Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất chè Shan tại huyện Thuận Châu
Việc bón phân chắc chắn làm tăng năng suất chè nhưng lượng và loại phân khác nhau lại cho năng suất khác nhau. Nghiên cứu ảnh hưởng của mỗi loại phân hữu cơ vi sinh đến năng suất rất có ý nghĩa trong việc khuyến cáo chọn loại phân cho bà con nông dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất chè
Công thức
Mật độ búp (búp/m2)
Khối lượng búp (g/búp)
NSTT (tấn/ha/lứa)
PL CP PL CP PL CP
Đ/C 1020,09d 1006,22c 0,48c 0,42d 2,06c 2,08d
Phân Sông Gianh 1031,11b 1014,40bc 0,50b 0,48b 2,90b 2,87b
Phân NTT 1036,44a 1030,76a 0,54a 0,50a 3,13a 3,07a
Phân Quế Lâm 1024,71c 1017,96b 0,50b 0,47c 2,90b 2,80bc
Phân Bình Điền 1029,33b 1022,58ab 0,51b 0,49ab 2,83b 2,73c
P <0,01 <0,05 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01
LSD0,05 3,19 10,63 0,0127 0,014 0,23 0,13
CV% 0,16 0,55 1,33 1,52 4,33 2,47
Ghi chú: PL: Phỏng Lái; CP: Chiềng Pha; NSTT: Năng suất thực thu.
Qua bảng 3.4 cho thấy việc bón phân hữu cơ vi sinh ảnh hưởng có ý nghĩa đến các chỉ tiêu: Mật độ búp, Khối lượng búp, NSLT, NSTT.
Mật độ búp của các công thức thí nghiệm dao động từ 1006,22 - 1030,76 búp/m2 tại xã Chiềng Pha và từ 1020,09 - 1036,44 búp/m2 tại xã Phỏng Lái.
Các công thức phân bón đều có giá trị cao hơn đối chứng, trong đó công thức phân NTT có mật độ búp cao nhất (1030,76 - 1036,44 búp/m2) ở cả hai địa điểm nghiên cứu. Tại Phỏng Lái mật độ búp của công thức phân Sông Gianh và Bình Điền tương đương nhau thấp hơn công thức NTT và cao hơn công thức Quế Lâm và đối chứng ở mức tin cậy 99%. Tại Chiềng Pha các công thức phân bón có mật độ búp sai khác nhau có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.
Cũng theo Ma Thị Phương (2010) thì mật độ búp chè LDP1 tăng cao hơn khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
bón 10 tấn NTT so với chỉ bón thêm phân chuồng. Như vậy có thể thấy kết quả của đề tài thêm khẳng đỉnh ưu thế của phân NTT đối với cây chè.
Khối lượng búp của các công thức thí nghiệm dao động từ 0,48 - 0,54 g/búp tại Phỏng Lái và từ 0,42 - 0,5 g/búp tại Chiềng Pha. Khi bổ sung phân hữu cơ vi sinh thì giá trị khối lượng búp cao hơn là không bổ sung (đối chứng). Trong đó công thức phân NTT có khối lượng búp cao nhất (0,5 - 0,54 g/búp) mức tin cậy 99%. Kết quả này khẳng định thêm những nghiên cứu về ảnh hưởng của phân NTT đến việc tăng khối lượng búp tương tự như kết quả của Ma Thị Thúy Phương trên các giống chè khác khi sử dụng phân NTT làm tăng hối lượng búp chè (2010).
NSTT của các công thức phân bón ở 2 địa điểm thí nghiệm đạt từ 2.,06 - 3,13 tấn/ha, trong đó công thức phân NTT có giá trị năng suất cao nhất (3,13 và 3,03 tấn/ha), công thức đối chứng có năng suất thấp nhất ở mức tin cậy 99%.
Tại Phỏng Lái NSTT của công thức Sông Gianh, Bình Điền, Quế Lâm tương đương nhau. Tại Chiềng Pha NSTT của công thức Quế Lâm có giá trị trung gian giữa 2 công thức Sông Gianh và Bình Điền. Cũng theo Ma Thị Thúy Phương (2010) thì bón phân NTT cho năng suất cao nhất so với các công thức phân bón khác.
Như vậy có thể thấy việc bón phân hữu cơ vi sinh rất có ý nghĩa trong tăng năng suất, khối lượng búp và mật độ búp chè.Trong đó phân NTT là phân có ưu thế nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Hình 3.4. Diễn biến tăng mật độ búp
Qua hình 3.4 ta thấy mật độ búp của các công thức thí nghiệm ở cả 2 điểm nghiên cứu đều có chiều hướng tăng từ tháng 5 - tháng 7/2016. Trong đó công thức NTT có tốc độ tăng cao nhất, vượt trội hơn 3 công thức còn lại, công thức đối chứng tăng thấp nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Hình 3.5. Diễn biến tăng khối lượng búp
Qua hình 3.5 ta thấy khối lượng búp tại Phỏng Lái nhìn chung có chiều hướng cao hơn khối lượng búp tại Chiềng Pha. Khối lương búp tăng dần qua mỗi lần đo.