Những ưu điểm và hạn chế quản lý liên kết đào tạo của Trường Cao đẳng sư phạm Hà Giang

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý LIÊN kết đào tạo của TRƯỜNG CAO ĐẲNG sư PHẠM hà GIANG (Trang 58 - 63)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

2.3. Những ưu điểm và hạn chế quản lý liên kết đào tạo của Trường Cao đẳng sư phạm Hà Giang

2.3.1. Những ưu điểm chính

Được sự đồng thuận của Ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm giúp đỡ của bộ giáo dục, lãnh đạo tỉnh, sở, các đơn vị liên kết, các cơ quan, đơn vị có học viên theo học, các đơn vị trong trường đã chủ động thực hiện nhiệm vụ

trong công việc của mình. Mọi nhiệm vụ được phân công cụ thể rõ ràng thuận tiện trong việc liên hệ và thực hiện công việc, sự phối hợp nhịp nhàng của 2 bên liên kết, sự nhiệt tình của các phòng chức năng và cán bộ giáo viên, sự ham học hỏi của học viên.

Công tác quản lý kế hoạch hóa chương trình, kế hoạch liên kết đào tạo cần phải phối hợp với các tổ chức xã hội, cơ quan, sở, ban, ngành để nắm được công tác quy hoạch của cán bộ: Về số lượng, cơ cấu, biên chế, trình độ, phương hướng sử dụng cán bộ…để từ đó xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình liên kết đào tạo của đơn vị, đồng thời đề xuất với địa phương phương án đào tạo nhân lực, có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động để thu thập thông tin, công tác quản lý tuyển sinh xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo đã đạt kết quả

Quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên, học tập của học viên được thực hiện theo trình tự, thực hiện tương đối tốt, hầu hết các giảng viên thực hiện đúng theo kế hoạch, có trách nhiệm. Quản lý hoạt động học của học viên, các bộ phận được giao nhiệm vụ nhìn chung đã thực hiện tốt công việc của mình từ việc ban hành lịch, kế hoạch học tập, thông báo tập trung học, phổ biến nội quy, quy chế đến việc sinh hoạt lớp, theo dõi, kiểm tra giám sát, từng buổi học, môn học, đợt học.

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp đã thực hiện tốt và phát huy vai trò công tác chủ nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đánh giá kế hoạch chủ nhiệm lớp, việc theo dõi, kiểm tra, giám sát.

Quản lý cơ sở vật chất- trang thiết bị dạy, học đã chú trọng đến công tác này, căn cứ vào kế hoạch của từng năm, từng khóa, từng ngành để xây dựng kế hoạch, mua, bổ xung, chuẩn bị phục vụ cho dạy, học, lập hồ sơ, sổ sách theo dõi, thường xuyên kiểm tra, bổ xung, sửa chũa kịp thời, cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học. Nơi ăn nghỉ của giảng viên, phòng nghỉ, phòng học chuẩn bị chu đáo, đáp ứng yêu cầu, đảm bảo vệ sinh, môi trường xung quanh.

Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo: Tiến hành kiểm tra đánh giá khách quan, nghiêm túc, đúng cách, đúng hướng, thực hiện đánh giá về các mặt: Giảng dạy, giờ lên lớp, việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra giờ giảng dạy, giờ ra vào lớp của giảng viên, đánh giá về học tập, thời gian theo học, đánh giá kết quả học tập ra đề, tổ chức thi, chấm thi, kiểm tra, xét kết quả thi, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đúng theo quy định, công tác này được phối hợp khá nhịp nhàng, nghiêm túc

Quản lý công tác xã hội hóa liên kết đào tạo: Tổ chức vận động và tổ chức cho nhân dân tham gia rộng rãi vào sự nghiệp DG&ĐT. Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục và đào tạo, mở rộng cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia, huy động cộng đồng cùng tham gia vào hoạt động liên kết đào tạo. Phối hợp các tổ chức trong đơn vị trong địa bàn tỉnh liên kết đào tạo và đào tạo các ngành trình độ cao đẳng, đại học, đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân địa phương trong tỉnh để nắm rõ chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo và nhu cầu tiếp tục đào tạo, hiểu rõ lực lượng lao động và nhu cầu đào tao, công tác quy hoạch cán bộ UBND tỉnh, sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở liên kết đánh giá cao, là đơn vị tiên phong trong tỉnh về liên kết đào tạo

Kết quả liên kết đào tạo đã được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả rõ rệt, tạo điều kiện ổn định và phát triển vững chắc. Quản lý liên kết đào tạo đã được thể hiện trong nhận thức, phương thức và hiệu quả .

2.3.2. Những hạn chế, bất cập

Học viên ở rải rác các huyện, đi lại khó khăn, thông tin liên liệc lạc khó, một số cá nhân chưa tận tình, thiếu tính xây dựng, cả nể, giảng viên ở xa, hình thức vừa làm – vừa học, đội ngũ quản lý chưa thực sự sát sao, một số bộ

phận nhỏ giáo viên chủ nhiệm chưa sát sao, sự tác nghiệp giữa các đơn vị nhà trường với nhau và với các đơn vị liên kết chưa cao.

Chương trình học của học viên còn nặng do tiếp cận gần với chương trình chính quy, nhiều học viên do năng lực trình độ hạn chế nên không theo kịp.

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý liên kết đào tạo của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang, khẳng định:

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, quản lý liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng Sư Phạm Hà Giang vẫn còn gặp không ít khó khăn, trở ngại như ở một số bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên, học viên chưa thực sự nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của liên kết đào tạo, các đơn vị chưa có sự kết hợp chặt chẽ; biểu hiện cụ thể:

Quản lý kế hoạch hóa chương trình, kế hoạch liên kết đào tạo chưa chưa thực sự đạt kết quả tốt, việc quản lý công tác này của trường CĐSP Hà Giang chưa thực sự sát sao, chặt chẽ

Quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên, học tập của học viên:

Chưa thường xuyên lấy ý kiến của giảng viên và học viên sau khi kết thúc môn học, vẫn còn một số giảng viên thực hiện chưa thật nghiêm túc biểu hiện ở việc vào muộn, ra sớm, dạy chưa đủ số tiết theo kế hoạch, có giảng viên dạy dồn lớp với những lớp không cùng khối ngành đào tạo, phương pháp theo lối truyền thống, thầy đọc trò ghi chép, dễ dãi với học viên hay nghỉ học cho rằng do học viên vừa phải đi làm vừa phải đi học. Cuối mỗi kỳ học chưa tổ chức họp lớp đánh giá, lấy ý kiến trực tiếp từ người học về việc thực hiện quy chế của từng học viên, đôi lúc sẩy ra tình trạng học hộ, điểm danh hộ, học không đủ số tiết môn học.

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp một số giáo viên chủ nhiệm chưa nhiệt tình, chưa bám sát lớp, chưa nắm rõ thông tin, tình hình của lớp, chưa bám sát, giao cho ban cán sự lớp tự quản, tự hoạt động, thiếu sự gần gũi, quan tâm đến học viên

Quản lý cơ sở vật chất- trang thiết bị dạy, học còn tồn tại nhiều bất cập, do bộ phận phụ trách không sát sao, thiếu cán bộ chuyên môn, cán bộ làm việc thiếu tính khoa học, còn cả nể, phòng học chuyên ngành, cơ sở thực hành chưa thực sự tốt, thiết bị còn hay hỏng, chưa sửa chữa kịp thời.

Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo: Chưa đánh giá thường xuyên, chưa lấy ý kiến của người học, giảng viên, cơ quan đơn vị có người đi học, cơ quan đơn vị tuyển dụng người học.

Quản lý công tác xã hội hóa liên kết đào tạo: Chưa thực hiện thường xuyên việc nắm rõ chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo và nhu cầu tiếp tục đào tạo, hiểu rõ lực lượng lao động và nhu cầu đào tao, công tác quy hoạch cán bộ, việc tổ chức tuyên truyền trong hoạt động dân cư, nâng cao hiểu biết về vai trò, nhiệm vụ của trường Cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân

*

* *

Chương 2 đã nêu những nét khái quát cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội và sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo của tỉnh Hà Giang, sơ lược đôi nét về trường CĐSP Hà Giang, đánh giá thực trạng liên kết và quản lý hoạt động liên kết của trường CĐSP Hà Giang. Qua phân tích số liệu khảo sát thấy được những mặt mạnh, mặt yếu, trong các biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo của nhà trường. Trong những năm qua nhà trường đã liên kết với các cơ sở giáo dục, nâng cao năng lực, đáp ứng cơ bản nhu cầu nguồn nhân lực theo xu hướng hội nhập và phát triển. Tuy nhiên chất lượng đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế vì đối tượng tham gia học tập này rất đa dạng, do thời gian, công việc, tuổi tác, điều kiện, người học, học chỉ mang tính hình thức, không phát huy được trình độ học, những đối tượng học viên mới tốt nghiệp THPT tham gia học tập sau khi tốt nghiệp khả năng tìm việc làm khó. Quy chế phối hợp

liên kết đào tạo vẫn còn nhiều bất cập. Nhưng vẫn khẳng định rằng việc phối hợp liên kết đào tạo vẫn đang phát huy thế mạnh của mình trong điều kiện nước ta hiện nay, đặc biệt điều kiện kinh tế xã hội ở Tỉnh Hà Giang đội ngũ cán bộ có trình độ còn thiếu thì loại hình này là nhiệm vụ quan trọng nên cần được đẩy mạnh. Nhận ra xu thế phát triển đó như là một trọng trách của mình, trường CĐSP Hà Giang đang nỗ lực cố gắng tự đổi mới trong cơ chế cho phép để loại hình đào tạo này ngày càng phát triển, hiệu quả từ đó tìm ra những yếu tố làm hạn chế hoạt động liên kết đào tạo của nhà trường trong thời gian qua, đặt ra những vấn đề mới trong công tác chỉ đạo, tổ chức quản lý, điều hành, thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo của nhà trường, khắc phục những hạn chế, phát huy những điểm mạnh để trong thời gian tới quản lý hoạt động liên kết đào tạo của nhà trường được tốt hơn, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý LIÊN kết đào tạo của TRƯỜNG CAO ĐẲNG sư PHẠM hà GIANG (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w