Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển chè shan huyện Thuận Châu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển giống chè shan kinh doanh tại thuận châu, sơn la (Trang 44 - 50)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển chè shan huyện Thuận Châu

3.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao cây tại hai xã Phỏng lái và Chiềng pha

Phân bón là một trong những yếu tố giúp phát triển chiều cao cây chè, chiều cao cây không chỉ giúp định hình tán cây, thuận lợi cho việc thu hoạch khi chiều cao phù hợp. Việc nghiên cứu sự tăng trưởng chiều cao khi dùng các ngưỡng phân bón, loại phân bón khác nhau là rất cần thiết giúp đưa ra ngưỡng, chủng loại phân bón thích hợp cho cây chè tăng trưởng chiều cao tốt.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón hữu cơ vi sinh đến chiều cao cây

Đơn vị tính: cm

Công thức

Phỏng Lái Chiêng Pha

TTN STN Hiệu số

tăng TTN STN Hiệu số tăng

Đ/C 66,47 67,93c 1,47 67,33 68,53c 1,20

Phân Sông Gianh 66,73 68,67b 1,93 67,33 69,07ab 1,73 Phân NTT 66,73 69,13a 2,40 67,20 69,33a 2,13 Phân Quế Lâm 66,67 68,47b 1,80 67,67 68,80bc 1,13 Phân Bình Điền 66,73 68,73b 2,00 67,93 68,73c 0,80

P >0,05 <0,05 >0,05 <0,05

LSD0,05 0,28 0,3

CV% 0,22 0,23

Ghi chú: TTN: Trước thí nghiệm; STN: Sau thí nghiệm (Lần đo cuối cùng).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Kết quả thu được cho ta thấy chiều cao cây của các công thức thí nghiệm đều tăng lên sau khi bón phân. Việc bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh tạo nên sự sai khác ý nghĩa về chiều cao cây chè ở cả 2 địa điểm thí nghiệm.

Các công thức phân bón tham gia thí nghiệm có chiều cao cây chè sau bón phân cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 99% tại Phỏng Lái và 95% tại Chiềng Pha. Trong đó công thức phân NTT có chiều cao cây chè cao nhất (69,13 - 69,33 cm). Tại Phỏng Lái thì chiều cao cây chè của công thức phân Sông Gianh, Quế Lâm và Bình Điền tương đương nhau (cùng xếp hạng b); Tại Chiềng Pha thì công thức phân Bình Điền không sai khác ý nghĩa với công thức đối chứng.

Về hiệu số tăng trưởng chiều cao thì tại Phỏng Lái cao hơn Chiềng Pha.

Trong đó hiệu số tăng chiều cao của công thức phân NTT là cao nhất (2,13 - 2,4) ở cả 2 địa điểm.

66 67 68 69 70

TTN 25/05/2016 25/06/2016 25/07/2016 TTN 26/05/2016 26/06/2016 26/07/2016

Phỏng Lái Chiềng Pha

ĐC

Sông Gianh NTT

Quế Lâm Bình điền

Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Qua hình 3.1. cho thấy sau khi bón phân thì chiều cao các công thức thí nghiệm đều tăng, nhưng các công thức bón phân hữu cơ vi sinh có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và đạt chiều cao cây lớn hơn so với đối chứng. Trong đó công thức phân NTT có tốc độ tăng trưởng cao nhất ở cả 2 địa điểm thí nghiệm.

Như vậy có thể thấy việc bó bổ sung thêm phân hữu cơ vi sinh cho chè có tác dụng tích cực trong tăng trưởng chiều cao cây, trong số các loại phân thử nghiệm, kết quả cho thấy phân NTT có ưu thế nhất cho tăng trưởng chiều cao cây chè.

3.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến độ rộng tán cây tại hai xã Phỏng lái và Chiềng pha

Các chỉ tiêu về sinh trưởng như độ rộng tán là cơ sở để tạo ra năng suất và một phần nào ảnh hưởng đến chất lượng. Vì nếu cây trồng sinh trưởng tốt thì quá trình tổng hợp, tích luỹ vật chất được thuận lợi hơn.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các công thức phân bón hữu cơ vi sinh đến độ rộng tán cây

Đơn vị tính: cm

Công thức

Phỏng Lái Chiêng Pha

TTN STN Hiệu số

tăng TTN STN Hiệu số

tăng

Đ/C 88,13 88,60c 0,47 87,13 87,13b 0

Phân Sông Gianh 88,27 89,27b 1 88,40 88,93a 0,53 Phân NTT 88,07 90,00a 1,93 88,00 89,60a 1,60 Phân Quế Lâm 88,13 89,07bc 0,93 88,20 89,00a 0,80 Phân Bình Điền 87,73 89,07bc 1,33 88,20 89,07a 0,87

P >0,05 <0,05 >0,05 <0,05

LSD0,05 0,58 0,93

CV% 0,35 0,56

Ghi chú: TTN: Trước thí nghiệm; STN: Sau thí nghiệm (Lần đo cuối cùng).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Sau bón phân ở thời điểm đo cuối cùng vào tháng 7/2016 thì độ rộng tán của các công thức thí nghiệm đều tăng nhưng mức tăng không cao, công thức ĐC ở Chiềng Pha không tăng là do từ tháng 11/2015 (trước thí nghiệm) đến tháng 7/2016 thì cây chè đã trải qua 1 đợt đốn chè vào tháng 4.

Tuy nhiên việc so sánh độ tăng của độ rộng tán vẫn có ý nghĩa khi có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức thí nghiệm ở độ tin cậy 95%.

Công thức phân NTT có độ rộng tán (88 - 90 cm) và hiệu số tăng độ rộng tán (1,6 - 1,93) là cao nhất, tiếp đến lần lượt là Quế Lâm, Bình Điền, Sông Gianh.

Tất cả các công thức thí nghiệm ở cả 2 địa điểm thí nghiệm đều sai khác có ý nghĩa với đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Hiệu số tăng độ rộng tán chè tại Phỏng Lái luôn lớn hơn tại Chiềng Pha.

Có thể thấy điều kiện tại Phỏng Lái tốt hơn cho cây chè sinh trưởng.

Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng độ rộng tán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.2 cho thấy từ tháng 5 đến tháng 7/2016 độ rộng tán chè luôn tăng trưởng ở cả 2 địa điểm thí nghiệm. Trong đó công thức phân NTT tăng trưởng nhanh nhất và có giá trị cao nhất, công thức đối chứng là thấp nhất.

Qua hình cũng có thể thấy công thức NTT có độ tăng trưởng vượt trội so với các công thức còn lại, 3 công thức Sông Gianh, Quế Lâm, Bình Điền gần như tương đương nhau.

Như vậy có thể thấy công thức phân NTT là ưu thế nhất tác động đến tăng trưởng độ rộng tán chè. Cũng theo nghiên cứu của Ma Thị Thúy Phương (2010) về “Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học NTT đến năng suất và chất lượng chè của một số giống chè mới tại Thái Nguyên” thì với mức bón 5 tấn NTT/ha và 10 tấn NTT/ha đã làm tăng độ rộng của tán chè LDP1 từ 61,6 cm lên đến 109,7 cm.

3.1.3. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến số lứa hái và thời gian trung bình giữa 2 lứa hái tại hai xã Phỏng lái và Chiềng pha

Số lứa hái và thời gian trung bình giữa 2 lứa hái là yếu tố góp phần cho năng suất tổng thể trong năm của cây chè. Số lứa hái càng nhiều và thời gian giữa 2 lứa càng ngắn thì tiềm năng năng suất càng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của các công thức phân bón hữu cơ vi sinh đến số

lứa hái, thời gian trung bình giữa 2 lứa hái.

Công thức Số lứa hái/năm (lứa) Thời gian TB của 1 lứa hái (ngày)

Phỏng Lái Chiềng Pha Phỏng Lái Chiềng Pha

Đ/C 6,7b 6,7b 36,0a 35,7a

Phân Sông Gianh 7,7a 7,7a 31,7ab 31,7ab

Phân NTT 8,0a 8,0a 28,7b 28,7b

Phân Quế Lâm 8,0a 8,0a 28,7b 29,3b

Phân Bình Điền 7,7a 7,7a 31,7ab 31,0ab

P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

LSD0,05 0,84 0,84 5 5,16

CV% 5,88 5,88 8,48 8,8

0 5 10 15 20 25 30 35

ĐC Sông Gianh NTT Quế Lâm Bình điền

Số lứa hái Phỏng Lái Số lứa hái Chiềng Pha TGTB lứa hái Phỏng Lái TGTB lứa hái Chiềng Pha

Hình 3.3. Số lứa hái, thời gian trung bình lứa hái chè Shan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Qua bảng 3.3 ta thấy số lứa hái của các công thức thí nghiệm đạt từ 6,7 - 8 lứa/năm. Ở Phỏng Lái và Chiềng Pha có số lứa hái tương đồng nhau.

Sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Trong đó công thức phân NTT và phân Quế Lâm có số lứa hái cao nhất (8 lứa), công thức đối chứng là thấp nhất (6,7 lứa).

Thời gian trung bình giữa 2 lứa hái dao động từ 28,7 - 36 ngày. Trong đó công thức đối chứng có thời gian dài nhất,công thức phân NTT và phân Quế Lâm có thời gian ngắn nhất và tương đồng xếp hạng với nhau.

Như vậy có thể thấy việc bón phân hữu cơ vi sinh bổ sung thêm ảnh hưởng đến việc rút ngắn thời gian giữa 2 lứa hái và tăng số lứa hái lên so với đối chứng (chỉ bón phân vô cơ). Trong các công thức phân thử nghiệm thì phân NTT và Quế Lâm là 2 công thức ưu thế nhất và tương đồng nhau trong tác dụng đến tăng số lứa hái và rút ngắn thời gian giữa 2 lứa hái.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển giống chè shan kinh doanh tại thuận châu, sơn la (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)