CHƯƠNG 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN HOANG CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH
3.1. Ngôn ngữ trần thuật
3.1.1. Ngôn ngữ đặc tả không gian chiến trường
Đây là loại ngôn ngữ không thể thiếu trong các tác phẩm viết về chiến tranh nói chung. Ngôn ngữ đặc tả chiến trường trong văn học cách mạng là ngôn ngữ của lòng quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do, là lời phát biểu của đại diện cho tầng lớp con người quyết hi sinh tất cả vì độc lập tự do của Tổ quốc thiêng liêng. Tiểu thuyết Miền hoang ra đời trong bối cảnh nền văn học
dân tộc đang thiếu vắng những tác phẩm mới về chiến tranh, về trải nghiệm đầy gian truân, về sự sống chết và cái chết của người lính. Tác phẩm được dựng trên nền của cuộc chiến tranh “giúp nước bạn cũng là tự bảo vệ mình”
của quân tình nguyện Việt Nam thì ta thấy đƣợc sự tiếp nối của tinh thần khẳng khái nghĩa dũng trong các anh bộ đội. Tuy nhiên ngôn ngữ trong tiểu thuyết còn có sức ám ảnh lớn hơn nữa là nói nó đã lột tả đƣợc tính chất khắc nghiệt, bí ẩn, đáng sợ của Miền hoang, rừng Đăng- rêck. Để từ đó cũng cấp cho bạn đọc một góc nhìn mới về cuộc chiến tranh chống thảm họa diệt chủng ở Campuchia qua đó có sự đồng cảm xót xa cho con người phải quay trở về thời kì mông muội, hoang dã, tính mạng luôn luôn bị đe dọa. Cũng chính vì thế, ngôn ngữ của tác phẩm viết về đề tài chiến tranh trong thời đại mới đã kéo gần người đọc lại không gian chiến trận.
Không gian chiến trận đƣợc tác giả mở ra ngay từ những trang viết đầu tiên bằng cuộc phục kích của tàn quân Polpot vào hai chiếc xe của quân tình nguyện Việt. Ngôn ngữ đặc tả không gian chiến trường được thể hiện rất rõ trong việc nhà văn sử dụng những câu văn trùng điệp, nhịp nhanh, mạnh, dồn dập nhằm tạo ra âm hưởng của chiến trận căm go: “Một tên lính áo đen phóng quả đạn B40 tạt ngang vào chiếc xe Zin công xuất 150 mã lực đi đầu đang rồ rồ chở quân áo xanh. Bắn hơi sớm quả đạn vút qua đầu chiếc xe quân sự, bay sang bên kia con đường xe bò kéo bỏ hoang nổ tung ụ mối” [38; tr. 9], “Một đợt bắn cấp tấp vào khu đền tháp cổ. Cối cá nhân rót vào các nơi trú ẩn của bọn thôi. Thêm vài chiến binh nữa nằm vật ra, máu đỏ bết ở mặt, ở ngực, tay từ từ buông sung. Thấp thoáng một bóng người nhảy, chạy nhoàng nhoàng qua các hòn đá lăn lóc trong nắng chiều trước mặt tôi” [38; tr. 15]. Việc sử dụng ngôn ngữ gợi tả lại không gian đã khiến người đọc như sống trong không khí ồn ào náo loạn và đầy nguy hiểm của cuộc chiến, và đây là một trận phục kích của quân đội Pol Pot thiện chiến. Chúng lợi dụng địa hình của rừng núi và chính chiến thuật đánh du kích mà bộ đội chính quy Bắc Việt thế hệ trước
đã huấn luyện cho quân lính áo đen thời “cơm vẫn lành canh vẫn ngọt”: “Bây giờ những học trò này có vẻ thuộc lòng giáo trình, áp sát đến gần mới bắn vào những cây người thịt mặc sắc phục màu xanh di động”[38; tr. 16]. Qua những đoạn văn sử dụng ngôn ngữ miêu tả sức hủy diệt lớn của bom đạn và sự tàn khốc của chiến tranh người đọc như được xem một thước phim quay chậm một cách rõ nét về những tàn khốc, mất mát mà chiến tranh mang lại cho con nguời, đặc biệt những người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế:
“Lính tráng trên chiếc xe quân sự thứ hai còn đang bang hoàng thì… đánh uỳnh một phát. Bánh ô tô đằng sau dính mìn, sức ép hất tung cái thùng xe và lính tráng lên trời. Một bánh cao su và thằng Huy “đen” bị lực đẩy ném lên vòm cây cổ thụ cao đến chục mét rồi mắc luôn trên cây, chân và đầu gục rũ, mà vẫn không chịu rơi xuống. Đất đá, mảnh gỗ, mảnh sắt, xác người, cánh tay, cẳng chân và thịt người rơi kêu bịch… xào xào…”[38; tr. 10]. Những cái chết thương tâm trong trung đoàn của Du cũng chính là minh chứng cho sự hi sinh cao cả của những anh lính tình nguyện chiến đấu tại mảnh đất nhiều đền tháp. Họ bỏ lại mạng sống của mình ở một nơi không phải quê hương, những cái chết ấy càng thương tâm hơn nữa khi không mấy người được toàn vẹn thân xác bởi sự man dợ, độc ác của kẻ thù, sự hoang dã khắc nghiệt của miền rừng Đăng rêck. Không chỉ những anh lính chiến đấu xa nhà lạc vào ma trận mìn đạn của lính áo đen, mà ngay cả những người dân vô tội của đất nước này cũng là nạn nhân khốn khổ của “trùng trùng điệp điệp mìn đang ẩn khuất khắp cái xứ sở tối tăm mù mịt” này: “ Bỗng dƣng, ầm…ầm…ầm. Cái xe bò kéo chạy sau lăn phải mìn, một quả kích nổ, kích nổ quả thứ hai nữa. Đất cát, gỗ thùng, gỗ càng, con bò gầy và hai xác chết… tung lên trời, rồi rơi xuống bịch bịch… lả tả…”[38; tr. 456].
Ngôn ngữ đặc tả không gian thể hiện rõ nét hơn khi Sương Nguyệt Minh vận công để miêu tả không gian hoang vu – nội dung chính của tiểu thuyết, nơi bốn con người lưu lạc: “Mặt trời ong ong đổ lửa. Không một gợn
mây, nắng như nung người”. Những ngày đi lạc trong rừng Miên vào mùa khô, bốn người không phân biệt địch ta đều phải đối mặt với cái đói cái khát đến cùng cực: “Nóng âm âm, anh có cảm giác nhƣ mình là con cá chuối bị xâu vào que rồi nướng trong hơi nóng. Lưng không còn ướt nữa, còn mồ hôi nữa đâu mà ra. Miệng khô như cánh đồng hạn. Giá có ngụm nước thì cái lưỡi sẽ mủn và tan ra như đất ruộng ải vừa tháo nước.”[38; tr. 152]. Cái đói cái khát khiến họ trở nên kiệt quệ đã trở thành sợi chỉ xuyên suốt chiều dài tác phẩm: “Cả bọn thi nhau thở. Tôi nằm lật sang một bên. Đầu gối và balo kềnh kệnh đằng sau. Và khát khô cổ. Họng nong nóng rát. Cha mẹ ơi! Bi đông khô cong không còn giọt nước”[38; tr. 178]. Cái khát đã khiến họ uống những thứ nước mà suối đầy phân động vật, sương đọng trên lá vào sáng sớm, thậm chí là nước trong chum chưa đầy sọ người và xác trẻ em một cách them khát “như chẳng có chuyện gì xảy ra”. Cái đói đã khiến họ bất chấp mạng sống để giành thức ăn với động vật: “Lúc ấy tao hết sợ, lao đến vô lấy giữa đoạn ruột bò, một tay cầm sung, một tay giật. Hai con kên kên bị cướp mồi bất ngờ, nhưng vẫn ngậm chặt đoạn ruột không chịu nhả ra. Lực kéo của tao dù đang đói mệt, cũng làm cho hai con điểu chuyên ăn xác chết ngã và bị lôi đi sền sệt, lăn long lốc. Bị tước đoạt miếng ăn, lũ kên kên quyết liệt không chịu bỏ miếng mồi.
Chúng tạm thời nhả đoạn ruột bò rồi lao tới bổ tới tấp vào đầu tao.” [38; tr.
481]. Thậm chí có những hành động man rợ, tối tăm là ăn thịt chính đồng loại của mình. Với Lục Thum và Rô, anh lính quân tình nguyện Việt Nam chỉ nhƣ một đồ ăn dự trữ lúc cố cùng. Sự xuất hiện của Dã nhân nhƣ một sự sắp xếp đầy dụng ý của tác giả để chứng tỏ sự man rợ trong con người thời đại văn minh bị đi lùi về thời nguyên thủy, chúng sẵn sàng xẻ thịt đồng loại để thỏa mãn cơn đói của mình.
Như vậy bằng cách sử dụng ngôn từ khéo léo, Sương Nguyệt Minh đã đặc tả đƣợc không gian trong chiến trận cũng nhƣ không gian hoang vu, bí ẩn
của Miền hoang. Chính cái tài sử dụng ngôn ngữ này đã tạo nên sự hấp dẫn, mới mẻ, đặc biệt cho cuốn tiểu thuyết.