Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển giống chè shan kinh doanh tại thuận châu, sơn la (Trang 38 - 43)

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 5 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD). Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2, tổng diện tích thí nghiệm của 2 địa điểm là 300m2 không kể bảo vệ.

Nền thí nghiệm: Bón theo qui trình QT: 120N + 90 P2O5 + 60K2O bón cuốc đất sâu 6-8 cm, giữa hàng lấp kín.

Thời gian bón N vào tháng 2,4,6,8 (Bón vào đầu tháng); đối với P205 bón vào đầu tháng 2; K20 bón vào đầu tháng 4. Bón 40 - 20 - 30 - 10 hoặc 40 - 30 - 30% N; 100% P2O5; 60 - 40%K2O.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

CT1: không bón phân hữu cơ vi sinh (Đ/c) CT2:Nền + Phân vi sinh Sông Gianh: 3 tấn/ha CT3: Nền +Phân hữu cơ vi sinh NTT: 3 tấn/ha CT4: Nền + Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm: 3 tấn/ha CT5:Nền + phân hữu cơ vi sinh Bình Điền: 3 tấn/ha.

* Phương pháp bón:

Công thức 1: rạch hàng giữa 2 hàng chè sâu 15-20 cm bón phân và lấp đất kín.

Công thức 2: rạch hàng giữa 2 hàng chè sâu 15-20 cm và lấp đất kín, bón 3 tấn phân Sông Gianh/ha. Bón tháng tháng 12-1

Công thức 3: rạch hàng giữa 2 hàng chè sâu 15-20 cm bón phâ và lấp đất kín, bón 3 tấn phân NTT/ha. Bón tháng tháng 12-1

Công thức 4: rạch hàng giữa 2 hàng chè sâu 15-20 cm bón phân và lấp đất kín, bón 3 tấn phân Quế Lâm/ha.Bón tháng tháng 12-1

Công thức 5: rạch hàng giữa 2 hàng chè sâu 15-20 cm bón phân và lấp đất kín, bón 3 tấn phân Bình Điền/ha. Bón tháng tháng 12-1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại hai điểm xã Phỏng Lái và xã Chiềng Pha Dải bảo vệ

I 1 3 5 4 2

II 2 4 1 3 5

III 5 1 4 2 3

Dải bảo vệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu:

Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu theo:

 Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống chè, 10 TCN 745:2006;

 Quy phạm khảo nghiệm phân bón của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2003, 10TCN 216-2003;

 Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch chè 10 TCN 446-2001.

2.3.2.1. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng

- Thời điểm theo dõi: Vào các tháng 5, 6, 7 năm 2016 (ngày 25, 26 của tháng), theo dõi trước thí nghiệm vào ngày 28, 29/11/2015.

- Chọn cây theo dõi: Mỗi công thức chọn 5 cây, với 3 lần nhắc lại là 15 cây theo dõi.

* Chiều cao cây (cm)

Phương pháp đo: Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất của cây.

Chiều cao cây là trung bình của các lần đo.

* Độ rộng tán (cm)

Phương pháp đo: Đo điểm rộng nhất và hẹp nhất của tán chè sau đó lấy giá trị trung bình. Độ rộng tán là trung bình của các lần đo.

* Số lứa hái (lứa): đếm tổng số lứa hái trong năm.

* Thời gian trung bình của một lứa hái (ngày/lứa): tính trung bình thời gian giữa 2 lứa hái của tất cả các lứa hái trong năm.

2.3.2.2. Các yếu tố cấu thành năng suất

- Thời điểm theo dõi: Vào các tháng 5, 6, 7 năm 2016 (ngày 25, 26 của tháng).

- Chọn cây theo dõi: Mỗi công thức chọn 5 cây, với 3 lần nhắc lại là 15 cây theo dõi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

* Mật độ búp (búp/m2):

Cách theo dõi: Dùng khung vuông kích thước 25 x 25 cm đếm số búp đủ tiêu chuẩn hái (tại 5 điểm theo đường chéo góc của ô thí nghiệm).

* Khối lượng búp một tôm hai lá, một tôm ba lá (g)

Cách theo dõi: Hái mỗi điểm theo dõi 30 búp một tôm ba lá , chia làm 3 lần cân, mỗi lần 10 búp, tính giá trị trung bình.

* Năng suất thực thu búp tươi trong mỗi lứa hái (tấn/ha/lứa)

Cân toàn bộ búp chè hái được, tính trung bình năng suất 03 lần nhắc lại là năng suất bình quân ở mỗi lứa hái ở mỗi công thức.

2.3.2.3. Chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu

Đánh giá chất lượng chè theo phương pháp phân tích hóa học trong phòng thí nghiệm tại khoa Nông Lâm, Đại học Tây bắc.

* Tỉ lệ búp mù xoè (%)

- Thời điểm theo dõi: Vào các tháng 5, 6, 7 (vào các ngày 27, 28 của tháng).

- Chọn cây theo dõi: Mỗi công thức chọn 5 cây, với 3 lần nhắc lại là 15 cây theo dõi, hái tổng số búp của cây, rồi đếm số búp mù có trong tổng số búp của các cây.

BM% =

Tổng số búp mù

x 100 Tổng số búp

* Xác định hàm lượng tannin% theo phương pháp leventhal.

* Xác định hàm lượng chất hoà tan % theo phương pháp vô rô xốp.

* Xác định hàm lượng đường khử theo phương pháp Bertrand.

* Theo dõi sâu, bệnh hại chè:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Điều tra theo QCVN 01 - 38: 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quy chuẩn Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.

- Thời điểm theo dõi: Vào các tháng 5, 6, 7 (vào các ngày 27, 28 của tháng).

- Điều tra mật độ rầy xanh: dùng khay kim loại có kích thước 25x20x5 cm, dưới đáy tráng một lớp dầu mỏng, đặt khay dưới gầm, rìa tán chè dưới 45o so với than cây, dung tay đập mạnh trên tán chè, đạp thẳng góc với khay, sau đó đếm số rầy trên khay

Mật độ rầy xanh = Tổng số con đếm được/ Tổng số khay điều tra.

- Điều tra bị trĩ (bọ cánh tơ): điều tra mật độ bọ cánh tơ, điều tra vào buổi sáng, hái 5 điểm chéo góc mỗi điểm hái 20 búp cho vào túi PE đem về phòng đếm số bọ trĩ trên búp bị hại và phân cấp bị hại tính theo công thức:

Mật độ bọ cánh tơ (con/búp) =

Tổng bọ cánh tơ đếm được Tổng búp điều tra

- Điều tra bị xít muỗi: điều tra 5 điểm theo đường chéo, mỗi điểm hái bất kỳ 20 búp, cho vào túi PE đem về phòng đếm số búp có vết bọ xít mỗi bị hại, tính tỷ lệ % bị hại theo công thức:

Búp bị hại (%) =

Tổng số búp bị hại

x 100 Tổng số búp điều tra

2.3.2.4. Các chỉ tiêu về lý, hóa, sinh tính đất - Cá c chỉ tiêu lý tính đất:

Lấy mẫu đất đi phân tích trước thí nghiệm và sau thí nghiệm tại phòng thí nghiệm của Viện khoa học sự sống - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

+ Độ xốp đất: là tỷ lệ % các khe hở chiếm trong đất so với thể tích trung của đất. Độ xốp của đất được tính bằng công thức sau P(%) = (1 - D/d) x 100, trong đó: P là độ xốp của đất, D là dung trọng đất, d là tỷ trọng đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

+ Hàm lượng mùn trong đất: Phân tích hàm lượng mùn bằng phương pháp Walkley - Black;

- Lượng giun đất:

+ Thời điểm theo dõi: Trước thí nghiệm và sau thí nghiệm.

+ Cách theo dõi: Tại mỗi công thức đào 3 hố với kích thước 40 x 40 x 40cm, cân số lượng giun đất có trong đó và quy ra m2.

- Chỉ tiêu hoá tính đất: Lấy mấu hỗn hợp, mỗi lần nhắc lại lấy mẫu ở 3 điểm theo đường chéo ở độ sâu 0 - 20cm rồi đổ trộn vào nhau được một mẫu phân tích của một lần nhắc lại.

+ Phân tích đạm tổng số theo phương pháp Kjeldahl.

+ Phân tích lân tổng số theo phương pháp so màu.

+ Phân tích kali tổng số theo phương pháp quang kế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển giống chè shan kinh doanh tại thuận châu, sơn la (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)