Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
2.1. Khái quát tình hình giáo dục của Trường Cao đẳng sư phạm Hà Giang
2.1.1. Khái quát chung
Hà Giang là một tỉnh miền núi, nằm ở cực Bắc của tổ quốc, diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, dân số trên 68 vạn người, với 22 dân tộc cùng sinh sống đan sen với nhau ở 10 huyện lỵ và 1 thị xã, 195 xã, phường, thị trấn, chủ yếu là các dân tộc thiểu số: Dân tộc Mông chiếm 31,5%, dân tộc Tày chiếm 26,2%, dân tộc giao Dao chiếm 15,4%, dân tộc Kinh chiếm 11%... Hà Giang là một trong những tỉnh nghèo và khó khăn nhất của cả nước, Điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của Hà Giang còn rất nhiều khó khăn, Chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp và trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Cơ sở hạ tầng thấp kém, mức sống trung bình của nhân dân thấp. Hà Giang hiện có 132/195 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (xã vùng 135), nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Giang luôn đoàn kết, thống nhất, khắc phục khó khăn, xây Dựng Hà Giang ngày càng phát triển.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Hà Giang, trong 66 năm qua, nhân dân các dân tộc Hà Giang đã anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm và các thế lực phản động, bảo vệ biên giới của Tổ quốc, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, kiên cường chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, nghèo nàn để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trong những năm đổi mới của đất nước theo hướng
"Công nghiệp hoá, hiện đâị hóa" Hà Giang đã và đang được quan tâm đầu tư khai thác, phát huy các thế mạnh công, nông nghiệp và dịch vụ ... Đặc biệt coi trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và coi đó
là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi công cuộc xoá đói giảm nghèo, xây dựng Hà Giang trở thành một tỉnh giàu mạnh.
* Vị trí, vai trò của Trường CĐSP Hà Giang
Trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) Hà Giang, tiền thân là Trường Trung học sư phạm 7+3 Hà Giang thành lập năm 1969. Sau nhiều lần chuyển mục tiêu đào tạo, thay đổi tên gọi, năm 2000 Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang. Trường có chức năng đào tạo, liên kết đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng liên thông với đại học, trung cấp chuyên nghiệp liên thông cao đẳng ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực (trong đó chủ yếu là đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ giáo dục ở bậc học mầm non, bậc học phổ thông (trung học cơ sở, tiểu học) phục vụ cho nhu cầu phát triển KT- XH địa phương, làm cơ sở cho việc HỌC TẬP SUỐT ĐỜI của con em đồng bào các dân tộc Hà Giang.
* Nhiệm vụ, chức năng của Trường CĐSP Hà Giang
Xây dựng trường trở thành trường Cao đẳng địa phương với mục tiêu đào tạo và liên kết đào tạo các ngành nghề, loại hình, trình độ để đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ ngành giáo dục và một số ngành khác của tỉnh Hà Giang. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo (tập trung, không tập trung, đào tạo từ xa...) nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của tỉnh Hà Giang đủ về số lượng, cơ cấu, đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn và nhân lực một số ngành ngoài sư phạm phục vụ ở các lĩnh vực văn hoá-xã hội của tỉnh Hà Giang và trong khu vực. Bám sát thực tiễn xây dựng kế hoạch đào tạo một cách khoa học để thực hiện việc đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo, đào tạo hai văn bằng, đào tạo liên thông trình độ cao đẳng lên đại học. Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Giáo dục&Đào tạo, của tỉnh nhằm huy động các nguồn lực tài chính đầu tư cho việc đào tạo đội ngũ giảng viên, giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo. Nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên đáp ứng nhiệm vụ của nhà trường và địa phương trong tình hình mới.
* Cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang - Cơ cấu tổ chức
Ban giám hiệu: Hiệu trưởng và 03 Phó hiệu trưởng
03 Phòng chức năng: Phòng đào tạo quản lý khoa học: Phòng tổ chức chính trị & Công tác học sinh - sinh viên: Phòng hành chính quản trị
03 khoa : Khoa Trung học cơ sở; Khoa Tiểu học; Khoa Mầm non 02 tổ: Tổ bộ môn chung; Tổ tài vụ
01 ban quản lý ký túc xá
- Các tổ chức chính trị: Nhà trường có 01 Đảng bộ hiện có 92 đảng, 7 Chi bộ trực thuộc; Công đoàn trường với 7 công đoàn trực thuộc; Đoàn thanh niên; Hội sinh viên; Hội cựu chiến binh; Hội khuyến học; Ban nữ công
- Đội ngũ giảng viên và cán bộ: Tổng số giảng viên và cán bộ :145 cán bộ, trong đó Giảng viên trực tiếp giảng dạy 123 tốt nghiệp từ đại học trở lên trong đó: Thạc sỹ 50, nghiên cứu sinh 05; đang theo học thạc sỹ 18.
- Cơ sở vật chất
Tổng diện tích mặt bằng: 4,2 ha; Diện tích nhà làm việc: 960 m2/48;
Diện tích phòng hoc: 1.188 m2/22; Diện tích phòng đọc + thư viện: 126 m2; Diện tích cơ sở hỗ trợ học tập (KLF): 542 m2; Diện tích các phòng thí nghiệm: 378 m2; Diện tích nhà KTX (2 nhà): 1.700 m2.
Nhà làm việc: Khu nhà hiệu bộ: 02 nhà làm việc, 03 tầng, gồm 28 phòng: Khu nhà giảng đường: 02 nhà 4 tầng, gồm 30 phòng học: Nhà giảng đường 200 chỗ ngồi
Trang thiết bị dạy hoc: Phòng học tiếng 60 Capin: 02 phòng tin hoc với 60 bộ máy: 05 phòng thí nghiệm thực hành: Hóa, sinh, lý, thực hành dinh dưỡng cho trẻ, thực hành kỹ thuật công nghiệp
Thư viện, phòng đọc: trên 5000 đầu sách với số lượng trên 30.000 cuốn, phòng đọc trên 300 chỗ ngồi.
2.1.2. Tình hình giáo dục của tỉnh và trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang
Sự nghiệp giáo dục tỉnh Hà Giang luôn gắn liền với sự nghiệp đấu tranh cách mạng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trải qua nhiều bước thăng trầm khác nhau của lịch sử đất nước nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng, đến nay ngành Giáo dục Hà Giang đã có một nền tảng tương đối vững chắc với sự phát triển đầy đủ và đồng bộ các ngành học, bậc học. Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng khang trang, đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng được củng cố và chuẩn hoá về số lượng và chất lượng.
- Công tác xã hội hoá giáo dục
Công tác "xã hội hoá giáo dục" được đẩy mạnh. Năm 1999 Hà Giang đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học.
Năm 2007 Bộ GD&ĐT ra Quyết định công nhận tỉnh Hà Giang đạt chuẩn Quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào thời điểm tháng 12 năm 2007.
Tính đến năm học 2010 - 2011, 100% số xã trong tỉnh đã có trường mầm non, trường Tiểu học, trường THCS hoặc PTCS; 11/11 huyện, thành phố có trường Phổ thông Dân tộc nội trú. 100% số huyện, thành phố có trường THPT
Sau khi tỉnh Hà Giang được tái lập, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND và các cấp uỷ, chính quyền địa phương, Sở GD - ĐT đã ra các văn bản chỉ đạo toàn Ngành tiếp tục thực hiện đổi mới, ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng GD - ĐT theo tinh thần Nghị quyết TW 4 (khóa VII);
Nghị quyết TW2 (khóa XIII), Nghị quyết TW2 ( khóa IX); Nghị quyết Đại hội X, XI của Đảng, và các Nghị quyết Đại hội XI, XII, XIII, XIV, XV của Đảng bộ tỉnh Hà Giang; Vì vậy các cấp học bắt đầu ổn định và có sự chuyển dần về số lượng và chất lượng. Kết quả tiêu biểu đã đạt được của ngành Giáo
dục & Đào tạo tỉnh Hà Giang có những chuyển biến sâu sắc cả về số lượng và chất lượng, đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và qúa trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung.
- Công tác giáo dục đào tạo
Tính từ 1991đến năm 2011 tỉnh đã đào tạo giáo viên các ngành học trình độ trung cấp và cao đẳng được 15.698 giáo viên (Mầm non 4.837 người; Tiểu học 5.294 người; THCS 4.446 người; THPT 1.112 người); Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp được được 8.696 người; đào tạo trình độ đại học (ngoài ngành sư phạm) được 782 người; Đào tạo cử tuyển, trình độ Đại học theo hình thức liên kết với các trường Đại học được 1.218 người ( theo số liệu sở giáo dục & ĐT tỉnh)
- Công tác liên kết đào tạo
Hiện nay vấn đề liên kết đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên được ngành chú trọng thực hiện. Số giáo viên, cán bộ tham gia học các lớp đại học tại chức, vừa làm vừa học tính đến năm 2013 là 8.827 người, số giáo viên đang đào tạo sau Đại học là 180 người.
- Công tác quản lý giáo dục
Công tác quản lý dạy và học được toàn ngành chú trọng; Việc phân cấp quản lý giáo dục được đẩy mạnh. Từ khi tăng cường quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong tuyển dụng giáo viên, sử dụng ngân sách, tổ chức quy trình giáo dục, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, thực hiện chương trình, sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của từng vùng miền, công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh trong quản lý ngành; vì vậy mà công tác giảng dạy và học tập có bước chuyển biến mới;
Các cấp học, bậc học và ngành học đều phát triển về số lượng, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp năm sau cao hơn năm trước; Giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi, học sinh đạt giải quốc gia.
Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục từng bước được nâng lên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao; Quy mô
trường lớp được mở rộng; cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục được tăng cường, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của hoạt động dạy và học.
- Công tác thanh tra giáo dục
Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường theo hướng tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm của ngành, tác động tốt đến việc thực hiện đúng các quy chế chuyên môn và phát hiện, sử lý kịp thời những sai phạm, tiêu cực trong công tác thi cử, công tác quản lý ở cơ sở.
Bình quân mỗi năm ngành GD-ĐT đã có từ 30 đến 35 cuộc thanh tra các loại (trong đó: thanh tra toàn diện và thanh tra chuyên đề từ 10 đến 15 cuộc: bình quân mỗi năm thanh tra được từ 60 đến 75 trường học các cấp). Từ 10 đến 12 cuộc thanh tra các kỳ thi theo quy chế quy định. Còn lại là các cuộc thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền với phương châm là không để đơn thư tồn đọng.
- Công tác đào tạo - bồi dưỡng giáo viên các cấp trong những năm qua đã từng bước góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ giáo viên toàn ngành, đáp ứng yêu cầu " Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện" cho sự nghiệp GD-ĐT tỉnh nhà.
Trường CĐSP Hà Giang là một cơ sở giáo dục bậc cao đẳng, đại học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Sở giáo dục & Đào tạo Tỉnh Hà Giang, đồng thời chịu sự quản lý của UBND Tỉnh Hà Giang, Bộ GD-ĐT về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chính sách phát triển giáo dục, tiêu chuẩn giảng viên, mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; tuyển sinh, tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng; thanh tra giáo dục.
* Những thành tựu quan trọng đạt được của nhà trường
Kể từ khi thành lập đến năm 2013, Trường CĐSP Hà Giang đã, đang đào tạo và liên kết đào tạo chính quy trên 4.000 giáo viên, cán bộ trình độ đại
học, cao đẳng, trên 6.000 giáo viên, nhân viên kỹ thuật trình độ trung cấp chuyên nghiệp, gần 6.000 liên kết đào tạo theo hình thức vừa làm – vừa học với nhiều ngành ghề khác nhau; trong đó khối ngành ngoài sư phạm 608;
trình độ đại học trên 4.450.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, của các ngành hữu quan, của nhân dân các dân tộc tỉnh nhà. Bằng sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của lớp lớp thế hệ các nhà giáo, học viên, học sinh - sinh viên, Trường CĐSP Hà Giang đã được đón nhiều đoàn khách quốc tế, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh đến thăm. Trường đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1979, hạng Nhì năm 1995 và hạng Nhất năm 2009 đây là ghi nhận của Đảng và Nhà nước về sự đóng góp to lớn của Trường CĐSP Hà Giang đối với sự nghiệp “trồng người” nói riêng, sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội trên vùng biên cương cực Bắc nói chung.
Bảng 2.1. Sơ đồ bộ máy của nhà trường
Khoa Tiểu học Phòng hành chính
BAN GIÁM HIỆU
Khoa THCS Ban QLKTX
Khoa Mầm non Phòng ĐT-QLKH Tổ tài vụ
PhòngTCCT- CT
& HS, SV