Đặc điểm, nhiệm vụ quản lý liên kết đào tạo của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý LIÊN kết đào tạo của TRƯỜNG CAO ĐẲNG sư PHẠM hà GIANG (Trang 23 - 27)

1.2.1. Đặc điểm liên kết đào tạo của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang Nhà trường thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội; huy động tiềm năng của các trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương.

Tạo cơ hội học tập cho nhiều người trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng và xã hội hoá giáo dục.

Khoảng cách địa lý giũa nhà trường, các đơn vị liên kết, nơi học viên sinh sống và làm việc xa, giao thông khó khăn, học viên đa dạng về dân tộc, thời gian học chủ yếu vào dịp hè, số lượng sinh viên/ lóp đông, giáo trình thư viện thiếu;

học tập trung theo định kỳ: 2 tháng/kỳ; 2 kỳ /năm.

Kế hoạch phụ thuộc hoàn toàn vào đơn vị chủ trì đào tạo, là trường sư phạm nhưng có liên kết đào tạo các ngành kỹ thuật, kinh tế, tài chính; một số ngành trong một lớp học viên không đồng đều về trình độ ( THPT, TCCN, CĐ...)

Học viên đi học phần lớn là do cơ quan đơn vị xét, cử đi học không xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cá nhân. Một số ngành liên kết, trường liên kết do các sở, ban ngành xây dựng đề án, đơn vị cấp trên chỉ định, giao nhiệm vụ liên kết đào tạo, tuyển sinh đầu vào thiếu sự cạnh tranh, chọn lựa.

Trong liên kết đào tạo nhà trường thực hiện đúng các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo (trích điều 7, chương 1 - quyết định về liên kết đào tạo ngày 23/08/2008 của Bộ trưởng bộ GD - ĐT)

Đối với đơn vị chủ trì đào tạo: Có văn bản cho phép mở ngành đào tạo đối với ngành dự định liên kết; Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chỉ tiêu đào tạo; Đảm bảo yêu cầu về đội ngũ giảng viên (giáo viên), cán bộ quản lý, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy theo quy định, phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học

Đối với đơn vị phối hợp đào tạo: Xác định nhu cầu đào tạo về: Số lượng, ngành nghề và trình độ đào tạo; Xác định được địa điểm đặt lớp: Đối với các khóa liên kết đào tạo cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, địa điểm đặt lớp phải là các trường, các Trung tâm GDTX cấp tỉnh, huyện. Đối với các khóa liên kết đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng địa điểm đặt phải là các trường, các Trung tâm GDTX cấp huyện. Đảm bảo yêu

cầu về cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để phục vụ dạy học, thực hành, thực tập, đảm bảo môi trường sư phạm, có đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học.

* Vai trò liên kết đào tạo của nhà trường với địa phương

Liên kết đào tạo mở ra cơ hội lớn cho một bộ phận cán bộ, công nhân, viên chức, nhiều người ở vùng sâu, vùng xa, người bận làm việc, không có thời gian có cơ hội được học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức khoa học, kỹ thuật ngay tại tỉnh

Liên kết đào tạo thúc đẩy công cuộc xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện cho mọi người, mọi nơi cùng đóng góp sức người, sức của, trí tuệ tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục chung của toàn tỉnh.

Liên kết đào tạo góp phần nâng cao dân trí, đặc biệt với vùng miền xa xôi, rút ngắn khoảng cách xã hội, tạo ra mặt bằng dân trí, tạo nên nguồn lực cán bộ khoa học tại chỗ phục vụ cho địa phương, cho các ngành, có thể đáp ứng nhu cầu lao động trong giai doạn kinh tế thị trường, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng và xã hội hoá giáo dục.

Rèn luyện cho người học có kỹ năng làm việc độc lập với tài liệu, kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề, kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua trao đổi, thảo luận - kỹ năng hợp tác ... Đây cũng là những kỹ năng sống quan trọng giúp người học vừa tự tin vào năng lực của bản thân, vừa tăng khả năng hoà nhập với cộng đồng.

Bất cứ mối liên kết đào tạo nào cũng cần thiết phải tổ chức bộ máy quản lý chặt chẽ đáp ứng được yêu cầu của đào tạo. Vì vậy liên kết đào tạo phải đáp ứng được các nội dung cơ bản. Việc phối hợp phải đồng bộ, thống nhất, bình đẳng, trên cơ sở hợp đồng liên kết đào tạo. Công tác đào tạo là một quá trình, diễn ra trong một quy trình và qua nhiều giai đoạn, vì vậy giữa đơn vị chủ trì đào tạo và đơn vị phối hợp đào tạo phải liên kết chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, phân công trách nhiệm rõ ràng qua các khâu và được thể hiện

những nội dung chính trên hợp đồng đào tạo để có cơ sở kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện hợp đồng khi kết thúc quá trình đào tạo.

1.2.2. Nhiệm vụ quản lý liên kết đào tạo của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang

Nhận thức sâu sắc vị trí và vai trò của sự nghiệp giáo dục đối với sự phát triển của đất nước. Quán triệt tư tưởng xã hội hoá giáo dục được định hướng từ các Nghị quyết Đại hội Đảng. Với vai trò là đơn vị chủ trì đào tạo và đơn vị phối hợp đào tạo, trong những năm qua đặc biệt giai đoạn 2009- 2013 trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang đã và đang liên kết với các cơ sở giáo dục trong ngoài tỉnh đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương, tổ chức học tập, nâng cao trình độ cho các cá nhân và tổ chức cơ quan trên trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng và xã hội hoá giáo dục.

* Với vai trò là đơn vị chủ trì đào tạo

Trường CĐSP Hà Giang Quản lý, xây dựng chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo phù hợp với năng lực đào tạo của đơn vị mình, các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình, đánh giá công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp cho người học; thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước về thu học phí, lệ phí; chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của các lớp liên kết; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn đặt lớp về tất cả các hoạt động liên kết đào tạo. Cụ thể:

Quản lý, tổ chức tuyển sinh: Thông báo công khai và đầy đủ các thông tin về kỳ tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng về: số lượng, đối tượng, vùng tuyển, hình thức, lệ phí, địa điểm, lịch và những thông tin có liên quan như: ngành nghề, thời gian, hình thức, học phí, tiền mua tài liệu và các phí bảo hiểm. Tổ chức tuyển sinh theo các quy định hiện hành về công tác tuyển sinh đối với từng trình độ đào tạo.

Quản lý, tổ chức đào tạo, gồm: Xây dựng, quản lý kế hoạch, chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo; đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo

(đội ngũ giảng viên hoặc giáo viên, cán bộ quản lý, giáo trình, tài liệu, các thiết bị phục vụ dạy học); lập kế hoạch thực hiện, phân công giảng dạy, đánh giá, công nhận kết quả học tập và rèn luyện, cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Quản lý người học trong suốt quá trình đào tạo theo các quy định hiện hành, đảm bảo quyền lợi học tập chính đáng cho người học.

* Là đơn vị phối hợp đào tạo

Phụ trách quản lý điều kiện về cơ sở vật chất: phòng học, máy móc, thiết bị, học liệu, cơ sở thực hành; việc ăn, nghỉ cho người dạy và người học;

Quản lý, theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nền nếp dạy-học đối với các lớp liên kết đặt tại cơ sở mình và phản ảnh kịp thời với đơn vị chủ trì đào tạo những biểu hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh;

Quản lý người học theo quy chế hiện hành, đảm bảo y tế, an ninh, vệ sinh và môi trường sư phạm

Quá trình quản lý liên kết đào tạo có sự kết hợp giữa đơn vị chủ trì đào tạo là các trưởng tổ chức quá trình đào tạo bao gồm: Tuyển sinh, thực hiện chương trình, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp và đơn vị phối hợp đào tạo là chủ thể trực tiếp tham gia liên kết đào tạo với vai trò hợp tác, hỗ trợ các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý LIÊN kết đào tạo của TRƯỜNG CAO ĐẲNG sư PHẠM hà GIANG (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w