợ cái chết. Với Tùng, khi để ngôi thứ ba xâm nhập vào trong tâm can con