Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sâu, bệnh hại chè shan kinh
Sâu bệnh hại là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của chè. Việc bón phân tạo môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại là rất cần thiết.
Chè là cây trồng cho sản phẩm là búp và lá non, những bộ phận này cũng là đối tượng của nhiều loại sâu hại khác nhau trong đó đặc biệt nguy hiểm là sâu thuộc nhóm chích hút như: rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ...
Chúng phát sinh phát triển trong những điều kiện khác nhau:
* Rầy xanh: Empoasca (chlorista ) Flavescens Fabr Rầy xanh là loại sâu hại búp chè quan trọng hiện nay, chúng có mặt ở hầu hết các vùng trồng chè trên thế giới. Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi hút nhựa búp non theo đường gân của lá non gây nên những nốt chấm nhỏ như kim châm làm cho những mầm lá non cong queo lại và khô đi, việc vận chuyển nước và dinh dưỡng lên búp và lá non bị ngưng trệ, lá vàng, gặp điều kiện khô nóng sẽ bị khô gây cháy rầy, phần còn lại cằn cỗi, lá bị hại nhẹ có màu hồng tím. Rầy xanh làm giảm sản lượng và chất lượng búp chè nghiêm trọng
* Bọ cánh tơ: Physothrips setiventris Bar Bọ cánh tơ là loại côn trùng có miệng giũa hút. Bọ thường bám ở mặt dưới lá non còn gấp kín (tôm chè) để gặm hút chất dinh dưỡng. Khi lá non xoè ra và mặt dưới lá bị hại lộ rõ hai đường màu xám song song với gân chính lá chè. Khi bị hại nặng toàn bộ lá non trở nên sần sùi, cứng giòn, hai mép lá và chóp lá cong lên, cọng búp cũng có những vết nứt ngang màu xám. Bọ cánh tơ thừơng phát sinh mạnh trên các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nương chè trồng trên đất cát, bị nhiều cỏ dại lấn át, bón phân chuồng ít và không có cây che bóng. Chúng phát sinh quanh năm nhưng hại mạnh vào tháng 7- 9.
* Bọ xít muỗi: Helopeltis theivora Waterhouse Bọ xít muỗi dùng vòi châm chích vào búp chè để hút nhựa, gây nên những vết châm, lúc đầu chúng có màu chì, xung quanh có màu nâu nhạt, sau đó các vết nâu này chuyển thành nâu đậm. Vết châm thường có hình góc cạnh, số lượng và kích thước vết thường thay đổi tuỳ theo tuổi sâu, thời tiết và thức ăn. Quy luật phát sinh của bọ xít muỗi hàng năm có liên quan đến các yếu tố sinh thái như nhiệt độ từ 22 - 25 0C, ẩm độ trên 90% là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của sâu. Vào mùa Hè bọ xít muỗi hoạt động vào sáng sớm và chiều tối, sau cơn mưa trời hửng nắng sâu hoạt động mạnh.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tình hình
sâu hại chính
Công thức
Bọ trĩ (con/búp)
Rầy xanh (con/khay)
Bọ xít muỗi (%)
PL CP PL CP PL CP
Đ/C 3,78a 2,53 5,38a 4,71 3.51a 1.91a
Phân Sông Gianh 3,36b 2,56 4,76b 4,67 2.84b 1.76ab
Phân NTT 3c 2,44 4,44b 4,67 2.58b 1.42c
Phân Quế Lâm 3,33b 2,42 4,8b 4,53 2.80b 1.69abc Phân Bình Điền 3,33b 2,44 4,89ab 4,71 2.87b 1.49bc P <0,05 >0,05 <0,05 >0,05 <0,01 <0,05
LSD0,05 0,32 0,51 0,33 0,33
CV% 5,08 5,6 6 10,62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.6 cho thấy việc bón phân hữu cơ vi sinh có ảnh hưởng tích cực đến giảm tỷ lệ sâu bệnh hại.
Mật độ bọ trĩ tại Phỏng Lái từ 3 - 3,78 con/búp, các công thức phân bón hữu cơ vi sinh tham gia thí nghiệm đều có mật độ bọ trĩ thấp hơn so với đối chứng, trong đó công thức phân NTT có mật độ thấp nhất (3 con/búp) ở mức tin cậy 95%. Còn tại Chiềng Pha mậ độ bọ trĩ gây hại dao động từ 2,42 - 2,56 con/búp, các công thức thí nghiệm không sai khác lẫn nhau.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5
28/05/2016 28/06/2016 28/07/2016 27/05/2016 27/06/2018 27/07/2016
PL CP
ĐC Sông Gianh NTT
Quế Lâm Bình điền
Hình 3.10. Diễn biến bọ trĩ qua các lần theo dõi
Hình 3.10 cho thấy mật độ bọ trĩ giảm dần qua các lần đo, mật độ bọ trĩ tại Phỏn Lái cao hơn Chiềng Pha.
Mật độ rầy xanh tại Chiềng Pha dao động từ 4,53 - 4,71 con/khay, không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm. Tại Phỏng Lái, các công thức thí nghiệm có mật độ rầy xanh gây hại từ 4,44 - 5,38 con/khay, trong đó công thức phân NTT có mật độ rầy xanh thấp nhất (4,44 con/khay) và tương đương với 2 công thức Sông Gianh và Quế Lâm ở mức tin cậy 95%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Hình 3.11. Diễn biến rầy xanh gây hại qua các lần theo dõi
Hình 3.11 cũng cho thấy mật độ bọ trĩ nhìn chung giảm không đ0áng kể qua các lần đo.Ở 2 lần đo cuối mật độ bọ trĩ tại Chiềng Pha thấp hơn tại Phỏng Lái.
Tỷ lệ bọ xít muỗi gây hại tại Phỏng Lái dao động từ 2,58 - 3,51%, trong đó công thức phân NTT có tỷ lệ thấp nhất (2,58%), tương đương với các công thức phân bón còn lại và cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Tại Chiềng Pha tỷ lệ bọ xít muỗi gây hại từ 1,42 - 1,91%, các công thức phân bón hữu cơ vi sinh đều có tỷ lệ thấp hơn so với đối chứng, trong đó công thức NTT có tỷ lệ thấp nhất (1,42%) ở mưc tin cậy 99%.
Hình 3.12. Diễn biến bọ xít muỗi gây hại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Hình 3.12 cũng cho thấy mật độ bọ trĩ tại Phỏng Lái có xu hướng tăng ở lần đo cuối cùng, ở lần đo thứ 2 có tỷ lệ hại thấp nhất. Tỷ lệ hại tại Chiềng Pha thấp hơn tại Phỏng Lái.
Mức độ các loài sâu hại tai Chiềng Pha thấp hơn Phỏng Lái, có thể thấy điều kiện tại Phỏng Lái thuận lợi hơn cho sâu hại phát triển.