Kĩ thuật tổ chức điểm nhìn không gian, thời gian

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết miền hoang của sương nguyệt minh từ góc nhìn trần thuật học (Trang 73 - 80)

CHƯƠNG 2. NGƯỜI TRẦN THUẬT VÀ KĨ THUẬT TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN HOANG CỦA SƯƠNG NGUYỆT

2.2. Kĩ thuật tổ chức điểm nhìn

2.2.1. Kĩ thuật tổ chức điểm nhìn không gian, thời gian

Trong Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử khẳng định: “Điểm nhìn là vị trí của chủ thể trong không gian, thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể đƣợc nhìn” [45]. Thật vậy, không gian thời gian là môi trường không thể thiếu cho sự tồn tại của thế giới nghệ thuật cũng nhƣ của nhân vật. Sự xuất hiện của nhân vật bao giờ cũng gắn liền với một khoảng không gian ấy để diễn tả những biến động của sự kiện, cuộc đời, con người hay những đổi thay của tâm lí, tính cách, số phận…

2.2.1.1 Kĩ thuật tổ chức điểm nhìn không gian

Khảo sát tiểu thuyết Miền hoang của Sương Nguyệt Minh, chúng tôi nhận thấy ông chủ tâm kiến tạo sự dịch chuyển từ không gian thực tại trần trụi đến không gian truyền kì và ngƣợc lại. Tạo ra không gian truyền kì, di chuyển điểm nhìn từ không gian ấy đến không gian thực tại để rồi lại di chuyển theo chiều ngƣợc lại là đặc điểm đã trở thành nét phong cách in đậm dấu ấn trong hàng loạt truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh. Trong Miền hoang, thực tại là một không gian tàn khốc. Đó là không gian của cuộc chiến tranh diệt chủng tàn ác: “Đất đá, mảnh gỗ, mảnh sắt, xác người. cánh tay, cẳng chân và thịt người rơi kêu bịch bịch… xào xào…” [38; tr.1]. Con người chính là nạn nhân của mƣa bom bão đạn, vũ khí hủy diệt không tha cho bất cứ ai dù là ta hay

địch hay người dân bình thường: “Cái xe kéo chạy sau lăn phải mìn, một quả kích nổ tiếp theo hai quả nữa. Đất cát, gỗ thùng, gỗ càng, con bò gầy và hai xác chết… tung lên trời, rồi rơi xuống bịch bịch.. lả tả” [38; tr.456]. Tiểu thuyết Miền hoang còn kể về một Campuchia trong bước đi lùi của ánh sáng văn minh mở ra một không gian mông muội, hoang dã, man rợ, người hóa thành mãnh thú lăn xả vào nhau mà đâm chém, bắn giết, “đứa sống sẽ phải ăn thịt đứa chết mà tồn tại” [38; tr.550]. Đó cũng là không gian của rừng rậm, đầm lầy, nắng thiêu đốt, hổ sói rình rập, cái chết hiện diện ở khắp nơi, có hàng trăm hàng nghìn kiểu chết, có những cái chết “phi lí”, “ngớ ngẩn” mà bi thảm, kên kên bay từng đàn chờ người chết để ăn thịt, xương người và xương thú đầy đường... Không gian ấy dược tái hiện trong tiểu thuyết của Sương Nguyệt Minh bằng muôn vàn chi tiết tả chân đến trần trụi: “Trước mắt bọn tao là gốc cây dầu, cỏ bị quần nát, hai đoạn xương ống bị róc hết thịt như chui ra từ đôi giầy vải bộ đội Việt Nam ở trong có hai cái bàn chân. Chung quanh là các dóng xương vương vãi và vết chân con kh’ la quần tanh bành rập nát cả một vùng cỏ cây. Cọp chƣa kịp ăn hai bàn chân còn sót lại trong giầy vải màu cứt ngựa, hay nó đã no bụng nên bỏ đi…” [38; tr. 148-149].

Trong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh, nếu không gian thực tại lúc nào cũng có nắng trời thiêu đốt, thì không gian truyền kì lại phủ đầy bóng đêm. Nó là sự đan bện của không gian huyền thoại và không gian giấc mơ. Có thể khẳng định việc Sương Nguyệt Minh khai thác các giấc mơ trong tiểu thuyết của anh là rất hữu dụng. Nó góp phần thể hiện nhân vật ở những góc độ khác nhau. Thêm vào đó giấc mơ làm chậm lại nhịp kể chuyện, tạo ra một không gian mới. Khảo sát tần suất xuất hiện giấc mơ trong tiểu thuyết Miền hoang, chúng tôi đưa ra bảng thống kê dưới đây:

STT Nhân vật mơ Số lần mơ

1 Lục Thum 3 lần

2 Rô 2 lần

3 Sally 1 lần

4 Tùng 10 lần

Từ bảng khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy trong Miền hoang, người mơ nhiều nhất là Tùng – nhân vật trung tâm trong tác phẩm. Trong giấc mơ, Tùng toàn gặp ác mộng. Đó là lẽ dĩ nhiên, bởi Tùng là một người lính trẻ mới vào chiến trường không lâu, đối mặt với sự khốc liệt của chiến tranh, miền rừng hoang dã Tùng vẫn không thể nào thích ứng đƣợc. Tùng sống trong cả hai không gian đó là không gian hiện thực (rừng hoang, chiến trận) và không gian hồi ức trở về bằng hình thức của những giấc mơ: “Tùng mơ thấy đang ở nhà mình trước ngày nhập ngũ. Áo thun in hình thần tượng Michael Jackson tóc rợp vai đang cầm cái đàn nghi ta hát pop, quần bò Levis mài mông và hai đầu gối. Nhà rộn tiếng người thân, và bà con hàng phố đền chia tay một chàng trai phố vào bộ đội”,[38] hay những giấc mơ về trở về tuổi thơ với những lần đá bóng, đi chơi với đám bạn ở Hồ Tây… Nhưng bên cạnh những hồi ức tươi đẹp đó là sự thực dữ dội mà Tùng đã trải qua ban ngày, trong giấc ngủ nó vẫn khôn ngừng ám ảnh Tùng, anh mơ thấy “đàn giòi bò nhung nhúc trên nền vãi võng ni-long, giòi rơi là tả trên cái chân bị thương bốc mùi của ông lớn” [38;

tr. 186], hay những giấc mơ về cái chết của đồng loại đặc biết là cái chết của anh Du – đại đội trưởng rất thân thiết với Tùng.

Còn ông lớn Lục Thum vì đau đớn, nhiều lần thiếp đi trong mộng mị, mê sảng. Trong cơn mộng mị ông ta trở về với những kí ức của hai mươi năm trước, khi được cán bộ Việt Nam đào tạo… Hay Sa Ly mơ ngay cả khi thức. Mà ác mộng chẳng qua là sự thực dữ dội từng trải nghiệm ban ngày, đêm đến lại hiện về trong giấc mơ. Từ huyền thoại, không gian tác phẩm tràn đầy âm lực ma mị cuốn hút người đọc bằng câu chuyện về Ma lai, người Rắn, người phụ nữ Ma lai hiện về phủ bóng đen lên nhiều trang tiểu thuyết. Câu

chuyện Ma lai khiến những người lính và bốn nhân vật duy nhất còn lại cũng hơi chờn chợn, nó còn ám ảnh trong cả giấc ngủ của họ.

“Ma lai là loại ma cổ cao ba ngấn có thể xoay đầu tách khỏi thân xác, rút ruột gan phổi ra ngoài. Ban đêm làm ma, những ban ngày Ma lai là một cô gái sinh sống bình thường, thậm chí lấy chồng đẻ con” (…) “Ban đêm, Ma lai tách đầu cổ khỏi thân xác, hai răng nanh dài ra nhƣ nanh lợn nòi, kéo theo tim gan phổi và bộ ruột lòng thong bay đi tìm phân người, hoặc phân súc vật để ăn..” [38; tr. 60, 61].

Vì thế, trong tiểu thuyết Miền hoang của Sương Nguyệt Minh không gian truyền kì và không gian thực tại hầu nhƣ không có sự đối lập. Với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật từ không gian thực tại sang không gian truyền kì, Miền hoang đã vẽ ra một bức tranh thế giới tàn khốc trong nỗi ám ảnh kinh hoàng của những người trực tiếp thể nghiệm chiến tranh.

Lục Thum vì đau đớn, nhiều lần thiếp đi trong mộng mị, mê sảng. Sa Ly mơ ngay cả khi thức. Mơ nhiều nhất vẫn là Tùng. Trong mơ, Tùng toàn gặp ác mộng. Mà ác mộng chẳng qua là sự thực dữ dội từng trải nghiệm ban ngày, đêm đến lại hiện về trong giấc mơ. Cho nên, ở đây, không gian truyền kì và không gian thực tại hầu nhƣ không có sự đối lập. Chuyển điểm nhìn trần thuật từ không gian thực tại sang không gian truyền kì, Miền hoang vẽ ra một bức tranh thế giới tàn khốc trong nỗi ám ảnh kinh hoàng của những người trực tiếp thể nghiệm chiến tranh.

Ngoài ra, trong Miền hoang còn có sự chuyển đổi điểm nhìn ở không gian văn bản. Toàn văn cuốn tiểu thuyết đƣợc chia thành 88 phần, cũng có thể gọi là 88 “tiết”. Không gian văn bản của “tiết” nào cũng đƣợc phân “lô”

(“locus”), chia thành hai “vùng”, hai “khu vực” (“region”), mỗi “khu vực” là không gian cƣ ngụ của một loại hình văn bản. Mở đầu mỗi “tiết” là một thông tin ngắn gọn. Văn bản chính yếu của tiểu thuyết chiếm giữ khu vực không gian trung tâm, nằm bên dưới không gian của văn bản thông tấn. Mỗi loại văn

bản có một câu chuyện riêng, thể hiện cái nhìn riêng đối với cuộc chiến ở Campuchia. Văn bản chính của tiểu thuyết kể câu chuyện về sự tự trải nghiệm chiến tranh của nhiều nhân vật khác nhau. Nó kể theo quan điểm tự bạch, bằng cái nhìn của người trong cuộc. Văn bản “thông tấn” kể chuyện về chiến tranh bằng cái nhìn của người ngoài cuộc. Nó kể chuyện bằng giọng quyền uy, chuyện nào của nó cũng có tham vọng vắt kiệt nghĩa đối tƣợng bằng một phát ngôn duy nhất. Miền hoang của Sương Nguyệt Minh gợi nhớ kĩ thuật ghép mảnh của nghệ thuật đương đại. “Chương” nào, “phần” nào của cuốn tiểu thuyết cũng là sự lắp ghép, sự chuyển đổi của hai mảnh không gian văn bản, điểm nhìn của “mảnh” này nhƣ giễu nhại, chọi lại cái nhìn của “mảnh” kia.

2.2.1.2 Kĩ thuật tổ chức điểm nhìn thời gian

Cùng với dịch chuyển điểm nhìn không gian, tiểu thuyết Miền hoang của Sương Nguyệt Minh còn hấp dẫn ở chỗ sự dịch chuyển khá đặc biệt điểm nhìn thời gian. Sự dịch chuyển điểm nhìn theo thời gian có liên quan chặt chẽ tới việc sắp xếp, kết nối sự kiện trong tác phẩm.

Mở đầu bằng điểm nhìn hiện tại, nhƣng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, nhà văn không dừng lại ở đó để nói chuyện hiện tại. Những lần hồi tưởng lại quá khứ của mỗi nhân vật đƣợc dùng nhƣ một cái cơ để dẫn dắt sự phát triển của cốt truyện. Trên nền hiện tại dòng hồi tưởng của nhân vật về quá khứ cứ dần dần hiện ra nhƣ không cố ý, ngỡ nhƣ vô tình song kì thực nó đều nằm trong dụng ý của nhà văn. Vì thế, tiểu thuyết Miền hoang luôn có sự đan xen, xáo trộn của các bình diện thời gian. Sự kết hợp đan xen và xáo trọn giữa các bình diện thời gian không những xóa bỏ đi sự đơn điệu trong cách kể chuyện mà còn tạo sự hấp dẫn riêng, đánh dấu sự đổi mới của Sương Nguyệt Minh so với văn học truyền thống. Trật tự “Tuần tự nhi tiến” trong tiểu thuyết truyền thống gần đã đƣợc thay đổi bằng không gian thời gian đa chiều soi rọi. Thủ pháp đảo lộn các bình diện thời gian, trong đó đặt vào điểm nhìn vào dòng hồi ức chiếm vai trò quan trong không những phù hợp với quy luật phát triển logic

tâm lí nhân vật, giúp cho người đọc có những cảm nhận sâu sắc, toàn diện hơn về những sự việc, sự kiện, về con người trong tác phẩm mà còn đem lại cho tác phẩm sức khái quát cuộc chiến tranh, khái quát số phận, khái quát tâm lí con người sâu sắc ngay trong một khoảnh khắc.

Trong tiểu thuyết Miền hoang, mỗi nhân vật đều đƣợc dành cho một vùng đất để hồi tưởng lại quá khứ một cách tự nhiên qua dòng hồi ức hoặc thâm nhập vào kí ức nhân vật làm sống lại quá khứ. Không phải dịch chuyển thời gian hiên tại – quá khứ nhƣ một công thức đơn thuần mà sự độc đáo của tiểu thuyết là điều khiển điểm nhìn lien tục di chuyển thời gian theo một sự đan xen có tổ chức. Các nhân vật trong tác phẩm đều tự ngƣợc dòng trong suy nghĩ để trở về một thời điểm nào đó trong quá khứ. Chẳng hạn nhƣ khi Rô rơi xuống bẫy kh‟la đó là khoảng khắc đáng sợ trong cuộc đời của hắn, vì chính lúc đó những hình ảnh từ trong quá khứ hiện về, ám ảnh: “Càng ngồi lâu trong hố sâu tao càng phải nghĩ. Chƣa bao giờ tao phải nghĩ nhiều nhƣ lúc này.” [38; tr. 297]. Hay Sa Ly hiện tại quá khắc nghiệt đã khiến cô liên tưởng, nghĩ ngợi đến quá khứ của mình khi còn là một cô sinh viên y khoa, còn nằm trong vòng tay bao bọc của mái ấm gia đình. Trong tất cả các nhân vật thì Tùng có lẽ là người suy nghĩ nhiều nhất về quá khứ, anh luôn đối sánh những ngày xa xăm với hiện tại, và rồi tự thấy bất lực với cuộc sống hiện tại. Cũng bởi liên tục dịch chuyển điểm nhìn từ hiện tại đến quá khứ, lấy hiện tại làm móc nối để quá khứ hiện về mà tiểu thuyết Miền hoang luôn xuất hiện kết cấu câu hồi cố: “Ngày trước”; “Lúc ấy”, “Còn nhớ”, “Ngày ấy”, “Hôm ấy”,

“Hồi còn ở nhà”… Khi đẩy điểm nhìn về quá khứ, nhà văn đã mở ra một thời gian, một không gian khác gắn với cuộc sống đã qua nhƣng vẫn có sức ám ảnh khôn nguôi đối với nhân vật. Bởi vậy, điểu này không chỉ có tác dụng mở rộng biên độ phản ánh hiện thực đồi sống khiến cho tiểu thuyết có thể chứa đựng cả cái “không cùng” mà còn có điều kiện trải nghiệm , chia sẻ cùng nhân vật để đánh giá một cách chính xác nhất.

Nhìn chung, khi trần thuật, người kể chuyện trong tiểu thuyết Miền hoang thường lùi điểm nhìn về thời điểm xảy ra sự kiện, câu chuyện, cũng tức là lùi điểm nhìn về thời gian lịch sử để quan sát, chứng kiến và kể lại câu chuyện. Tuy nhiên bằng hình thức lời nửa trực tiếp, người kể chuyện đã đưa lời thoại phá vỡ tuyến tính và trật tự vật lú, kéo nó đến thật gần với hiện tại, đem lại cho độc giả ấn tượng trực tiếp, sinh động và tươi nguyên về cái đang xảy ra. Với thủ pháp này nhà văn đã làm cho dấu ấn thời gian trở nên mờ ảo.

Ta có cảm giác nhƣ tất cả diễn ra ở thời điểm hiện tại và ta đang lắng nghe, đang theo dõi nó chứ mọi thứ chƣa đi vào thì quá khứ hoàn thành nhƣ tiểu thuyết hiện đại đã chỉ ra. Thêm vào đó, nếu như trong văn học trước đó thời gian thường mang tính chất vật lí, tuyến tính, mọi sự việc được kể lại một cách tuần tự theo trật tự của nó thì nay tiểu thuyết Miền hoang của Sương Nguyệt Minh cho ta cảm giác hiện tại vẫn đang bị ám ảnh bởi những mảnh ghép ẩn ức, câu chuyện trở nên vừa thực vừa mơ nên nó tạo đƣợc tính cuốn hút với bạn đọc.

Chọn lối kể này tác giả đã đồng hiện tất cả không gian, thời gian, cảm giác, tâm trạng, suy tưởng, kí ức… và số phận đời người trên bề mặt ngôn từ.

Sương Nguyệt Minh đã tạo nên nét “nhòe” đặc biệt trong nghệ thuật kể chuyện bằng sự tổ chức điểm nhìn: cái nhìn của quá khứ, cái nhìn của hiện tại, cái nhìn vọng về từ quá khứ nối dài đến hiện tại, cái nhìn từ hiện tại ngƣợc về quá khứ và hướng đến tương lai, cái nhìn bên ngoài (người kể) và cái nhìn bên trong (nội tâm nhân vật).

Trong khi khai thác điểm nhìn thời gian, Sương Nguyệt Minh đã xử lí rất tốt mối quan hệ giữa thời gian và sự kiện. Chọn thời điểm thích hợp chho sự xuất hiện của sự kiện nhƣ một yếu tố thuộc năng khiếu của ông. Bởi thế không phải cứ để các sự kiện xuất hiện một cách đều đều tẻ nhạt mà Sương Nguyệt Minh đã hâm nóng tiểu thuyết của mình bởi cách tạo sự bất ngờ, đột ngột gây hứng thú khám phá từ bạn đọc. Ta thường bắt gặp các kiểu kết cấu

này trong xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Dạng nhƣ: “Và bỗng nhiên…”, “Bất chợt”, “Bất ngờ”, “Bỗng dƣng”…

Như người đi đường, nếu như văn học cổ điển đưa ta đến một điểm để ta dừng chân nhƣ mục đích đã đạt đƣợc thì trong văn học hiện đạo nhất là trong tiểu thuyết Miền hoang đến hết tác phẩm người ta lại tiếp tục đi. Nhà văn là người dẫn họ đến ngã ba ấy, rồi người đọc đi theo hướng nào cũng đƣợc, không ép buộc, gƣợng gạo. Cũng do lí thuyết tiếp nhận văn học thời kì hiện đại có nhiều thay đổi, cho nên người đọc không chỉ còn đóng vai trò là người lắng nghe câu chuyện, được quyền phán xét và tạo cho nhân vật, câu chuyện của mình một hướng đi riêng. Những câu chuyện của bốn người lạc rừng làm vang lên một gợi mở không có lời giải đáp, liệu họ có đƣợc trở về với gia đình, với dòng sông quê hương gắn bó hay không? Nhà văn đã trình bày một thế giới tưởng như đơn giản nhưng thật ra đầy chặt những xung đột tâm lí, sâu thẳm của đời người trong cái dòng sông đời mênh mông. Bởi thế, cốt truyện Miền hoang đƣợc nới rộng bằng cách ngắt quãng thành nhiều đoạn đƣợc đánh dấu bằng dấu ngắt.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết miền hoang của sương nguyệt minh từ góc nhìn trần thuật học (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)