Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG, BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA
3.2. Biện pháp quản lý liên kết đào tạo của Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, quản lý liên kết đào tạo ở chương 1, cùng với việc phân tích thực trạng quản lý liên kết của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang ở chương 2, căn cứ vào khả năng của nhà trường, Tác giả mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động liên kết của trường CĐSP Hà Giang như sau:
3.2.1. Kế hoạch hóa chương trình, kế hoạch liên kết đào tạo
* Mục đích của biện pháp
Kế hoạch là khâu đầu tiên, là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Đây là một trong những chức năng quan trọng, bởi lẽ, kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai.
Quản lý chặt chẽ tuyển sinh, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo sẽ giúp cho nhà trường xác định phải làm gì, làm như thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm. Việc làm kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của nhà trường tới tương lai.
Một kế hoạch cụ thể, chi tiết sẽ giúp nhà trường chiến thắng để đạt đến sự thành công, tạo ra những tác động mạnh mẽ bất ngờ trong công tác liên kết đào tạo của nhà trường
* Nội dung biện pháp
Phối hợp với cơ quan, ban, ngành ở địa phương để nắm được công tác quy hoạch của cán bộ: Về số lượng, cơ cấu, biên chế, trình độ, phương hướng sử dụng cán bộ để có kế hoạch chụ thể chi tiết, trao đổi công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm của các bên liên kết để xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo.
Điều tra chất lượng và nhu cầu đào tạo lao động, với những lứa tuổi, trình độ, ngành nghề khác nhau, tập trung chủ yếu vào các ngành nghề là thế mạnh của địa phương như nông nghiệp, công nghiệp…có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động để thu thập thông tin …qua đó hiểu được đặc điểm công việc
của từng ngành, điều kiện sống, trình độ lao động, nhu cầu học tập của người lao động, là cơ sở để xây dựng kế hoạch.
Tổ chức những buổi gặp gỡ giao lưu, trao đổi với học viên các lớp, những cơ quan, những đơn vị có sử dụng lao động. Từ đó sẽ có những tư liệu cần thiết về hiệu quả của các lớp liên kết đào.
Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc, xác định nội dung công việc, các bước, công đoạn, tính đến địa điểm, không gian thực hiện, nguồn lực thực hiện , thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, thời gian điều chỉnh thực hiện kế hoạch.
Phân công cụ thể cho các bộ phận phụ trách theo đúng chức năng, nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát, trao đổi, báo cáo tiến độ, lưu trữ thông tin.
Đơn vị chủ trì đào tạo và phối hợp đào tạo trao đổi thống nhất, khi tuyển sinh, xây dựng kế hoạch chương trình cần tính tới yếu tố người học, người dạy, cơ sở vật chất thiết bị, các yếu tố khác tác động đến quá trình đào tạo như giảng đường, phòng thực hành, thiết bị hỗ trợ, và tình hình địa phương cũng như đơn vị có học viên theo học.
* Cách thức tiến hành biện pháp
Để đảm bảo tính nguyên tắc, thống nhất, khả thi, khách quan và coi trọng các phương pháp đặc trưng của công tác dự báo, trước khi tuyển sinh, tiến hành các bước xây dựng kế hoạch, chương trình liên kết đào tạo, phải nghiên cứu những yếu tố thực tiễn tác động đến vấn đề đang nghiên cứu:
Điều kiện kinh tế - xã hội: Tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu ngành, số dân, cơ cấu dân số, lực lượng lao động, chất lượng lao động, chất lượng cuộc sống…
Chính sách phát triển kinh tế - xã hội: Định hướng phát triển kinh tế,các ngành,chính sách sử dụng đào tạo nguồn nhân lực…
Địa bàn khảo sát, điều tra: Tập trung vào những khu vực đông dân, kinh tế xã hội có điều kiện phát triển, những vùng có thế mạnh đặc trưng….
Đối tượng khảo sát, điều tra: Chủ yếu là nguồn nhân lực có trình độ nhất định, lực lượng lao động, cán bộ, công nhân viên có nhu cầu học tập, học sinh đang học tại các trường phổ thông.
Ngành, nghề khảo sát, điều tra: Trước hết tập trung vào các ngành nghề là thế mạnh của địa phương như nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ.
Thời gian khảo sát, điều tra: Nên tiến hành khảo sát từ cuối năm trước tứ đó sẽ là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo.
Giao cho các phòng, khoa chức năng xây chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, căn cứ vào kế hoạch của các đơn vị liên kết, tổng hợp xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo của nhà trường.
Bám sát vào các văn bản chỉ đạo, quy định, quy chế, nội dung, chương trình đào tạo và kế hoạch hoạt động của các đơn vị nơi có học viên theo học, đảm bảo về thời gian.
Khi có kết quả xử lý số liệu tiến hành đánh giá kết quả khảo sát, điều tra, từ đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo các lớp liên kết đào tạo.
3.2.2. Quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên
* Mục đích của biện pháp
Góp phần ổn định, duy trì quá trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội trong giai đoạn trước mắt, đồng thời đón đầu sự tiến bộ của kinh tế - xã hội.
Trong thực tế như đã nêu ở chương 2 việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học viên còn nhiều bất cập, chưa thật sự chặt chẽ. Do đó việc phối hợp quản lý hoạt động này trong công tác liên kết đào tạo là hết sức cần thiết.
Đó chính là vấn đề để nhà trường phát triển, đạt tới chất lượng tổng thể bền vững.
* Nội dung của biện pháp
Quản lý hoạt động dạy, học là nhiệm vụ chung của đơn vị chủ trì đào tạo và đơn vị phối hợp đào tạo.
Quản lý hoạt động giảng dạy được dựa trên kế hoạch, nội dung, chương trình đã ban hành, vì vậy phải thường xuyên theo dõi giám sát bảng phân công giảng dạy, giờ ra vào lớp, số tiết, số học phần, thời gian thực hiện theo kế hoạch và phiếu báo giảng, xác nhận cho giảng viên đối với giảng viên liên kết đào tạo với vai trò là đơn vị phối hợp đào tạo. Phân công giảng dạy, lịch giảng dạy, phiếu báo giảng, hồ sơ, giáo án, bài giảng đối với giảng viên của nhà trường với vai trò nhà trường là đơn vị chủ trì đào tạo, phối hợp với đơn vị liên kết để cùng quản lý.
Quản lý hoạt động học tập dựa trên quản lý thời gian ra vào lớp, thời gian tham dự học phần, môn học, thái độ học tập, tinh thần xây dựng tập thể. Phần lớn học viên theo học với hình thức liên kết đều là người giàu nghị lực có tinh thần tự học, tuy nhiên quỹ thời gian dành cho học tập rất eo hẹp. Vì vậy, quản lý quá trình học tập của học viên, nhất là đảm bảo thời gian học là quan trọng và cần thiết.
* Cách thức tiến hành của biện pháp.
- Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên:
Theo dõi kiểm tra kế hoạch, nội dung, chương trình, thông tin về giảng viên trước khi bắt đầu môn học. Nhà trường giao cho phòng Đào tạo quản lý khoa học trực tiếp theo dõi, kiểm tra giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Với vai trò phối hợp đào tạo: Khi giảng viên liên kết đến giảng dạy phải trình, nộp phiếu báo giảng cho phòng Đào tạo quản lý khoa học, trên phiếu ghi đầy đủ về họ tên, đơn vị, lớp giảng dạy, số tiết, nội dung, chương trình và thời gian giảng dạy, cán bộ phụ trách kiểm tra đối chiếu với kế hoạch.
Trước khi giảng viên lên lớp phòng Đào tạo quản lý khoa học có nhiệm vụ trao đổi, thống nhất những nội quy của nhà trường quy định về thời gian cho mỗi buổi học. Sau mỗi buổi học giảng viện phải xác nhận nội dung vào sổ lên lớp hàng ngày của nhà trường. Do đặc trưng của hình thức học nên nhiều khi giảng viên lỏng lẻo về mặt thời gian nhất là các giờ thực hành, tự học. Vì vậy,
cần thống nhất tinh thần giảng dạy với giảng viên để giúp học viên tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, tránh lãng phí thời gian, cắt xén chương trình. Do đó trong quá trình quản lý phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, trao đổi thường xuyên giữa phòng Đào tạo quản lý khoa học, giáo viên chủ nhiệm lớp, giảng viên, ban cán sự lớp để nếu có những bất cập cần phải điều chỉnh trong những buổi học tiếp theo.
Với vai trò là đơn vị chủ trì đào tạo: Căn cứ vào kế hoạch, nội dung, chương trình để cử giảng viên đi giảng dạy, giao phiếu báo giảng (phiếu báo giảng ghi đầy đủ về họ tên, đơn vị, lớp giảng dạy, số tiết, nội dung, chương trình và thời gian giảng dạy), cung cấp thông tin đơn vị, địa chỉ đến giảng dạy, thu phiếu báo giảng, lưu hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, giáo án… Thường xuyên trao đổi với đơn vị phối hợp đào tạo.
Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giảng viên với học viên, giữa giảng viên với cán bộ, giáo viên trong trường. Tránh tình trạng giảng viên lên giảng dạy coi đó chỉ là một đợt công tác, không liên quan đến đội ngũ của đơn vị, giảng dạy xong là hoàn thành trách nhiệm. Nếu tạo được mối quan hệ thân thiện sẽ là một trong những yếu tố nâng cao hiệu quả đào tạo, tạo uy tín ngày càng cao đối với cả đơn vị chủ trì đào tạo và phối hợp đào tạo, cũng như cá nhân mỗi cán bộ giảng viên.
Sau mỗi đợt học tổ chức cho học viên lấy ý kiến nhận xét về công tác giảng dạy của giảng viên (việc thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm,…) cùng với ý kiến của giáo viên chủ nhiệm, phòng ĐT-QLKH, lãnh đạo quản lý của nhà trường. Những ý kiến đó thông tin 2 chiều trong công tác quản lý.
- Quản lý hoạt động học tập của sinh viên:
Hình thức liên kết đào tạo của nhà trường chủ yếu là đào tạo vừa làm – vừa học nên việc tự học, tự nghiên cứu chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy, trong quản lý hoạt động học tập của học viên phải xây dựng được quá trình tự đào tạo, làm
cho học viên có khả năng thích nghi và tự biến đổi, tự nâng cao trình độ, phẩm chất nghề nghiệp trong suốt thời gian học cũng như sau khi ra trường.
Trước mỗi khóa học tổ chức cho học viên học tập, cam kết thực hiện tốt quy chế đào tạo.
Nhà trường giao cho phòng Tổ chức, chính trị và công tác học sinh – sinh viên quản lý trực tiếp người học, phối hợp với các khoa, giáo viên chủ nhiệm, phòng ĐT-QLKH quản lý người học
Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp, thành lập ban cán sự lớp giúp cho công tác quản lý hoạt động học tập được khách quan, chính xác hiệu quả, cần lập sơ đồ chỗ ngồi cho người học, có dán ảnh để thuận tiện cho giảng viên và công tác quản lý. Người học luôn được đảm bảo quyền lợi, nhà trường nên tổ chức các hoạt động bổ trợ như thể thao, văn nghệ để tạo không khí, khích lệ động viên, giảm bớt căng thẳng cho người học.
Thường xuyên kiểm tra việc tham gia học tập của học viên, giờ ra vào lớp, thời gian tham gia số học phần đảm bảo đủ số buổi học theo quy định, học viên tham dự học không đủ theo quy định không cho thi hết môn. Xử lý nghiêm khắc những trường hợp học hộ, thi hộ để đảm bảo sự công bằng trong đào tạo.
Học viên học tập không nghiêm túc, không chấp hành nội quy, quy chế thông báo đến cơ quan nơi học viên công tác. Lập sổ chủ nhiệm, nội dung trong sổ có lý lịch vắn tắt trích ngang của từng học viên, ảnh, để thuận tiện theo dõi và giám sát.
Đối với những học viên trong quá trình thực hành, thưc tập, nhà trường thường xuyên liên lạc với cơ sở để nắm bắt tình hình thực tế của học viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và sau đào tạo.
Trong công tác quản lý lớp cần tạo ra và duy trì tính tự giác học tập của học viên.Trước hết là hình thành phương pháp tự học và đổi mới phương pháp tự học cho bản thân. Sau đó tích cực tham gia vào công tác quản lý, tạo môi trường tự quản trong lớp học, trường học.
Cuối mỗi kì học tổ chức cho lớp học bình xét ý thức học tập của từng cá nhân. Đề xuất khen thưởng những học viên có thành tích trong học tập.
3.2.3. Chỉ đạo công tác chủ nhiệm của các lớp liên kết đào tạo
* Mục đích của biện pháp
Phát huy vai trò công tác chủ nhiệm lớp, làm tốt công tác chủ nhiệm chính là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong thực tế như đã nêu ở chương 2 việc quản lý công tác chủ nhiệm còn chưa tốt, chưa thật sự chặt chẽ, do đó quản lý tốt, công tác chủ nhiệm lớp trong liên kết đào tạo là hết sức cần thiết. Đó chính là vấn đề để đạt tới chất lượng tổng thể bền vững, đem lại kết quả cao trong quá trình đào tạo.
* Nội dung biện pháp
Quản lý công tác chủ nhiệm là nhiệm vụ chủ yếu do đơn vị phối hợp đào tạo phụ trách, việc chuẩn bị kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đánh giá kế hoạch chủ nhiệm lớp, việc theo dõi, kiểm tra, giám sát tốt sẽ giúp cho công tác chủ nhiệm đạt kết quả cao góp phần vào chất lượng kết quả đào tạo.
Người giáo viên chủ nhiệm cần sát sao, gần gũi hơn với học viên, duy trì đảm bảo việc sinh hoạt lớp, nắm bắt tình hình của học viên, của lớp, giải quyết những vướng mắc lịp thời nếu có
Nhà trường phân công cụ thể các lớp cho từng khoa, giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban phụ trách, cán bộ theo dõi, kiểm tra, giám sát, lựa chọn giáo viên, có năng lực, uy tín giữ vai trò chủ nhiệm
Ban hành hệ thống sổ, biểu bảng mẫu thống nhất, duy trì chế độ báo cáo thường xuyên, tổ chức lấy ý kiến từ người học và giảng viên giảng dạy về công việc của người giáo viên chủ nhiệm, kiểm tra đột xuất, định kỳ, họp triển khai và rút kinh nghiệm.
* Cách thức tiến hành biện pháp
Theo dõi kiểm tra, giám sát thường xuyên, duy trì việc đánh giá lấy ý kiến phản hồi từ giảng viên và học viên
Lập sổ chủ nhiệm lớp, trong đó thể hiện sơ lược lý lịch của học viên:
Ảnh, họ và tên, ngày tháng năm sinh, lĩnh vực công tác, đơn vị công tác, hoàn cảnh gia đình, địa chỉ thường trú, số điện thoại…
Yêu cầu các khoa thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, của lớp, phân công giảng viên có năng lực phụ trách công tác chủ nhiệm, giáo viên xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, lập hồ sơ của lớp theo mẫu chung, có kế hoạch hoạt động theo dõi kiểm tra cụ thể.
Thiết lập mối quan hệ thông tin giữa nhà trường và đơn vị có học viên đi học, nhà trường với nơi học viên cư trú, cùng phối hợp quản lý học viên, đảm bảo quyền lợi cho học viên, đồng thời yêu cầu học viên nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế học tập, sinh hoạt.
3.2.4. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động liên kết đào tạo
* Mục đích của biện pháp
Cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dùng dạy học là một trong những thành tố không thể thiếu để tổ chức quá trình đào tạo. Trong đó phương tiện, thiết bị có vai trò tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp giảng viên và học viên thực hiện có hiệu quả hơn trong quá trình đào tạo. Vì vậy trong quản lý hoạt động liên kết đào tạo không thể thiếu nội dung quản lý tốt có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị.
* Nội dung của biện pháp
Từng bước nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường chỉ đáp ứng nhu cầu đào tạo ở mức trung bình, chưa