Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến chỉ tiêu lý tính đất, sinh tính, hóa tính đất
Sinh vật đất cũng như các chỉ tiêu lý, sinh, hóa đất là yếu tố giúp tạo nên môi trường đất phù hợp cho chè phát triển tốt. Bón phân sẽ làm ảnh hưởng tới các thành phần này.
Bảng 3.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến lượng giun đất
Đơn vị: gam/m2
Công thức Phỏng Lái Chiềng Pha
TTN STN TTN STN
Đ/C 26,00 24,67b 30,67 29,67b
Phân Sông Gianh 25,67 31,00a 32,33 35,67a
Phân NTT 25,00 35,67a 31,67 36,67a
Phân Quế Lâm 24,67 31,00a 32,33 34,33a
Phân Bình Điền 25,00 33,00a 31,33 32,67ab
P >0,05 <0,05 >0,05 <0,05
LSD0,05 4,76 4,56
CV% 8,14 7,17
Ghi chú: TTN: Trước thí nghiệm; STN: Sau thí nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng trên cho thấy số lượng giun đất tăng hơn sau bón phân, số lượng giun đất của các công thức trước thí nghiệm ở cả 2 địa điểm tương đồng nhau không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm, giá trị đạt từ 24,67 - 32,33 gam/m2.
Sau thí nghiệm số lượng giun đất ở công thức đối chứng giảm đi (đạt từ 24,67 - 29,67 gam/m2), còn các công thức còn lại đều tăng lên, trong đó công thức phân NTT có số lượng giun cao nhất (35,67 - 36,67 gam/m2) và tương đương với các công thức phân bón còn lại ở mức tin cậy 99% (tại Phỏng Lái), 95% (tại Chiềng Pha).
Như vậy có thể thấy việc bón phân hữu cơ vi sinh tạo nên môi trường đất thích hợp cho sinh vật đất phát triển. Trong đó phân NTT là phân bón tạo môi trường đất thích hợp nhất cho sinh vật đất sinh sống.
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến một số chỉ tiêu lý tính đất
Công thức
Độ xốp (%)
Mùn TS (%)
Phỏng Lái Chiềng Pha Phỏng Lái Chiềng Pha
TTN STN Chênh
lệch TTN STN Chênh
lệch TTN STN Chênh
lệch TTN STN Chênh lệch Đ/C 66,52 66,63 0,11 66,21 66,30 0,09 3,88 4,00 0,12 3,63 3,74 0,11 Phân Sông Gianh 66,70 67,11 0,41 66,39 66,76 0,37 3,91 4,19 0,28 3,79 4,06 0,27 Phân NTT 67,11 67,63 0,52 66,80 67,26 0,46 3,92 4,25 0,33 3,84 4,19 0,35 Phân Quế Lâm 67,15 67,56 0,41 66,84 67,19 0,35 3,95 4,19 0,24 3,75 3,97 0,22 Phân Bình Điền 66,58 66,99 0,41 66,27 66,67 0,40 3,85 4,10 0,25 3,75 4,01 0,26
Ghi chú: TTN: Trước thí nghiệm; STN: Sau thí nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Mẫu phân tích tại Khoa Nông lâm - Đại học -Tây bắc
Độ xốp và Mùn tổng số đều tăng sau thí nghiệm. Trong đó công thức phân NTT là công thức tăng cao nhất,công thức đối chứng là tăng thấp nhất.
Ở cả 2 địa điểm thí nghiệm thì Phỏng Lái có chỉ số độ xốp và Mùn TS cao hơn ở Chiềng Pha.
Trước thí nghiệm độ xốp đất của các công thức đạt 66,21 - 67,15%, trong đó ô công thức để bó phân Quế Lâm đạt cao nhất (66,84 - 67,15%).
Độ xốp đất sau thí nghiệm của các công thức thí nghiệm đạt từ 66,3- 67,63%, trong đó công thức phân NTT đạt cao nhất (67,26 - 67,63%), mức tăng chênh lệch trước và sau thí nghiệm cũng cao nhất (0,46 - 0,52), tiếp đến lần lượt là các công thức Quế Lâm, Sông Gianh, Bình Điền. Như vậy có thể thấy việc bón phân hữu cơ vi sinh có tác dụng cải thiện độ xốp của đất.
Hàm lượng mùn tổng số trước thí nghiệm đạt 3,63 - 3,95%, trong đó công thức phân Quế Lâm tại Phỏng Lái có hàm lượng mùn cao nhất.
Đo đếm sau thí nghiệm ta thu được kết quả: Hàm lượng mùn trong đất tăng lên từ 3,74 - 4,25%, trong đó công thức phân NTT đạt cao nhất (4,19 - 4,25%), mức tăng chênh lệch so trước thí nghiệm cũng cao nhất (0,33 - 0,35);
Tiếp đến lần lượt là các công thức Sông Gianh, Bình Điền, Quế Lâm; Công thức đối chứng có hàm lượng mùn và mức tăng chênh lệch trước và sau thí nghiệm thấp nhất. Như vậy việc bón phân hữu cơ vi sinh có tác dụng lớn trong việc tăng lượng mùn trong đất.
Từ kết quả trên cho thấy phân NTT là loại phân ưu thế nhất giúp cải thiện tăng độ xốp của đất, tăng hàm lượng mùn trong đất sẽ giúp cây chè sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Kết quả này cũng đã được khẳng định trong nghiên cứu của Ma Thị Thúy Phương (2010) đối với một số giống chè như LDP1, Kim tuyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu hóa tính đất
Công thức
Phỏng Lái Chiềng Pha
Ni tơTS (%)
Lân TS (%)
Kali TS (%)
Ni tơTS (%)
Lân TS (%)
Kali TS (%) TTN STN Chênh
lệch TTN STN Chênh
lệch TTN STN Chênh
lệch TTN STN Chênh
lệch TTN STN Chênh
lệch TTN STN Chênh lệch Đ/C 0,29 0,29 0 0,11 0,12 0,01 0,66 0,68 0,02 0,28 0,28 0 0,12 0,13 0,01 0,67 0,68 0,02 Phân Sông Gianh 0,29 0,30 0,01 0,11 0,13 0,02 0,67 0,72 0,05 0,29 0,33 0,04 0,12 0,13 0,01 0,67 0,73 0,06 Phân NTT 0,30 0,32 0,02 0,13 0,15 0,02 0,68 0,73 0,05 0,30 0,35 0,05 0,11 0,14 0,03 0,68 0,74 0,06 Phân Quế Lâm 0,29 0,30 0,01 0,12 0,13 0,01 0,68 0,69 0,01 0,28 0,30 0,02 0,11 0,13 0,02 0,67 0,69 0,02 Phân Bình Điền 0,29 0,30 0,01 0,12 0,13 0,01 0,67 0,69 0,02 0,29 0,31 0,02 0,12 0,13 0,01 0,67 0,69 0,02
Ghi chú: TTN: Trước thí nghiệm;
STN: Sau thí nghiệm.
Mẫu phân tích tại khoa Nông lâm - Đại học Tây Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.9 cho thấy các chỉ tiêu hóa tính đất đều tăng sau khi bón phân hữa cơ vi sinh. Trong đó công thức NTT luôn có giá trị cao nhất và độ tăng chênh lệch cũng cao nhất. Cụ thể như sau:
Hàm lượng Nitơ tổng số trước thí nghiệm đạt từ 0,28 - 0,3%, trong đó công thức đối chứng có hàm lượng Nitơ tổng số tương đương với các công thức còn lại ở Phỏng Lái, tương đương với công thức Quế Lâm ở Chiềng Pha.
Sau thí nghiệm hàm lượng Nitơ tổng số tăng lên từ 0,28 - 0,35%, trong đó công thức phân NTT đạt cao nhất (0,32 - 0,35%), công thức đối chứng không tăng (0,28 - 0,29%) ở cả hai địa điểm thí nghiệm. So sánh mức chênh lệch trước và sau thí nghiệm cho thấy: Công thức NTT có mức tăng cao nhất ở cả Phỏng Lái và Chiềng Pha; Các công thức còn lại tương đương nhau ở Phỏng Lái; Ở Chiềng Pha thì công thức phân Quế Lâm tương đương với Bình Điền và thấp hơn Sông Gianh. Như vậy nếu so sánh trung bình thì phân NTT có hiệu quả tăng Nitơ tổng số cao nhất, từ hai là Sông Gianh, tiếp đến là Quế Lâm và Bình Điền tương đương nhau.
Hàm lượng Lân tổng số trước thí nghiệm từ 0,11 - 0,13%, trong đó ô công thức đối chứng tương đương với ô Sông Gianh ở Phỏng Lái, tương đương với ô Sông Gianh và Bình Điền ở Chiềng Pha. Sau thí nghiệm hàm lượng Lân tổng số tăng lên từ (0,12 - 0,15%), trong đó về giá trị Lân tổng số thì các công thức phân hữu cơ vi sinh thí nghiệm đều cao hơn so với đối chứng ở Phỏng Lái, ở Chiềng Pha thì công thức Sông Gianh, Bình Điền, Quế Lâm tương đương với đối chứng, công thức NTT cao nhất ở cả 2 địa điểm (0,14 - 0,15%).Về mức chênh lệch trước và sau thí nghiệm thì ở Phỏng Lái công thức NTT và Sông Gianh có mức tăng cao nhất, các công thức còn lại tăng tương đương đối chứng; Ở Chiềng Pha thì NTT tăng cao nhất, 3 công thức còn lại tăng tương đương đối chứng. Như vậy so sánh trung bình hiệu quả tăng hàm lượng Lân tổng số trung bình thì phân NTT có hiệu quả nhất,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
phân Sông Gianh đứng thứ 2, phân Bình Điền và Quế Lâm thì tương đương đối chứng.
Hàm lượng Kali tổng số trước thí nghiệm từ 0,66 - 0,68%.trong đó công thức đối chứng là thấp nhất ở Phỏng Lái, tương đương với ô phân Sông Gianh, Bình Điền, Quế Lâm ở Chiềng Pha.Sau thí nghiệm hàm lượng Kali tổng số tăng lên từ 0,68 - 0,74%, trong đó công thức NTT có hàm lượng cao nhất, thứ 2 là Sông Gianh, tiếp đến là Quế Lâm và Bình Điền tương đương nhau ở cả 2 địa điểm thí nghiệm; so sánh độ chênh lệch trước và sau thí nghiệm ta thấy: Tại Phỏng Lái, công thức NTT và Sông Gianh tăng tương đương nhau, công thức đối chứng và Bình Điền tương đương nhau, Quế Lâm thấp nhất; Tại Chiềng Pha thì NTT và Sông Gianh tương đương nhau, các công thức còn lại tương đương đối chứng. Như vậy hiệu quả tăng hàm lượng của Kali tổng số của phân Sông Gianh và NTT là cao nhất và tương đương nhau.