Thực trạng liên kết đào tạo và quản lý liên kết đào tạo của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý LIÊN kết đào tạo của TRƯỜNG CAO ĐẲNG sư PHẠM hà GIANG (Trang 42 - 58)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

2.2. Thực trạng liên kết đào tạo và quản lý liên kết đào tạo của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang

2.2.1. Thực trạng liên kết đào tạo của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang

Với sự quan tâm của cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương và các trường Cao đẳng, Đại học, cũng như tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường, những năm qua nhà trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ liên kết đào tạo. Tuy nhiên trong thời gian đầu thực hiện nhiệm vụ, số lượng ngành, trường liên kết còn hạn chế, số học viên ít, những năm gần đây công tác liên kết đào tạo của nhà trường đã được đẩy mạnh, trong liên kết đào tạo trường CĐSP Hà giang giữ vai trò là đơn vị phối hợp đào tạo nhưng đồng thời cũng giữ vai trò là đơn vị chủ trì đào tạo.

* Với vai trò là đơn vị chủ trì đào tạo:

Hằng năm nhà trường xây dựng kế hoạch, xây dựng chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo phù hợp với năng lực đào tạo của đơn vị mình, các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình, đánh giá công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp cho người học; cụ thể:

Thứ nhất: Công tác tổ chức tuyển sinh: Trường CĐSP Hà Giang có văn bản thông báo công khai và đầy đủ các thông tin về kỳ tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng về: số lượng, đối tượng, vùng tuyển, hình thức, lệ phí, địa điểm, lịch và những thông tin có liên quan như: ngành nghề, thời gian, hình thức, học phí, tiền mua tài liệu và các phí bảo hiểm. Tổ chức tuyển sinh theo các quy định hiện hành. Tuy nhiên việc khảo sát thường là đơn vị phối hợp, chính là trung tâm giáo dục thường xuyên tại các huyện, do ít có điều kiện tham gia đào tạo chuyên nghiệp nên còn nhiều lúng túng, làm việc chậm so với kế hoạch.

Thứ hai: Về tổ chức đào tạo: Căn cứ từng ngành học trường CĐSP Hà Giang xây dựng, quản lý kế hoạch, chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo;

đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; lập kế hoạch thực hiện, phân công giảng dạy cụ thể đến giảng viên, phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lục, đánh giá, công nhận kết quả học tập và rèn luyện, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định.

Thứ ba: Về quản lý người học: Do cơ sở phối hợp đào tạo và giảng viên giảng dạy phụ trách, qua đó nhà trường thấy trung tâm đã phối hợp với nhà trường đảm bảo quyền lợi học tập chính đáng cho người học, có đầy đủ hồ sơ học viên, thông tin cá nhân, sơ yếu lý lịch trích nganh. thông tin thường xuyên được trao đổi.

* Với vai trò là đơn vị phối hợp đào tạo

Trường CĐSP Hà Giang thực đã thực hiện đúng nhiệm vụ, cụ thể:

Thứ nhất: Khảo sát nhu cầu, tuyển sinh: Khảo sát nhu cầu, tham mưu, trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt, và tìm nguồn liên kết, tổ chức tuyển sinh được tiến hành với quy tình chặt chẽ từ khâu thu nhận hồ sơ, tổ chức ôn tập, coi thi, các thủ tục nhập học, tuy nhiên việc khảo sát nhu cầu cũng chưa triệt để, kịp thời, dẫn đến một số ngành tuyển không đủ chỉ tiêu. Tuyển sinh giữa các khối ngành có sự chênh lệch lớn về số lượng, chủ yếu là các ngành sư phạm, chưa chú trọng đến các ngành kinh tế, công nghiệp, kỹ thuật, xã hội.

Thứ hai: Đảm bảo cơ bản về cơ sở vật chất như: phòng học, máy móc, thiết bị, học liệu, cơ sở thực hành; việc ăn, nghỉ cho người dạy và người học, tuy nhiên vẫn hạn chế về phòng học chuyên ngành ( Như các ngành Âm nhạc, Mỹ thuật, phòng thực hành, sân chơi, bãi tập, phòng thí nghiệm).

Thứ ba: Cử bộ phận chuyên trách theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, kết hợp xây dựng, ban hành kế hoạch đào tạo, thông báo đến người học và cơ quan có học viên học tập, nền nếp dạy-học, được ghi chép

vào sổ theo dõi, kiểm tra, xác nhận phiếu báo giảng, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, tuy nhiên nhiều lúc triển khai chậm, học viên không nắm được kế hoạch, lịch học, kế hoạch đưa ra bất cập so với thực tế của địa phương, vẫn tồn tại hiện tượng giảng viên tự dồn lớp dậy ghép, lên chậm về sớm so với kế hoạch, rút ngắn thời lượng học, tự thỏa thuận với lớp đổi lịch học, giảng viên tự thỏa thuận đổi lịch dạy, không báo cáo lại cho bộ phận phụ trách, học viên ra vào muộn, nghỉ học không báo cáo, nhờ người học hộ.

Thứ tư: Giao cho giáo viên chủ nhiệm, tổ thanh tra, kết hợp các khoa theo dõi kiểm tra người học đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của người học, lập hồ sơ học viên, thông tin cá nhân, sơ yếu lý lịch trích ngang, sổ ảnh, sổ chủ nhiệm, sổ theo dõi kết quả học tập. Tuy nhiên giáo viên chưa sát sao, còn cả nể, một số thờ ơ, giao phó cho ban cán sự lớp, không nắm bắt thông tin, không báo cáo theo định kỳ, sổ sách thiếu, chậm.

Từ 2009 đến 2013 nhà trường đã liên kết đào tạo trình độ đại học với 11 trường đại học: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm 2, Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên; Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW; Đại học Sư thể dục thể thao Hà Nội; Đại học kinh tế; Học viện tài chính; Đại học khoa học - Đại học Thái Nguyên; Đại học công nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên; Đại học kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên; Đại học Nội vụ. Số lượng ngành: 23 ngành; Số học viên là: 3.995 học viên; trong đó các khối ngành sư phạm là: 3.282 học viên; Ngành ngoài sư phạm là: 713 học viên.

Liên kết trình độ cao đẳng với 03 trung tâm Giáo dục thường xuyên:

Trung tâm giáo giáo dục thường xuyên huyện Yên Minh, Bắc Quang, Hoàng Su Phì với số lượng học viên: 988 học viên

Các lớp liên kết đào tạo theo hình thức tập trung chính quy, tại chức, vừa làm - vừa học. Tùy thuộc vào từng cơ sở chủ trì đào tạo và từng ngành

đào tạo, nhu cầu và thực tế, hình thức tổ chức đào tạo khá linh hoạt: Học tập trung, học định kỳ 2 tháng / kỳ, 2 kỳ/ năm; học vào thời gian hè.

* Dưới đây là các bảng thống kê về đơn vị liên kết, ngành liên kết, số lượng học viên, ngành đã và đang học

Bảng 2.2: Bảng thống kê số lượng đơn vị liên kết và học viên (Học viên liên kết đào tạo từ 2009 đến tháng 12/2013)

STT ĐƠN VỊ LIÊN KẾT NGÀNH LIÊN KẾT

SỐ HỌC VIÊN

1 Trường ĐHSP Hà Nội Sư phạm : Toán, Văn, Tin,

Công tác xã hội 228

2 Trường Đại học Sư phạm 2

Sư phạm: Toán, Văn, sinh, Lý, Hóa; Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non

1525

3 Trường ĐHSP Thái Nguyên - ĐH Thái Nguyên

Giáo dục tiểu học, Giáo dục

mầm non; Sư phạm: Địa, Sử 985 4 Đại học Sư phạm Thể dục

Thể thao Hà Nội Giáo dục thể chất 189

5 Đại học Kinh tế Kinh tế phát triển 74

6 Học viện tài chính Tài chính doanh nghiệp

Tài chính công 193

7 Đại học Sư phạm nghệ thuật TW Sư phạm Mỹ thuật

Sư phạm Âm nhạc 463

8 Đại học Khoa học Xã hội –

ĐH Thái Nguyên Công tác xã hội 94

9 Đại học Công nghệ Thông

tin – ĐH Thái Nguyên Công nghệ thông tin 67

10 Đại học Kỹ thuật Công

nghiệp – ĐH Thái Nguyên Hệ thống điện 72

11 Cao đẳng Nội vụ Văn thư – Lưu trữ 105 12 Trung Tâm GDTX Huyện

Yên Minh

Giáo dục Tiểu học

Giáo dục Mầm non 250

13 Trung Tâm GDTX Huyện Hoàng Su Phì

Giáo dục Tiểu học Giáo dục

Mầm non 365

14 Trung Tâm GDTX Huyện Bắc Quang

Giáo dục Tiểu học

Giáo dục Mầm non 373

Tổng 4983 (Nguồn: Báo cáo phòng ĐT-QLKH; Phòng Tổ chức CT, Công tác HS-SV)

Bảng 2.3: Bảng thống kê số lượng các ngành đào tạo (Học viên liên kết đào tạo từ 2009 đến tháng 12/2013)

TT NGÀNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

SỐ HỌC VIÊN

1 Sư phạm Văn Đại học 284

2 Sư phạm Toán học Đại học 382

3 Giáo dục Tiểu học Đại học 631

4 Giáo dục Mầm non Đại học 648

5 Sư phạm Hóa Đại học 242

6 Sư phạm Sinh Đại học 163

7 Sư phạm Địa lý Đại học 187

8 Sư phạm Lịch sử Đại học 105

9 Sư phạm Mỹ thuật Đại học 218

10 Sư phạm Âm nhạc Đại học 189

11 Sư phạm Tin Đại học 44

12 Giáo dục Thể chất Đại học 189

13 Công nghệ thông tin Đại học 67

14 Quản lý Tài chính công Đại học 96

15 Tài chính Doanh nghiệp Đại học 97

16 Công tác xã hội Đại học 146

17 Quản lý văn hóa Đại học 56

18 Hệ thống Điện Đại học 72

19 Kinh tế phát triển Đại học 74

20 Văn thư Lưu trữ Đại học 105

21 Giáo dục Tiểu học Cao đẳng 549

22 Giáo dục Mầm non Cao đẳng 439

Tổng 4983

(Nguồn: Báo cáo phòng ĐT-QLKH và Phòng Tổ chức CT, Công tác HS-SV) Bảng 2.4. Bảng thống kê số lượng khối ngành đã đào tạo và đang đào

tạo (Học viên liên kết đào tạo từ 2009 đến tháng 12/2013)

TT KHỐI NGÀNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

S HC VN ĐÃ TT NGHIỆP CHƯA TT NGHIỆP HC VN ĐÃ ĐI LÀM HC VN CHƯA CÓ VIỆCLÀM

1 Khối các ngành SP Đại học,

Cao đẳng 4270 3459 811 4230 40

2 Khối các ngành KT Đại học 267 0 267 227 40

3 Khối các ngành Công

nghệ, Kỹ thuật Đại học 139 0 139 119 20

4 Khối các ngành xã hội Đại học 307 0 307 206 101

Tổng 4983 3459 1524 4782 201

(Nguồn: Báo cáo phòng ĐT-QLKH và Phòng Tổ chức CT, Công tác HS-SV) Qua số liệu thống kê cho thấy liên kết đào tạo tập trung chủ yếu vào khối các ngành sư phạm, các ngành khác chưa được phát huy. Học viên cán bộ công chức chiếm tỷ lệ khoảng 95%, điều đó phản ánh công tác xã hội hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh, xu hướng học thường xuyên, học suốt đời chưa được cộng đồng quan tâm, phần lớn độ tuổi của học viên là 20 đến 40, học viên học tập vì nhu cầu công tác. Vì vậy nhà trường cần phải quan tâm, tham mưu, đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

Cùng với sự lớn mạnh về số lượng học viên nhà trường chú ý đến việc phối hợp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng phối hợp với các đơn vị chủ trì đào tạo và đơn vị liên kết đào tạo.

Từ phân phân tích thực trạng liên liên kết đào tạo như trên đánh giá như sau:

Liên kết tạo cơ hội học tập thuận lợi cho những người ít thời gian, những người ở vùng sâu, vùng xa, giúp họ chủ động giành lấy kiến thức với sự trợ giúp của các tài liệu, học liệu, sự hướng dẫn giải đáp của giảng viên.

Rèn luyện cho người học có kỹ năng làm việc độc lập với tài liệu, kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề, kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua trao đổi, thảo luận - kỹ năng hợp tác ... Đây cũng là những kỹ năng sống quan trọng giúp người học vừa tự tin vào năng lực của bản thân, vừa tăng khả năng hoà nhập với cộng đồng.

Tạo nguồn nguồn nhân lực cho địa phương, nâng cao tay nghề, nhận thức cho người học, giúp người học đạt trình độ chuẩn, mở rộng các quan hệ hợp tác, người học vừa tham gia công việc vừa cập nhật kiến thức, tiếp thu những kiến thức khoa học, kỹ thuật, nâng cao dân trí cho một bộ phận không nhỏ ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên do thời gian học tập trung liên tục, thậm chí học dồn nên gây cho học viên trạng thái tâm lý căng thẳng do làm việc quá sức; áp lực công việc, áp lực của các quy định đào tạo ... làm cho học viên phải gồng mình lên để học (tâm lý không thoải mái), một số học viên sẽ tìm cách đối phó, phát sinh các hiện tượng tiêu cực trong học tập, trong thi cử: Học hộ, thi hộ, mua bán điểm dưới nhiều hình thức ...

Phương pháp giảng dạy của các thầy, cô chưa thực sự đổi mới - Chủ yếu là Thầy đọc – Trò chép. Là phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều, ít phát huy tính tích cực của người học.

Giảng viên phải đi giảng dạy ở nhiều nơi nên kế hoạch thường bị thay đổi, do khoảng cách địa lý xa so với các trường liên kết, tài liệu học tập cho

sinh viên - học viên thiếu, thiếu phòng học chuyên ngành, một số ngành tuyển sinh không mang tính liên tục.

Qua nghiên cứu thực trạng liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang, khẳng định:

Với vai trò là đơn vị phối hợp đào tạo nhà trường đã liên kết với 11 trường đại học với 20 ngành nghề khác nhau; Trong đó trình độ đại học 23 ngành. Số học viên là: 3.995 học viên; trong đó các khối ngành sư phạm là:

3.282 học viên; Ngành ngoài sư phạm là: 713 học viên.

Với vai trò là đơn vị chủ trì đào tạo nhà trường đã liên kết với 03 trung tâm Giáo dục thường xuyên trong tỉnh đào tạo 02 ngành nghề, với số lượng học viên là 988 học viên.

Kế hoạch đào tạo đảm bảo, tổ chức linh hoạt, tạo cơ hội học tập thuận lợi tối đa cho những người học, người học phát huy được tính tích, chủ động giành lấy kiến thức với sự trợ giúp của các tài liệu, học liệu, sự hướng dẫn giải đáp của giảng viên. Người học có kỹ năng làm việc độc lập với tài liệu, kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề, kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua trao đổi, thảo luận, kỹ năng hợp tác, tăng khả năng hoà nhập với cộng đồng.

Kết quả đào tạo đã được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả rõ rệt, tạo điều kiện ổn định và phát triển vững chắc, được thể hiện trong nhận thức, phương thức và hiệu quả hoạt động.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, liên kết đào tạo của trường Cao đẳng Sư Phạm Hà Giang vẫn còn gặp không ít khó khăn, trở ngại như ở một số cán bộ, giáo viên, sinh viên – học viên chưa thực sự nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của liên kết đào tạo, coi hoạt động hiện liên kết đào tạo chỉ là chuẩn hóa bằng cấp, mang tính đối phó, nên thờ ơ và cho rằng nhiệm vụ đào tạo là công việc của một bộ phận được giao nhiệm vụ trực tiếp hoặc của đơn vị chủ trì liên kết đào tạo.

2.3.2. Thực trạng quản lý liên kết đào tạo của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang

Quản lý liên kết đào tạo là sự phối hợp quản lý giữa đơn vị chủ trì đào tạo và đơn vị phối hợp đào tạo nhằm đạt được mục tiêu đào tạo. Đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch và phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị trong trường

Bảng 2.4 Sơ đồ quản lý và vai trò liên kết đào tạo

Trong quản lý liên kết đào tạo trường CĐSP Hà Giang đã thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình, bên cạnh đó vẫn còn nhưng hạn chế, tồn tại dẫn đến công tác quản lý chưa thực sự đạt kết quả cao, điều này được cụ thể thực tế các nội dung quản lý.

* Quản lý tuyển sinh, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo

Nhận thức rõ tuyển sinh, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo là một khâu quan trọng, vì vậy trong công tác quản lý Trường CĐSP Hà Giang đã giao trực tiếp công tác này cho phòng ĐT-QLKH tham mưu, đề xuất cũng như thực hiện các công việc, thực tế việc quản lý công tác này chưa thực sự được tốt biểu hiện cụ thể ở các mặt sau:

Thứ nhất: Phối hợp với các tổ chức xã hội, cơ quan, sở, ban, ngành để nắm được công tác quy hoạch của cán bộ: Về số lượng, cơ cấu, biên chế, trình độ,

Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp

UBND Tỉnh

Trường CĐSP Hà Giang Sở GD&ĐT

phương hướng sử dụng cán bộ…để từ đó xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình liên kết đào tạo của đơn vị, đồng thời đề xuất với địa phương phương án đào tạo nhân lực, đã thực hiện nhưng chưa chủ động, chưa sát sao, chặt chẽ.

Thứ hai: Điều tra chất lượng và nhu cầu đào tạo lao động tại địa phương các tổ chức xã hội, cơ quan, sở, ban, ngành, khu dân cư, với những lứa tuổi, trình độ, ngành nghề khác nhau, tập trung chủ yếu vào các ngành nghề là thế mạnh của địa phương như giáo dục, kinh tế, xã hội…việc này chưa có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động để thu thập thông tin, qua đó chưa nắm bắt và hiểu được đặc điểm công việc của từng ngành, điều kiện sống, trình độ lao động, nhu cầu học tập của người lao động, là cơ sở để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo phù hợp sát thực hơn.

Thứ ba: Tổ chức những buổi gặp gỡ giao lưu, trao đổi với học viên, những cơ quan, đơn vị có sử dụng lao động là học viên đào tạo liên kết của nhà trường. Từ đó sẽ có những tư liệu cần thiết về hiệu quả của các lớp liên kết đào tạo để điều chỉnh, bổ sung xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo và cũng là cơ hội để thông báo tới các đối tượng người học khác có yêu cầu, nhà trường chưa thực sự chú trọng và giám sát chặt chẽ đến công tác này.

Để làm rõ hơn về thực trạng, tác giả tiến hành khảo sát 180 người, trong đó: 120 học viên đang theo học, 60 cán bộ, giáo viên của nhà trường, các đơn vị liên kết, cơ quan có người học với nội dung 2 mẫu phiếu.

Mẫu phiếu 1: Thực trạng quản lý liên kết đào tạo của trường CĐSP Hà Giang với nội dung: Công tác kế hoạch hóa chương trình, kế hoạch liên kết đào tạo còn bị động, chưa sát sao, phiếu được thiết kế ở 4 mức độ: Không đồng ý, chưa thật đúng, đúng, rất đúng. Kết quả khảo sát cho thấy 81,7% học viên và 81,7% cán bộ chọn mức độ đúng.

Mẫu phiếu 2: Thực trạng biện pháp quản lý liên kết đào tạo của trường CĐSP Hà Giang với nội dung: Công tác kế hoạch hóa chương trình, kế hoạch

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý LIÊN kết đào tạo của TRƯỜNG CAO ĐẲNG sư PHẠM hà GIANG (Trang 42 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w