Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến phẩm cấp, chất lượng nguyên liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
trong... Kết quả phân tích hàm sinh hoá trong búp chè được trình bày ở bảng sau: Do điều kiện về tài chính chúng tôi không phân tích được số mẫu đủ lớn để làm phân tích thống kê cho chỉ tiêu thành phần sinh hoá của búp chè ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu chè
Công thức Búp mù % Tanin% Chất tan% Đường khử%
PL CP PL CP PL CP PL CP
Đ/C 4,37a 4,81a 23,59d 23,33e 40,32d 41,38e 3,33d 3,59c Phân Sông Gianh 3,54b 3,86bc 23,78c 23,47d 40,64d 41,78d 3,47c 3,76b Phân NTT 3,20b 3,48c 23,89c 23,63c 41,06c 42,21c 3,63b 3,81ab Phân Quế Lâm 3,63b 4,07b 24,09b 23,77b 41,79b 42,76b 3,77a 3,87ab Phân Bình Điền 3,78ab 4,14b 24,36a 23,90a 42,24a 43,22a 3,85a 3,92a
P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
LSD0,05 0,62 0,46 0,15 0,12 0,34 0,1 0,11 0,11
CV% 8,85 6,06 0,34 0,27 0,44 0,14 1,65 1,55
Ghi chú: PL: Phỏng Lái; CP: Chiềng Pha.
(Phân tích tại Khoa nông lâm -Đại học Tây Bắc)
Qua bảng 3.5 ta thấy bón phân hữu cơ vi sinh ảnh hưởng có ý nghĩa đến các chỉ tiêu phẩm cấp và chất lượng nguyên liệu với độ tin cậy 95%.
Tỷ lệ búp mù xòe của các công thức thí nghiệm từ 3,2 - 4,37%. Trong đó công thức đối chứng có tỷ lệ búp mù xòe cao nhất, công thức phân NTT thấp nhất (3,2 - 3,48%). Tỷ lệ búp mù tại Chiềng Pha cao hơn tại Phỏng Lái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3
4 5 6
28/05/2016 28/06/2016 28/07/2016 28/05/2016 28/06/2016 28/07/2016
Phỏng Lái Chiềng Pha
ĐC
Sông Gianh NTT
Quế Lâm Bình điền
Hình 3.6. Tỷ lệ búp mù xòe qua các lần đo
Qua hình 3.6 ta cũng thấy tỷ lệ búp mù xòe tại Phỏng Lái khá ổn định qua các lần đo, còn tại Chiềng Pha thì ở 2 lần đo cuối tỷ lệ búp mù giảm so với lần đo đầu tiên. Nhìn chung tỷ lệ búp mù xòe ở các lần đo thì ở Chiềng Pha luôn cao hơm ở Phỏng Lái.
Hàm lượng tanin của các công thức thí nghiệm đạt 23,33 - 24,36%, trong đó công thức phân Bình Điền có hàm lượng tanin cao nhất, tiếp đến lần lượt là Quế Lâm, NTT và Sông Gianh ở cả 2 địa điểm thí nghiệm đều cao hơn đối chứng với mức tin cậy 95%;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 20
21 22 23 24 25
PL CP
Tanin
ĐC
Sông Gianh NTT
Quế Lâm Bình điền
Hình 3.7. Hàm lượng tanin
Tại Phỏng Lái công thức NTT và Sông Gianh có hàm lượng tanin tương đương nhau.Hàm lượng tanin của các công thức thí nghiệm tại Chiềng Pha thấp hơn so với Phỏng Lái (hình 3.7).
Hàm lượng chất tan của các công thức thí nghiệm đạt 40,32 - 42,76%, trong đó công thức phân Bình Điền có hàm lượng chất tan cao nhất, tiếp đến là Quế Lâm, phân NTT đứng thứ 3; công thức đối chứng là thấp nhất.
38.5 39 39.5 40 40.5 41 41.5 42 42.5 43 43.5
ĐC Sông Gianh
NTT Quế
Lâm
Bình điền
Chất hòa tan PL Chất hòa tan CP
Hình 3.8. Hàm lượng chất tan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tại Phỏng Lái thì công thức Sông Gianh có hàm lượng chất tan tương đương nhau về mặt thống kê với mức ý nghĩa 95%. Tại Chiềng Pha các công thức phân hữu cơ vi sinh đều cao hơn đối chứng ở độ tin cậy 95%.
So sánh giữa 2 địa điểm thí nghiệm thì Phỏng Lái có giá trị trung bình hàm lượng chất tan thấp hơn so với Chiềng Pha (hình 3.8).
Hàm lượng đường khử của các công thức thí nghiệm đạt từ 3,33 - 3,87%, trong đó các công thức phân hữu cơ vi sinh ở cả 2 địa điểm thí nghiệm đều cao hơn đối chứng với mức tin cậy 95%; Tại Phỏng Lái công thức Bình Điền và Quế Lâm tương đương nhau cùng cao hơn NTT, Sông Gianh và đối chứng;
Tại Chiềng Pha công thức NTT và Quế Lâm tương đương nhau thấp hơn Bình Điền, cao hơn phân Sông Gianh và đối chứng.
3 3.2 3.4 3.6 3.8 4
ĐC Sông Gianh
NTT Quế
Lâm
Bình điền
Đường khử PL Đường khử CP
Hình 3.9. Hàm lượng đường khử
Hình 3.9 cho thấy hàm lượng đường khử của các công thức thí nghiệm tại Chiềng Pha cao hơn tại Phỏng Lái. Đường biểu thị giá trị hàm lượng đường khử của các công thức thí nghiệm ở Phỏng Lái và Chiềng Pha tiến gần đến nhau hơn khi đi từ làn lượt các công thức: Đối chứng, Sông Gianh, NTT, Quế Lâm, Bình Điền.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Như vậy có thể thấy việc bón phân hữu cơ vi sinh bổ sung cho chè giúp tăng phẩm cấp và chất lượng nguyên liệu chè. Trong các loại phân thử nghiệm thì phân Quế Lâm, Bình Điền, NTT là 3 loại phân ưu thế hơn cả.